Siêu âm đầu dò nỗi ám ảnh kinh hoàng của các mẹ bầu

Siêu âm đầu dò là một hình thức thăm khám được thực hiện trong giai đoạn mang thai sớm của người mẹ giúp mẹ nắm bắt được tình hình phát triển của thai nhi trong bụng.

Vậy Siêu âm đầu dò là như thế nào? Siêu âm đầu dò có đau không? nếu mẹ đang thắc mắc hay chưa hiểu hết về siêu âm đầu dò thì cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Siêu âm đầu dò là như thế nào?

Siêu âm đầu dò là phương pháp sử dụng sóng âm tần cao cho tiếp xúc với âm đạo của mẹ bầu để hiển thị hình ảnh của tử cung, âm đạo và buồng trứng. Khác với việc siêu âm thành bụng, khi thực hiện siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ phải đưa thiết bị vào trong “cô bé” của mẹ bầu để sóng âm tiếp xúc với các bộ phận của cơ quan sinh sản.

Trong quá trình thực hiện siêu âm đầu dò, bác sĩ chèn một đầu dò siêu âm 2-3 inch vào ống âm đạo. Các hình ảnh chi tiết của các bộ phân bên trong sẽ được hiển thị trên hình ảnh, giúp bác sĩ xác định được những bất thường và chuẩn đoán các bệnh lý nếu có.
Siêu âm đầu dò có tác dụng thế nào?
Thiết bị siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn, do thực hiện với phụ nữ mang thai lại càng cần phải cẩn trọng để tránh gây ra các tổn thương cho tử cung và cổ tử cung hay ảnh hưởng đến thai nhi. Siêu âm đầu dò được đánh giá là cho kết quả chính xác hơn so với siêu âm thành bụng.

Những lợi ích của siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò thường được chỉ định thực hiện khi bác sỹ muốn kiểm tra những bất thường của tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, và đánh giá tình hình rụng trứng, độ dày của niêm mạc và sự phát triển của trứng ra sao,…

Siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Siêu âm được tiến hành trong giai đoạn mang thai sớm, khi phôi thai vẫn còn rất nhỏ nên không thể hiển thị hình ảnh nếu mẹ siêu âm thành bụng.

Lợi ích của siêu âm đầu dò đó là bác sỹ thấy chính xác vị trí của thai nhi nhằm phát hiện trường hợp mang thai ngoài tử cung, ngăn ngừa những biến chứng nếu thai nhi ngoài tử cung như nhiễm trùng ổ bụng hoặc vỡ ống dẫn trứng,…

Ngoài ra siêu âm đầu dò còn có tác dụng nữa là đánh giá tim thai ở thời điểm mới từ 6-8 tuần. Việc này giúp mẹ bầu nắm được tình trạng của thai nhi cũng như phát hiện sớm được những bất thường về tim thai.

Siêu âm đầu dò có gây sảy thai không?

Khi hiểu được siêu âm đầu dò là bác sỹ sẽ đưa thiết bị siêu âm qua đường âm đạo nhiều mẹ bầu cảm thấy có chút lo sợ không biết siêu âm đầu dò có gây hại cho thai nhi không cũng như siêu âm đầu dò bị chảy máu thì sao? Tuy nhiên mẹ bầu có thể yên tâm, siêu âm đầu dò không hề nguy hiểm, không gây đau đớn mà chỉ cảm thấy có chút khó chịu.

Những điều chị em không nên bỏ qua về siêu âm đầu dò | Medlatec

Đối với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi giống như nhiều mẹ vẫn lầm tưởng. Trong quá trình siêu âm, bác sỹ sẽ không đưa hẳn đầu dò vào đến cổ tử cung nên không có bất cứ tổn thương nào cho thai nhi cũng như tử cung của người mẹ.

Khi nào cần siêu âm đầu dò am dao?

Mẹ cần đi siêu âm đầu đò khi muốn thăm khám kiểm tra những bất thường ở vùng chậu, cảm thấy đau vùng xương chậu. Khi mẹ muốn kiểm tra u nang buồng trứng, u xơ tử cung, kiểm tra vị trí thích hợp để đặt vòng tránh thai,…

Bác sỹ cũng sẽ chỉ định mẹ cần siêu âm đầu dò để kiểm tra tim thai, phát hiện ra sự bất thường của tử cung, phát hiện mang thai mang tử cung,….

Mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò âm đạo không đòi hỏi mẹ phải chuẩn bị nhiều mà tùy thuộc vào sự hướng dẫn của bác sĩ và lý do mẹ siêu âm. Bàng quan của mẹ phải rỗng hoặc là căng đầy.

Bàng quan căng đầy giúp hình ảnh siêu âm các cơ quan vùng chậu rõ ràng hơn. Nếu cần làm đầy bàng quan thì mẹ sẽ được yêu cầu uống nhiều nước khoảng 30p đến 1h trước khi tiến hành siêu âm. Còn nếu mẹ siêu âm đúng thời kỳ kinh nguyệt thì cần loại bỏ tampon nếu đang sử dụng ra ngoài trước khi siêu âm.

Siêu Âm Đầu Dò Là Gì? Phát Hiện Bệnh Phụ Khoa Nào?

Siêu âm đầu dò quan trọng không kém siêu âm thành bụng mà các mẹ bầu hay thực hiện trong thai kỳ. Chính vì vậy mẹ cần sắp xếp thời gian thăm khám và tiến hành siêu âm đầu dò để biết được sự phát triển của thai nhi cũng như có biện pháp, chế độ chăm sóc sức khỏe đảm bảo thai nhi phát triển bình thường trong bụng mẹ.

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*