Review đi đẻ bệnh viện phụ sản Hà Nội

Bài review đi đẻ bệnh viện phụ sản Hà Nội của mom Dương Huyền Trang trong hệ thống facebook group dành cho mẹ và bé lớn nhất Việt Nam của Bluecare.
Thấy nhiều mẹ cần, hôm nay mình chia sẻ một số thông tin về những nội dung sau, hy vọng hữu ích cho mọi người ❤️
(Trong quá trình nuôi con mình sẽ viết lại những gì mà một người mẹ trẻ là mình vụng về chăm con, tại album Chia sẻ quá trình chăm sóc bé Gin tại trang cá nhân nhé 😍)
(1) Cách đăng kí sinh,
(2) Review khoa D3,4,5 (đẻ dịch vụ) tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội,
(3) Một số review tích cóp từ bạn bè đẻ ở viện khác.

Contents

1. Cách đăng kí sinh:

Mốc đăng kí bệnh viện sinh tại một số bệnh viện như Việt Nhật, 108… chấp nhận từ 32 tuần, các bệnh viện quốc tế như Vinmec, Thu Cúc, Hồng Ngọc cũng thế, nhưng nếu xác định đăng kí những viện quốc tế này thì nên tìm hiểu mua gói của họ (bao gồm cả khám thai kì) để họ theo dõi và nắm được tình trạng thai phụ tốt hơn 😉
Chi phí đẻ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội như thế nào?
Review đi đẻ bệnh viện phụ sản Hà Nội
ung-dung-dat-lich-bau-tam-be-cham-soc-me-sau-sinh-bluecare
Click vào ảnh để xem chi tiết
Riêng PSHN đăng kí sinh lúc 36 tuần nhé mọi người, đến viện khám và làm thủ tục theo hướng dẫn. Mình theo khám bác sĩ Hiếu tại BV PSHN từ đầu nên làm các xét nghiệm và thủ tục cần thiết tại phòng khám của bác sĩ, các bạn trợ lý tại phòng khám chủ động đi nộp hồ sơ tại bệnh viện giúp mình. Thủ tục đơn giản thôi, các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, đo máy monitor, nước tiểu… Lưu ý thủ tục đăng kí này chỉ là đăng kí nơi sinh tại PSHN, chứ chưa được đăng kí khoa thường hay tự nguyện. Lúc đi đẻ mới được chọn khoa. Đẻ khoa thường thì không được chọn bác sĩ, đẻ dịch vụ được chọn bác sĩ, chọn giờ (nếu đẻ mổ, không phải cấp cứu).
ung-dung-dat-lich-bau-tam-be-cham-soc-me-sau-sinh-bluecare
Click vào ảnh để xem chi tiết
Khi đến sinh mình được yêu cầu khám trước khi đẻ mổ: siêu âm, đo máy monitor, kiểm tra tử cung… (mình mổ yêu cầu do đến ngày dự sinh rồi và bác sĩ chỉ định mổ do thai to).

2. Review khoa D3,4,5 (đẻ dịch vụ) tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Sở dĩ mình chọn BVPS do suy nghĩ rằng đây là bệnh viện chuyên khoa nhất về việc đẻ, nơi có đông đảo các bác sĩ đầu ngành, máy móc phục vụ cho việc đẻ cũng đầy đủ và hiện đại, nên yên tâm. Thứ nữa là mình theo khám từ đầu bác sĩ Hiếu của BVPS – là một người bác sĩ giỏi và tâm huyết với nghề, mình muốn đăng kí chị Hiếu đỡ đẻ 😝
💐 Khoa D3, D4, D5 là gì? Khác nhau như thế nào?
– Khoa D3,4,5 là khoa dịch vụ của BV PSHN.
– Theo mình được nghe tư vấn thì D3 là dành cho những ca đau đẻ đến đẻ thường hoặc mổ khi đã có dấu hiệu đẻ.
– Khoa D4,D5 là đẻ theo yêu cầu, tức là mình có thể yêu cầu ngày giờ đẻ trước khi có dấu hiệu chuyển dạ. Ví dụ mình đến ngày dự sinh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mà khi khám bác sĩ Hiếu đã khuyên nên mổ do bé Gin dự tính được 4kg +- 200g nên mình yêu cầu được mổ đẻ luôn khi đủ ngày đủ tháng, để tránh được ăn combo 2 lần đau (đau đẻ và đau mổ) hahaha 📷)). Mình là vào D4 nhé.
Sinh Dịch Vụ Tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội - Điểm được Và Chưa được
Review đi đẻ bệnh viện phụ sản Hà Nội
– Khi đăng kí vào khoa D này, nộp trước 9 triệu tạm ứng, ra viện nộp tiếp phần thiếu. Các bạn nhớ yêu cầu hoá đơn có dấu đỏ bệnh viện và các bảng kê chi tiết tiền khám, tiền thuốc men để thanh toán với bảo hiểm mua thêm, lưu ý thuốc thực phẩm chức năng và các dịch vụ mình đăng kí khám thêm cho con không được thanh toán. Các bạn nhớ nộp bảo hiểm y tế khi nộp hồ sơ, để bệnh viện trừ luôn bảo hiểm này cho mình, nếu đúng tuyến thì được thanh toán nhiều hơn. Tuy nhiên mình chọn khoa dịch vụ yêu cầu thì hầu như không được thanh toán bao nhiêu đâu.

💐 Review Khoa dịch vụ PSHN

⛔️ Điểm trừ:

– Đầu tiên, khi đến bất kì chỗ nào những người đầu tiên tiếp xúc là tiếp tân, thu ngân và các bạn đứng hướng dẫn (mình không biết những bạn đứng hướng dẫn ngoài hành lang mặc áo blouse là y tá hay điều dưỡng hay là nhân viên tiếp tân?), thì mình có ấn tượng không tốt. Các bạn không dễ gần, lạnh lùng và không nhiệt tình:
+ Khi mình đến quầy lễ tân được hướng dẫn thủ tục nộp tiền, ra quầy thu ngân thì bạn thu ngân tỏ ra khó chịu khi ồn quá mình chưa nghe rõ là phải sang bên cạnh nộp tiền.
+ Khi mình đến phòng siêu âm, một nhóm 3-4 bạn đứng ngoài phòng buôn chuyện với nhau, mình hỏi đến lần thứ 2 vẫn đứng buôn chuyện coi như không thấy mình ở đó. Sau đó mới quay ra cầm tờ giấy thu ngân của mình đánh dấu và chỉ tay vào phòng này phòng này. (?!)
Mình thậm chí không nhận được một nụ cười hay ánh mắt chia sẻ nào từ các bạn ấy khi khám trước sinh. Đây có lẽ là điều không hài lòng nhất của mình về thái độ phục vụ thai phụ tại bệnh viện.

Điểm cộng, có rất nhiều điểm cộng:

💐 ĐƯỢC lựa chọn bác sĩ, chọn giờ (nếu mổ). Mình đăng kí bác sĩ Lê Thị Hiếu, người mà mình đã theo khám ngay từ đầu và yêu quý chị vì sự trách nhiệm của chị ❤️.
Theo quan điểm của mình thì mọi người tránh chọn giờ mổ ban đêm. Lý do là lúc đó ekip trực cũng ít hơn ban ngày, lại là ban đêm nên y bác sĩ cũng bị mệt mỏi hơn, sẽ kém an toàn hơn cho chính mẹ và bé. Mình nằm ở phòng hậu phẫu nghe y bác sĩ nói chuyện thì nhận thấy rằng họ cũng rất mệt khi phải mổ đêm.
💐 Sáng mình đến khám và đăng kí mổ đẻ theo yêu cầu, được các bác sĩ kiểm tra tim mạch, huyết áp… đủ sức khoẻ để thực hiện ca mổ, chị y tá hướng dẫn 2 vợ chồng làm thủ tục nhập viện, trưa cho về, tối 7h có mặt ở viện chuẩn bị để 8h tối mổ.
💐Y tá tư vấn có 3 loại phòng dịch vụ:
+ Loại 1: 1,2tr/1 giường/1 ngày (phòng 2 giường), có nôi em bé, sofa, nhà tắm riêng, điều hoà, tủ lạnh. Loại này lúc mình nhập viện thì đã hết.
+ Loại 2: 1tr/1 giường/1 ngày (phòng 2 giường), loại này y như loại 1 nhưng không có nôi và sofa. 👈🏻 Mình đăng kí được loại 2 này.
+ Loại 3: 600k/1 giường/1 ngày, phòng nhiều giường, không có nhà vệ sinh trong phòng.
Chỗ này có một xíu mình chưa ưng lắm đó là phòng hơi nóng và hơi bí, mình nghĩ do thiết kế từ ngày xưa, giờ chỉ sửa sang lại nên bị hạn chế.
💐 Đội ngũ làm việc đúng giờ, trách nhiệm: Lịch của mình là 8h tối mổ, 7h30 y tá lên đưa quần áo mình thay và dẫn mình xuống phòng mổ chuẩn bị. Chồng đi theo để cầm đồ còn xót, mọi người còn lại y tá dẫn ra phòng chờ để đón tay em bé Gin. Mình lên giường mổ lúc 8h kém, đúng giờ ekip thực hiện ca mổ đẻ, an toàn, chuyên nghiệp và nhanh chóng. Phòng mổ đẻ sạch sẽ, trang thiết bị nhìn gọn gàng và hiện đại. Khi em bé được bác sĩ đón ra từ bụng mẹ, em bé được đặt lên ngực mẹ da tiếp da, chao ôi mình không bao giờ quên được ánh mắt ấy nụ cười ấy của em bé Gin bé bỏng ❤️❤️❤️

💐KHÔNG PHẢI DÙNG NHIỀU THUỐC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU MỔ:

