Đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi là triệu chứng thường gặp. Đây là dấu hiệu bất thường hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn phát hiện và xử trí tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng bằng các biện pháp đơn giản và có thể thực hiện được tại nhà.
1. Đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi là gì?
Đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh gây nhiều lo lắng cho bà mẹ. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi có nguyên nhân là do trẻ thường nuốt rất nhiều khí từ hai quá trình bú và khóc. Trẻ khóc nhiều vì là ngôn ngữ giao tiếp duy nhất.
Mặt khác, ở trẻ dưới một tuổi, vẫn đang là giai đoạn mà hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh đang phát triển và làm quen, từ khả năng dung nạp, hấp thu cho đến bài tiết. Những tháng đầu làm quen với sữa và sự tăng lượng sữa, từ 6 tháng lại phải làm quen với chế độ ăn dặm, với sự tăng lên cả về lượng và loại thức ăn. Khí cũng sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn hay hoạt động của vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, cho bú hay cho ăn quá nhiều so với khả năng tiêu hóa cũng dẫn đến trẻ sơ sinh chướng bụng.
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy đời
Các nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi gồm:
Không tiêu hóa được các loại protein trong sữa: Khi bé bú mẹ hoặc bú bình mà thường xuyên bị đầy hơi, có thể do cơ thể bé không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Dư thừa đường lactose từ sữa mẹ: Nguyên nhân là do lượng men lactase trong cơ thể bé không đủ để tiêu hóa hết đường lactose bé dung nạp vào.
Do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ: Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, những gì mẹ ăn sẽ tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh sau này. Nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng bé cũng sẽ dễ bị đầy hơi chướng bụng. Một số thực phẩm có thể khiến trẻ sơ sinh bị chướng bụng nếu mẹ ăn nhiều gồm: Các loại đậu, bắp cải Bruxen, bắp cải, súp lơ và súp lơ xanh, yến mạch, quả bơ, đào, lê, cam, chanh, mận và mận khô…
Do dụng cụ uống sữa của trẻ không đảm bảo vệ sinh…
3. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng nên làm gì?
Đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi đôi khi là dấu hiệu của một số vấn đề về hệ tiêu hoá của trẻ. Chẳng hạn, chứng trào ngược dạ dày – thực quản không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng nôn trớ, nên đôi khi nó bị nhầm lẫn là trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Dưới đây là 3 cách để bạn có thể kiểm tra những vấn đề nghiêm trọng hơn ở con mình:
🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG🙆♀️
👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app
☎️ Hotline 0985768181
Xem chất phân của bé. Nếu bé bị táo bón hay tiêu chảy, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề về hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu có thể là phân bé thay đổi về độ lỏng – rắn hoặc màu phân, tất cả đều có thể báo hiệu là bé gặp vấn đề về tiêu hoá.
Ghi nhận cảm xúc chung của bé. Nếu bé có vẻ hài lòng trong hầu hết thời gian, nhìn chung là không có gì bất ổn với bé. Nhưng nếu bé bỏ bú hoặc khó ngủ, và bạn không thể trấn an bé, đó có thể là vấn đề nghiêm trọng hơn.
Để ý những triệu chứng khác. Các triệu chứng như sốt hoặc có máu lẫn trong phân cũng cảnh báo những vấn đề khác ngoài đầy bụng đơn thuần.
Hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu bé của bạn biểu hiện bất cứ triệu chứng nào nêu trên.
4. Xử trí đầy hơi chướng hơi ở trẻ nhũ nhi
4.1 Cho bé bú đúng tư thế
Cho trẻ bú đúng tư thế có thể hạn chế được việc trẻ nuốt phải nhiều hơi khi bú đồng nghĩa với việc giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Khi cho trẻ bú, các mẹ cần luôn chú ý giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa sẽ chảy xuống đáy dạ dày còn hơi sẽ ở bên trên dễ dàng hơn cho việc ợ hơi loại bỏ khí dư. Nếu bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú để trẻ không nuốt phải nhiều khí trong quá trình bú.
