Cách giúp trẻ sơ sinh đi ngoài khi bị táo bón

có những bé cả tuần không đi ị, mẹ đã biết về giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh 3
Nếu cha mẹ thấy con đi ngoài ra máu, phân cứng, khóc dai dẳng thì cha mẹ nên đưa con đi khám (Ảnh minh họa).

Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em, thống kê cho thấy có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm. Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên (<3 lần/ tuần) hoặc đi tiêu đau, khó khăn, có thể gây khó chịu, căng thẳng cho con và gia đình. Dưới đây Bluecare xin chia sẻ cách giúp trẻ sơ sinh đi ngoài khi bị táo bón để bé đỡ bị đau đớn, khó chịu ba mẹ và gia đình đỡ căng thẳng, các mẹ cùng tham khảo và ứng dụng cho con nhé.

Contents

Táo bón là gì?

Táo bón được định nghĩa là số lần đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần. Tiêu chí Rome định nghĩa chi tiết hơn về táo bón, người bệnh có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây:  Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần, khó khăn trong đại tiện, phân cứng, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, cảm giác đi tiêu không hết, phải dùng tay hỗ trợ trong lúc đại tiên (Ví dụ một số người bệnh phải dùng tay moi phân hay đè ép thành bụng trong lúc đại tiện).

Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể

Tại sao bị táo bón?

Khi mới sinh ra, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn có thể đi ngoài 2 – 5 lần trong ngày do sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Mặc dù vậy, trẻ sơ sinh có thể bị táo bón khi bé không thích nghi được với protein có trong sữa công thức hoặc bước vào thời kỳ tập ăn dặm với các thức ăn đặc hơn.

Một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị táo bón ở trẻ sơ sinh như:

  • Trẻ bú ít nên thiếu nước
  • Thiếu chất xơ
  • Trẻ ít vận động khiến nhu động ruột chậm lại
  • Nhịn đi đại tiện
  • Mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ ảnh hưởng đến chất lượng sữa
  • Các vấn đề về sức khỏe: Trẻ sơ sinh mắc bệnh cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh, tiểu đường, bại não… cũng có nguy cơ bị táo bón cao.

Xem chi tiết: Táo bón nguyên nhân cách phòng và điều trị

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị táo bón bao gồm:

  • Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần trong tuần
  • Phân cứng, khuôn phân to hoặc đóng thành những cục nhỏ như phân dê
  • Phân màu đất sét hoặc màu đen và có mùi hôi thối
  • Trẻ khó đi cầu, ngồi rặn rất lâu đến nỗi đỏ cả mặt
  • Khi đi qua hậu môn, phân cọ sát khiến trẻ bị đau và la khóc
  • Có thể xuất hiện những cục máu đỏ bên ngoài khuôn phân do hậu môn bị trầy xước, tổn thương khi phân đi qua.
  • Trẻ biếng ăn
  • Bụng cứng, chướng căng và hay xì hơi

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể được khắc phục bằng các phương pháp tự nhiên tại nhà. Một số ít cần dùng đến thuốc điều trị theo đơn bác sĩ.

Độ tuổi nào dễ bị táo bón lâu ngày?

Trẻ dưới 6 tháng tuổi: đây là thời điểm trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, tuy nhiên có 1 số mẹ không đủ sữa, mẹ phải đi làm sớm nên bé phải bổ sung thêm sữa ngoài. Bản chất sữa công thức có nhiều thành phần protein khác nhau mà dạ dày non nớt, chưa hoàn thiện của bé khó có thể tiêu hoá được. Cùng với đó một số sai lầm của mẹ khi pha sữa không đúng hướng dẫn sẽ khiến trẻ dùng sữa ngoài có nguy cơ bị táo bón cao. Ngoài ra chế độ ăn nhiều đạm, thiếu chất xơ, thiếu dinh dưỡng của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khiến bé có nguy cơ bị táo bón lâu ngày.

Trên 6 tháng đến dưới 1 tuổi: Lúc này trẻ đã bắt đầu chuyển sang ăn dặm, làm quen với nhiều thực phẩm và dạng thức ăn mới dễ khiến đường tiêu hóa bị rối loạn, dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, táo bón. Điều mẹ cần làm ngay là điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng phù hợp với trẻ, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày.

Từ 1-3 tuổi: Ở độ tuổi này nguồn thực phẩm bổ sung càng cần phải đa dạng để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Và ngoài những dạng thức ăn dạng nước, lỏng như cháo, súp trước đây các mẹ đã chuyển sang dạng thức ăn thô nên dạ dày của bé nếu chưa kịp thích nghi sẽ gặp khó khăn trong tiêu hóa, hấp thu hết được lượng thức ăn này dẫn đến việc trẻ dễ bị táo bón. 

Bên cạnh đó từ 1-3 tuổi trẻ nhỏ đang trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, đề kháng kém, dễ mắc các bệnh hô hấp phải sử dụng kháng sinh dài ngày. Điều này gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột kèm theo tình trạng táo bón. 

Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón

Massage giúp trẻ bị táo bón dễ đi ngoài

Massage là một trong những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản nhưng đã được nhiều mẹ áp dụng thành công. Hàng ngày, bạn hãy áp dụng các động tác xoa bóp dưới đây để đẩy lùi tình trạng táo bón cho con:

  • Đặt bàn tay lên khu vực dạ dày của trẻ. Sử dụng các đầu ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 vòng. Sau đó, di chuyển vòng xoay xuống rốn và khu vực đại tràng
  • Vuốt từ khu vực lồng xương sườn xuống đến bụng dưới bằng mép ngón tay

Mẹo giúp trẻ sơ sinh dễ đi ngoài khi táo bón bằng tập thể dục

Cũng tương tự như ở người lớn, việc vận động mang đến tác động tích cực trong việc kích thích nhu động ruột co bóp mạnh hơn để đẩy thức ăn di chuyển xuống đại tràng và đào thải phân nhanh hơn. Một số trẻ sơ sinh do chậm biết bò và đi nên bị táo bón. Vậy làm sao trẻ có thể tập thể dục đây?

Rất đơn giản, bạn có thể giúp con tăng cường vận động tại chỗ với bài tập đạp xe đạp. Các bước thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, đặt bé nằm ngửa trên giường
  • Hai tay nắm nhẹ cổ chân bé và di chuyển lên xuống giống như khi chúng ta đạp xe đạp.
  • Áp dụng mẹo này 2 lần một ngày có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón cho con bạn.

*Lưu ý: Không tập luyện khi bé vừa mới ăn bột hoặc bú sữa xong sẽ khiến bé dễ bị nôn ói và ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm giúp dễ đi ngoài khi bị táo bón

Thêm một cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho con đó là tắm nước ấm.

Bên cạnh việc giúp trẻ thư giãn, tắm nước ấm còn có tác dụng tăng cường hoạt động của nhu động ruột, kích thích hoạt động của các cơ vòng ở hậu môn để bé có thể đại tiện một cách thông suốt, dễ dàng.

Bạn hãy pha nước ấm vào trong một cái chậu rồi cho bé ngâm mình vào đó khoảng 5 phút. Chú ý cho trẻ tắm nơi không có gió lùa và sau khi tắm cho bé xong nên lau khô mình và mặc quần áo ngay để trẻ không bị nhiễm lạnh.

Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón bằng đọt mồng tơi

Chất nhờn trong rau mồng tơi hoạt động như một chất bôi trơn. Khi được đưa vào hậu môn, nó sẽ kích thích để trẻ đi cầu dễ dàng hơn.

Thực hiện mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng rau mồng tơi như sau:

  • Chuẩn bị một cọng rau mồng tôi, dùng đọt non sẽ chó nhiều chất nhầy hơn
  • Rửa sạch, tước hết lớp vỏ màu xanh bên ngoài
  • Tiếp theo, mẹ đặt bé nằm ngửa, đưa đọt mồng tơi vào bên trong hậu môn của bé và ngoái vài lần liên tục để kích thích phản xạ đi cầu của bé.

Thụt tháo hậu môn trực tràng:

Thụt hậu môn có thể được áp dụng khi việc đại tiện không thể thực hiện. Thuốc thụt hậu môn và phương pháp thụt, người bệnh nên nắm kỹ trước khi áp dụng, nhất là áp dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai nhằm tránh tổn thương vùng hậu môn trực tràng và ảnh hưởng đến thai nhi. Với các bạn ở những khu vực xa các cơ sở y tế và chưa có dịch vụ thụt tháo hậu môn đại tràng tại nhà của Bluecare hoặc không có người hỗ trợ có thể mua máy thụt tháo vệ sinh hậu môn trực tràng cho bé TẠI ĐÂY để tự làm.

Cách trị táo bón cho trẻ bằng việc bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn có thể giúp hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em hiệu quả. Nếu bé gặp vấn đề về đi tiêu, đôi lúc nguyên do đến từ sự mất cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Do vậy, bạn có thể cho bé bổ sung lợi khuẩn từ những thực phẩm hay thuốc, chẳng hạn như sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn,…

Mẹo trị táo bón cho trẻ bằng mận khô

Mận và nước ép mận thường được biết đến như là phương thuốc tự nhiên để trị táo bón. Ngoài chất xơ, mận còn chứa sorbitol nhuận tràng tự nhiên. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng mận khô mang lại tác dụng hiệu quả hơn chất xơ.

Nếu bé yêu bị táo bón, mận khô có thể là giải pháp tự nhiên dễ dàng nhất, bạn chỉ cần cho con dùng khoảng 50g (tương đương gần 7 trái mận) hai lần một ngày.

Thuốc trị táo bón cho trẻ bằng cách làm mềm phân

Thuốc làm mềm phân được nhận định là an toàn cho trẻ em (ví dụ như Duphalac), nhưng bạn nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Hai sai lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ mắc phải khi cho con uống thuốc làm mềm phân để trị táo bón ở trẻ em là dùng không đủ liều hoặc dừng thuốc quá sớm.

Bí quyết giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón bằng mật ong

Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi không được khuyến khích uống mật ong nhưng bạn có thể sử dụng nguyên liệu này như một loại thuốc bôi ngoài để chống táo bón cho bé.

Mật ong tinh nóng và có chất nhờn nên khi bôi vào hậu môn của bé sẽ kích thích cơ vòng hậu môn co thắt và giúp phân dễ dàng được đào thải ra ngoài mà không khiến bé bị đau rát.

Cách sử dụng:

  • Lấy mật ong nguyên chất hòa chung với nước ấm theo tỷ lệ 2:1
  • Dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp trên rồi ngoái sâu vào trong ống hậu môn khoảng 1 cm.
  • Để như vậy khoảng vài phút trẻ có thể đi ngoài một cách dễ dàng.

Xem thêm: Mẹo dân gian trị táo bón tại nhà cho trẻ sơ sinh 3 – 5 ngày không ị

Trẻ bị táo bón nên ăn gì?

Đối với những trẻ đang bú mẹ, trước hết cần đánh giá xem trẻ có được cung cấp đủ lượng sữa chưa. Sau đó sẽ điều chỉnh chế độ ăn của người mẹ cũng như hạn chế tối đa những thực phẩm không tốt như các loại đồ ăn cay nóng, các chất kích thích. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ quả.

Bên cạnh đó đối với người mẹ đang trong thời kỳ cho con bú nên giải quyết dứt điểm tình trạng táo bón bằng cách bổ sung các loại rau củ quả tươi xanh, uống đủ nước.

Nếu trẻ được nuôi bằng sữa công thức cần chú ý pha sữa đúng theo hướng dẫn. Ngoài ra phụ huynh cũng cần xem xét cũng như lựa chọn loại sữa phù hợp cho trẻ.

Uống đủ nước sẽ làm giảm tình trạng táo bón. Việc bổ sung nước cũng tùy thuộc theo tình trạng bệnh của trẻ.

Bổ sung đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ. Các loại rau xanh, hoa quả chín: Rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang,… là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Tuyệt đối không được cho trẻ ăn ổi, hồng xiêm, đồ uống có ga, cà phê và hạn chế ăn bánh kẹo ngọt.

Nếu trẻ không chịu ăn rau quả, phụ huynh có thể bổ sung cho trẻ các chất xơ bằng các loại sinh tố từ rau củ quả.

Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng các loại thuốc nhuận tràng.

Hạn chế các chế phẩm từ sữa khỏi bữa ăn khi con bị táo bón

Trong một số trường hợp, không dung nạp đường lactose có thể gây táo bón do tình trạng này ảnh hưởng đến chuyển động của ruột. Nếu bạn nghĩ rằng bé mắc phải tình trạng trên thì hãy tạm thời loại bỏ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn uống của con để xem triệu chứng táo bón có cải thiện không. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo bé được bổ sung canxi đầy đủ từ những thực phẩm khác.

Biến chứng của táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày không được điều trị có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung như:

  • Sưng tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ)
  • Rách da ở hậu môn (nứt hậu môn)
  • Phân không thể tống ra ngoài được (phân áp lực)
  • Ruột lòi ra khỏi hậu môn (sa trực tràng)…

Ngoài ra, táo bón kéo dài cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao và trí não; ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ do táo bón gây khó chịu, quấy khóc nhiều dẫn đến mệt mỏi, ngủ không ngon giấc… – Bác sĩ Hậu cho biết.

Bị táo bón khi nào cần nhập viện?

Bạn nên đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng sau:

  • Các triệu chứng nặng lên và kéo dài hơn ba tuần.
  • Gần đây thay đổi đáng kể thói quen đại tiện, ví dụ táo bón xen kẽ với tiêu chảy.
  • Đau dữ dội ở hậu môn khi đi tiêu.
  • Chảy máu trực tràng.
  • Bệnh trĩ.
  • Vết nứt hậu môn.
  • Rò trực tràng hoặc sa trực tràng.
  • Nôn kèm với táo bón và đau bụng (điều này có thể gợi ý tắc ruột )
  • Táo bón liên tục, đi kèm với đau bụng và sốt.
  • Có thêm các triệu chứng khác (ví dụ mệt mỏi, khả năng chịu đựng kém với thời tiết lạnh có thể gợi ý bệnh suy giáp).

Cách phòng ngừa bệnh táo bón

Ngoài nguyên nhân mắc các bệnh lý về tiêu hóa, thì táo bón chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng, ít vận động hoặc căng thẳng, stress quá mức. Theo đó, ngoài việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, thì người bệnh nên:

  • Duy trì một chế độ ăn giàu chất xơ bao gồm tăng cường rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên cám.
  • Hạn chế các ăn các thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm giàu chất béo có nguồn gốc động vật, đồ ăn công nghiệp, nước ngọt đóng chai, bia, rượu, hút thuốc lá, các loại quả xanh, chát.
  • Nên vận động ít nhất 3 giờ/tuần.
  • Tránh căng thẳng, trầm cảm, stress.
  • Không ngồi bồn cầu quá lâu, không rặn khi đại tiện
  • Nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ hàng ngày
  • Ngoài ra, đối với trẻ uống sữa bột, việc ngừng hoặc đổi loại sữa trẻ đang uống hiện tại có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón.
  • Cùng với đó, người dân nên chủ động đến bệnh viện khám sức khỏe giúp tầm soát và điều trị sớm các bệnh lý là nguyên nhân gây ra táo bón như trĩ, nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn; các bệnh về thần kinh hoặc tuyến giáp…

Xem thêm:

Trẻ bị táo bón – cập nhật cách điều trị

Nguyên nhân gây táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên uống sữa gì?

Làm gì khi trẻ bị táo bón

Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón

Tại sao trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón?

Để bé không bị táo bón hoặc tiêu chảy khi đổi sữa

Thụt tháo đại tràng là gì? Ai cần tháo thụt đại tràng?

Kỹ thuật thụt tháo hậu môn đại tràng

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*