Sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi

Su-phat-trien-cua-tre-so-sinh-8-thang-tuoi-bluecare
Su-phat-trien-cua-tre-so-sinh-8-thang-tuoi-bluecare

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi tiếp tục là giai đoạn quan trọng mà ba mẹ vô cùng lưu tâm. Kỹ năng vận động tốt hơn có thể giúp trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi tạo nên nhiều “kỳ tích” trong quá trình khôn lớn. Ba mẹ hãy cùng Bluecare khám phá những điều thú vị về giai đoạn này của bé yêu nhé !

Contents

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi – Số đo tiêu chuẩn

Trẻ 8 tháng có trọng lượng tăng khoảng 300-400 g, chiều cao tăng khoảng 2 cm so với trẻ sơ sinh tháng 7.

Về cân nặng, trung bình bé gái nặng khoảng 7,9 kg; cao 68,7 cm. Chỉ số này ở bé trai lần lượt là 8,6 kg và 68,3 cm.

Sự phát triển của bé sơ sinh 8 tháng tuổi – Chế độ dinh dưỡng

8 tháng tuổi là em bé đã bước sang tháng thứ 2 ăn dặm, lúc này việc ăn dặm của con đã tương đối vào nếp.

Các bữa trong ngày cho bé 8 tháng mẹ nên nhớ

  • Cho bé 8 tháng ăn dặm ít nhất là 2 bữa chính/ngày. Nếu trẻ thể trạng tốt, mũm mĩm thì có thể ăn 3 bữa. 1 bữa ăn dặm khoảng 180-200 ml (20 g bột, 20 g chất đạm, 10 g rau xanh, 5 g dầu ăn).
  • Tiếp theo là 1 bữa phụ: 50-100 g hoa quả xay hoặc 50-100 ml nước ép trái cây nguyên chất hoặc nửa miếng phô mai.
  • Trẻ 8 tháng nên uống 4 cữ sữa, khoảng 700-800 ml sữa/ngày.

Lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn dặm cho bé 8 tháng: Giai đoạn này, trẻ có thể ăn thịt bò, thịt lợn, thịt gà, lòng đỏ trứng gà, phô mai, hầu hết các rau củ và trái cây (trừ những loại quả có tính axit cao).

Một lưu ý nữa mẹ cần nhớ, từ cuối tháng 8 mẹ tăng dần độ thô trong bữa ăn của trẻ để con bắt đầu tập nhai.

Chuối, táo, lê... là một số loại trái cây mẹ nên dùng trong bữa ăn dặm của trẻ 8 tháng.
Chuối, táo, lê… là một số loại trái cây mẹ nên dùng trong bữa ăn dặm của trẻ 8 tháng.

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi – Chăm sóc giấc ngủ

Em bé 8 tháng tuổi ngủ khoảng 13-14 tiếng/ngày. Thông thường bé sẽ ngủ một giấc dài 7-9 tiếng vào ban đêm, 2-3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Nếu đêm con quấy khóc tỉnh dậy, mẹ vỗ nhẹ nhàng ru con vào lại giấc. Mẹ hạn chế không cho trẻ ăn buổi đêm để hình thành cho con thói quen ngủ xuyên suốt đêm.

Sự phát triển của em bé sơ sinh 8 tháng tuổi – Hành vi và giao tiếp

Về hành vi của em bé 8 tháng tuổi

  • Trẻ 8 tháng biết ngồi, bò, vịn vào ghế (hoặc điểm tựa nào đó) để đứng lên.
  • Điều khiển khá tốt bàn tay và ngón tay (thả đồ vật rơi xuống, ném đồ vật, cầm thức ăn cho vào miệng).
  • Em bé 8 tháng có thể mút chân, dùng chân với lấy đồ vật.
  • Thị giác của em bé 8 tháng đã xấp xỉ với người trưởng thành. Trẻ có thể dõi theo một vật chuyển động, xác định được cách di chuyển tới nơi có đồ vật.
  • Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi có thể đứng trên đùi khi bồng bế trẻ theo tư thế đứng.
Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi đã bắt đầu biết vịn tay vào ghế, thành giường... để đứng lên.
Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi đã bắt đầu biết vịn tay vào ghế, thành giường… để đứng lên.

Về giao tiếp của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi

  • Em bé 8 tháng đã phân biệt được người lạ với người quen. Nếu với người thân, bé sẵn sàng cười đùa, cho bế thì với người lạ, em bé sẽ quay đi hoặc khóc vì sợ.
  • Trẻ 8 tháng thích quan sát và bắt chước hành vi, giọng điệu, ngôn ngữ của người lớn. Em bé liên tục bập bẹ, phát ra âm thanh “ba-ba”, “ma-ma”.
  • Em bé nghe, hiểu lời nói của người lớn. Bé 8 tháng có thể hiểu và làm theo một số mệnh lệnh đơn giản của ba mẹ. Hoặc khi được khen, bé sẽ cười, và bé khóc khi bị mắng.
  • Trẻ 8 tháng đã hiểu được từ “không” khi đòi hỏi của mình không được mẹ chấp thuận.
  • Phản ứng khóc theo “dây chuyền”, khi thấy một em bé khóc, trẻ cũng bật khóc nức nở theo. Đây là một phản xạ khởi đầu sự thấu hiểu của bé với người xung quanh.
  • Em bé 8 tháng lo sợ khi phải xa người thân. Cảm giác này xuất hiện khi trẻ phải tạm thời xa ba mẹ do ba mẹ có việc phải ra ngoài.
  • Em bé phản ứng khi nghe ba mẹ gọi tên, em bé sẽ quay đầu về phía đó và đưa tay đòi bế.

Các cột mốc phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

  • Vận động thô: Có thể ngồi mà không cần nhiều hỗ trợ.
  • Vận động tinh: Bắt đầu vỗ tay.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Phản ứng với từ ngữ quen thuộc; nhìn ba mẹ khi được gọi tên.
  • Xã hội: Chơi các trò chơi tương tác như peekaboo.

Các hoạt động thúc đẩy sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi

Hoạt động giúp trẻ 8 tháng phát triển trí não

  • Mẹ sử dụng sách, truyện có hình ảnh, màu sắc sinh động, kết hợp cho con nghe âm thanh và nhìn hình ảnh giúp trí não bé phát triển.
  • Ba mẹ dành thời gian nói chuyện với con thường xuyên, trẻ nhanh bắt chước và mau biết nói hơn.
  • Mẹ nên chọn đồ chơi thích hợp cho trẻ 8 tháng tuổi. Mẹ có thể chọn những món đồ có nút bấm và giúp bé tập cách bấm nút để nghe những tiếng động thú vị.
  • Cho bé 8 tháng chơi xếp đồ, lúc này bé đang tìm hiểu về kích thước đồ vật. Mẹ hãy cùng con cho món đồ nhỏ hơn vào một hộp đựng lớn.
  • Đưa em bé ra ngoài chơi vì giai đoạn này trẻ đã bắt đầu tò mò hơn về thế giới xung quanh.

Hoạt động giúp em bé 8 tháng phát triển vận động

  • Mẹ khuyến khích bé 8 tháng tự bốc hoặc tự xúc thức ăn. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt.
  • Ba mẹ dành thời gian chơi trò chơi với con, ví dụ như ú òa, trốn tìm, giấu đồ vật.
  • Dạy trẻ vẫy tay để nói tạm biệt, nói xin chào khi gặp ai đó…

Sự phát triển của em bé 8 tháng tuổi – Các vấn đề về sức khỏe

Hầu hết trẻ 8 tháng tuổi đã biết ngồi, bò và hoàn toàn kiểm soát phần thân trên. Nếu bé nhà mẹ chưa thể thực hiện được thì có khả năng bé thiếu canxi.

Trẻ 8 tháng tuổi dễ gặp các bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Cơ thể trẻ 8 tháng vận động không ngừng, vì vậy nhiều trẻ dễ mắc các bệnh về da như rôm sẩy do cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không được mẹ lau khô, thay quần áo kịp thời.

Trẻ 8 tháng đã bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, vì vậy bé có thể dễ bị khó chịu và các triệu chứng khác đi kèm (sưng lợi, chảy nước miếng, sốt nhẹ, biếng ăn…).

Có nên cho trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi bú đêm không?

Các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên cố gắng cai sữa đêm cho trẻ muộn nhất là khi 8-9 tháng tuổi hoặc sớm hơn nếu bé yêu đã sẵn sàng. Vì vậy, trẻ 8 tháng không nên bú đêm các mẹ nhé.

Trẻ sơ sinh 8 tháng chưa biết ngồi phải làm sao?

Sự phát triển vận động của mỗi bé là khác nhau, vì vậy nếu thấy bé 8 tháng tuổi chưa biết ngồi nhưng trẻ vẫn khỏe mạnh, biết lẫy, biết bò, chân tay vận động tốt thì mẹ đừng quá lo lắng.

Một số điều mẹ cần lưu ý khi trẻ 8 tháng chưa biết ngồi:

  • Không nên ép bé ngồi vì có thể ảnh hưởng xấu đến cột sống khi xương của trẻ chưa đủ vững.
  • Mẹ có thể quan sát các dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ như ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, ngủ trằn trọc vào ban đêm,…
  • Mẹ có thể cho bé tắm nắng giúp tổng hợp vitamin D khoảng 20 phút mỗi ngày để tăng cường hấp thu canxi.
  • Mẹ nên tập cho bé ngồi từ từ bằng cách cho trẻ ngồi dựa lưng vào mẹ hay gối tựa. Sau đó, mẹ cho bé bò trên giường và đặt đồ chơi ở cự ly gần phía trước nhằm khuyến khích trẻ với lấy.
  • Để chắc chắn về sức khoẻ của trẻ, mẹ có thể cho trẻ thăm khám ở chuyên khoa nhi và nhận lời khuyên phù hợp.

Lời khuyên dành cho ba mẹ khi chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi

Em bé 8 tháng đã bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho bé trở thành một phần trong bữa ăn của gia đình.

Ba mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ, chơi trò chơi tương tác kích thích não bé phát triển.

Ba mẹ nên bọc những cạnh, góc bàn, tủ… trong nhà dễ làm con va chạm gây nguy hiểm.

Như vậy là bé yêu của ba mẹ đã cứng cáp và thông minh hơn từng ngày rồi. Trẻ càng lớn, ba mẹ sẽ càng có nhiều nỗi băn khoăn về cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Hy vọng Bluecare đã mang tới cho ba mẹ những kiến thức thú vị và thiết thực về sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi.

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*