4.2 Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng
Massage là cách giảm đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi hiệu quả. Đầu tiên, các bà mẹ cần làm giảm lượng hơi trong dạ dày trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Để giúp trẻ dễ chịu hơn, bà mẹ cần massage bụng cho trẻ thường xuyên, không những trẻ thấy thoải mái mà cách này sẽ giảm được lượng hơi trong dạ dày hiệu quả. Bà mẹ nên nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.
4.3 Chườm nóng vùng bụng
Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.
4.4 Giúp bé ợ hơi
Nếu tìm từ khóa này trên mạng, đặc biệt là gõ bằng tiếng Anh, bạn sẽ có rất nhiều video về cách giúp bé ợ hơi.
Vuốt và vỗ nhẹ lưng cho bé là một biện pháp giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong quá trình bú và sau khi bé bú xong. Có 3 tư thế chính được sử dụng phổ biến nhất giúp bé ợ tiêu. Bạn hãy chọn ra một tư thế thích hợp nhất cho bé và cho cả mình nhé. Cơ chế chính là làm tách nhanh hơi hòa tan trong sữa, để ợ bớt ra ngoài (giống như khi bạn vỗ nhẹ vào chai để ra bớt khí hay rung cho bay hơi trong nước có gas vậy). Nhớ là thật nhẹ và nhịp nhàng, mỗi lần 2 đến 5 phút nhé.
Tư thế 1: Bế bé ngồi thẳng dậy
Đặt bé ngội thẳng trong lòng mẹ. Sau đó dần dần cho bé ngả người về phía trước. Đặt cả bàn tay ngang ngực bé đồng thời vỗ vỗ hoặc xoa xoa lưng bé.
Tư thế 2: Bế bé ngả vào vai mẹ
Bế bé ngả vào vai mẹ và duỗi hai tay xuống. Một tay vỗ hoặc xoa lưng bé. Một tay ôm mông bé.
Tư thế 3: Nằm úp trong lòng mẹ
Đặt bé nằm úp trong lòng mẹ, giữ bé thật chặt. Đồng thời, vỗ hoặc xoa lưng bé. Áp lực nhẹ nhàng của đùi mẹ tác động lên bụng bé sẽ giúp bé ợ tiêu. Bên cạnh đó, những động tác xoa, vỗ từ bên này sang bên khác sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt sự khó chịu.
Giúp bé tống hơi ra ngoài bằng động tác đạp chân
Giúp bé tống hơi bằng động tác đạp chân. Đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng giúp bé đạp chân như thể đang đạp xe đạp, đồng thời làm sao ép đùi vào bụng trẻ nhịp nhàng, đều đặn. Cách này có thể giúp bé thoát hơi ra ngoài cơ thể.
Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng
Massage là cách giảm đầy hơi hiệu quả. Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.
Cho bú đúng tư thế
Khi bạn cho con bú, hãy luôn giữ cho đầu bé ở cao hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ trôi xuống đáy dạ dày, còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn. Bình sữa của bé cũng nên nâng cho hơi dốc (sao cho mực sữa luôn ngập lỗ núm vú) để bé không nuốt khí vào bụng trong khi bú.
Một số biện pháp khác cũng có đề cập trong các bài khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm qua các link tài liệu tham khảo ở dưới viết rất kĩ.
Cuối cùng, CÓ THUỐC GÌ CÓ THỂ GIẢM ĐẦY BỤNG, CHƯỚNG HƠI VÀ CƠN COLIC HAY KHÔNG?
Hiện nay, trên thị trường Mỹ khắp nơi đang lưu hành một loại thuốc có nguồn gốc thảo dược có tên là COLIC CALM, không có tác dụng phụ nên rất được tin dùng. Thuốc được phản hồi rất tốt bởi nhiều phụ huynh, giảm bớt chướng bụng, giảm cơn colic. Bạn có thể xem nhiều video về colic calm gripe water này, thấy tác dụng hẳn. Nhưng dù sao quảng cáo cũng là quảng cáo. Bạn có thể mua dùng, vì đây là thuốc cho mọi độ tuổi, kể cả sơ sinh. Chỉ là không biết có bán tại Việt nam ko thôi.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare