Lợi ích và nguy cơ của việc massage bà bầu

Mang thai là thời kỳ có sự thay đổi lớn đối với người phụ nữ. Khi cơ thể mang một mầm sống mới, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều chịu ảnh hưởng và phải thay đổi để thích nghi với thời kỳ trọng đại này. Đau nhức toàn thân đặc biệt là đau lưng là tình trạng phổ biến ở bà bầu do những thay đổi này gây ra. Liệu massage có giúp ích được gì cho các bà mẹ khi mang thai không? Massage cho người mang thai là một liệu pháp massage được thiết kế riêng cho nhu cầu của phụ nữ mang thai vậy hoạt động này có mang lại lợi ích hay gây ra nguy cơ gì cho bà bầu ko?

Lợi ích của massage trước sinh

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi cùng với quá trình lớn lên của em bé và chính điều này sẽ gây khó chịu cho bà mẹ rất nhiều. Khi bụng người mẹ phát triển lớn về phía trước, trọng tâm đặt vào phần bụng chứa bé, tư thế của cơ thể bà mẹ cũng phải thay đổi để căn chỉnh trọng tâm. Đối với rất nhiều phụ nữ, sự thay đổi trọng tâm này sẽ gây căng thẳng, tăng áp lực lên các khớp và cơ bắp, dẫn đến đau lưng, đau vùng chậu, cổ, vai hoặc đau thần kinh tọa.

Một số dây chằng trong khu vực xương chậu (dây chằng tròn) sẽ bị kéo giãn ra để phù hợp với quá trình phát triển của bé. Sự thay đổi này có thể gây ra những cơn đau ở xương chậu, cơn đau thường chỉ kéo dài trong vài giây và xảy ra khi mẹ bầu thay đổi vị trí nhưng trong những tuần cuối của thai kỳ cơn đau có thể dài hơn và liên tục hơn.

Massage trước sinh làm giảm đau rất hiệu quả vùng lưng, vùng chậu, cổ, vai hoặc những cơn đau thần kinh tọa.

Trong thai kỳ, các triệu chứng sưng, phù nề ở chân rất hay gặp. Sự tích tụ chất lỏng có xu hướng rõ rệt hơn ở mắt cá chân, chân và bàn chân của bà mẹ bởi tử cung ngày càng lớn, làm tăng gây áp lực lên các tĩnh mạch ở chân. Massage có thể giúp hỗ trợ giảm phù tại cẳng chân, bàn chân.

Được thiết kế để làm giảm sự khó chịu trong thai kỳ, massage trước sinh cũng được sử dụng để tăng tâm trạng, cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức khỏe nói chung cho bà mẹ mang thai.

Lợi ích và nguy cơ của việc massage bà bầu

Massage thai kỳ và massage điển hình khác nhau như thế nào?

Trong quá trình massage, cơ thể bà mẹ mang thai phải được đặt ở những tư thế chính xác, có sự hỗ trợ cho bụng bầu cũng như tạo được cảm giác thoải mái cho bà mẹ và cho việc phát triển của em bé. Ví dụ khi mang thai được khoảng 20 tuần, việc nằm ngửa có thể đặt trọng lượng lên vùng bụng của bạn, hạn chế lưu lượng máu. Khi massage, bà mẹ thường được đặt nằm nghiêng về một phía chứ không nằm sấp hoặc nằm ngửa. Gối, đệm có thể được sử dụng để hỗ trợ cho bụng, lưng, đầu gối và bàn chân của mẹ bầu. Ngoài ra, các bác sĩ trị liệu massage có thể yêu cầu mẹ bầu ngồi thẳng hoặc nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Các kỹ thuật massage sử dụng phổ biến trong massage thai kỳ là effleurage (liệu trình xoa bóp dài trên da), rất được ưa chuộng tại Thụy Điển. Bạn sẽ tìm thấy trong loại hình này sự nhẹ nhàng, mềm mại. Các nhà trị liệu sẽ đem đến những áp lực nhiều hơn tại các vùng nằm cách xa bụng như vai để cân bằng áp lực tổng thể như massage thông thường.

Massage nên được điều chỉnh theo thể trạng sức khỏe của từng người. Ví dụ, nếu bạn đang ốm nghén, các nhà trị liệu có thể tránh sử dụng những kỹ thuật rung lắc để hạn chế buồn nôn.

Lợi ích và nguy cơ của việc massage bà bầu

An toàn và rủi ro của massage trước sinh

Rất ít nghiên cứu tìm hiểu sâu về những rủi ro của việc xoa bóp trước khi sinh. Tuy vậy, với bất kỳ liệu pháp mới nào bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thông thường, các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên bà mẹ mang thai nên tránh sử dụng liệu pháp massage trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp, chảy máu, tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ nên tránh massage trước sinh vì chúng ta vẫn biết rất ít về rủi ro của massage thai kỳ cho những thai phụ này.

Các chuyên gia trị liệu sẽ hỏi rất kỹ bà mẹ mang thai về: tiền sử gia đình, tình trạng sức khỏe, thuốc men, dị ứng cũng như kết quả khám thai trước khi quyết định thực hiện liệu trình. Bên cạnh đó, bà mẹ mang thai cũng được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình trị liệu. Tuy nhiên, bạn cũng nhớ liên hệ kịp thời với các chuyên gia khi xảy ra bất kỳ sự khó chịu nào trong và sau quá trình trị liệu.

Các tác động của tinh dầu thường sử dụng trong xoa bóp vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và vẫn có những lo ngại về mối liên quan giữa tinh dầu và các cơn co thắt tử cung. Do vậy, tốt nhất là tránh sử dụng các loại tinh dầu trong ba tháng đầu thai kỳ và tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ nếu bạn đang cân nhắc sử dụng chúng trong những khoảng thời gian sau đó.

Cuối cùng, bạn lưu ý rằng, nếu muốn thực hiện massage trước sinh, hãy tìm đến các cơ sở massage được cấp phép với các chuyên gia được đào tạo bài bản để thực hiện các kỹ thuật đúng và tốt nhất, tránh những rủi ro ch cả mẹ bầu cũng như em bé trong bụng.

Theo Verywell

Xem thêm:

Quy trình massage bầu tại nhà

Massage bầu dưới góc nhìn của bác sĩ bệnh viện Từ Dũ

Những lợi ích vô giá của việc massage bầu và chăm sóc mẹ sau sinh hàng tuần

Lợi ích của việc massage bầu mẹ chớ bỏ qua kẻo phí

Massage chống rạn da cho mẹ bầu

Khoa học chứng minh: Chồng chăm massage cho vợ bầu, con ra đời thông minh khỏe mạnh

Hướng dẫn bố cách massage cho mẹ bầu vui khỏe

Cách giảm đau nhức cho bà bầu

bluecare
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*