Theo trí nhớ của mình thì trước mổ mình được ekip truyền 1 chai giảm đau, tiêm gây tê ở lưng, một lúc sau tiêm 1 mũi kháng sinh. Sau mổ mình được y tá đẩy vào phòng hậu phẫu, truyền nốt chai giảm đau, theo dõi 6 tiếng tại phòng này, ai đau quá thì được dùng viên giảm đau theo số giờ quy định. Vì mình mổ xong là tối đêm nên mình được bonus thêm mấy tiếng là gần 12 tiếng nằm phòng hậu phẫu, dù y tá túc trực bên cạnh nhưng cảm giác cô đơn đau đớn nên khóc âm ỉ cả đêm 📷))) Các anh chị y bác sĩ hết sức tận tâm, kiểm tra thường xuyên, động viên thường xuyên cho 1 đứa hèn đau hèn cô đơn như mình, lấy nước và bón cho uống vì mình đau quá không ngóc đầu lên nổi 📷))) Cả đêm mình cứ nằm nhìn lần lượt người ta đẩy các sản phụ khác ra vào như đi hội 📷))
Đẻ mổ thì nằm viện đúng 3 ngày được về nếu không có gì bất thường. Và trong 3 ngày nằm viện KHÔNG PHẢI TIÊM TRUYỀN GÌ cả (cái này mình thấy các chị các bạn đẻ mổ ở nơi khác, đặc biệt là ở các tỉnh mà phải mổ là tiêm truyền kháng sinh 5 ngày 😰😰😰. Như thế là không thể cho con bú rất tiếc sữa non và tội con nữa), chỉ duy nhất uống viên thuốc bổ máu ngọt như ăn kẹo có vị chocolate, mình còn trêu em thực tập cho chị xin cái nữa 📷))
💐 Cái SAI nhất của mình là không đăng kí gói giảm đau sau sinh (3,5 triệu) do nghe các chị đi đẻ cùng khuyên là không nên, dùng sau này hại sức khoẻ. Tuy thông tin hại sk hay không mình không kiểm chứng được nhưng với một đứa hèn đau có tiếng như mình thì không lựa chọn là SAI LẦM, 3 ngày trời “oằn mình” trong đau đớn, nói oằn mình là vì mỗi lần phải tập ngồi, tập đi, đứng lên nằm xuống thắt cơ bụng lại đau muốn điên luôn @@ Rồi đến hôm đỡ đau mới phát hiện ra cái giường có chức năng dựng dậy 📷)) Ngu ngu là, dốt dốt không thể tả 📷)) Thế nên là ai đẻ ở PSHN lưu ý cái giường có thể dựng được dậy, không cố oằn mình một cách ngu ngốc như mình nhé 📷)))
💐 Dịch vụ chăm sóc sau sinh tốt:
Mỗi sáng có y tá đến đón bé đi tắm, các cô kiểm tra mã số của con và mẹ trước khi đón đi và khi trao trả cẩn thận lắm, trước khi sinh mình có 1 bản đăng kí các dịch vụ sử dụng cho con, mình đăng kí hết, bao gồm lấy máu gót chân xét nghiệm các loại bệnh, kiểm tra thính lực, siêu âm thóp, tiêm viêm gan B… Cứ đến thời gian nào cần khám xét là các cô y tá đến phòng đón bé đi mà bố mẹ người nhà không phải tìm kiếm hay hỏi han vất vả, xong xuôi cô lại trả về với mẹ. Mỗi sáng có bác sĩ đến khám cho mẹ và bé, hướng dẫn mẹ các dấu hiệu để chú ý con. Buổi cuối mình được bác sĩ trưởng khoa đến khám. Cũng nhờ bác sĩ trưởng khoa đến nên mình mới biết các y tá vẫn thiếu phần hướng dẫn mình cách cho con bú đúng, làm mình làm sai, bị đau gần 2 tháng trời cho đến khi không chịu nổi (tưởng phải cai sữa) thì mình đến phòng khám bác sĩ Hiếu, được chị ấy hướng dẫn lại cách cho con bú đúng. Ơn trời khỏi đau và mình cho con bú thuận lợi kể từ đó huhuhu 📷))
Về phần mẹ, mỗi ngày được y tá vệ sinh vùng kín 3 lần sáng – trưa – tối, được đổi trả 1 bộ quần áo, 1 bộ chăn ga. Có dịch vụ chiếu tia flashma cho nhanh lành vết mổ (300k/1 lần chiếu khoảng 2-3 phút), dịch vụ tắm gội khô… Phần này bạn mình đẻ bên Việt Nhật không có các khám xét cho bé như ở PSHN.
Tuy nhiên mục này mình không ưng về trang phục của mẹ và con. Trước hết là chất liệu thô cứng không thấm mồ hôi, tiếp sau là tính thẩm mỹ thì xấu quá 📷)))) Thề trông các mẹ mặc đồ thì như cái bu, con mặc tã thì màu xanh xỉn xỉn.
💐Phòng ốc được các cô hộ lý vệ sinh đều đặn. Mỗi tối mỗi nhà được thuê thêm 1 giường gấp ngủ lại phòng chăm sóc mẹ và bé, sáng 7h là yêu cầu trả giường gấp cho gọn gàng.
💐Y tá, hộ lý, bác sĩ đều rất nhẹ nhàng, chu đáo.

Về chi phí #Chiphí

– Tổng chi phí mình thanh toán hết khoảng 24 triệu (bao gồm tất cả kể cả tiền đẻ, dịch vụ chọn bác sĩ, khám xét tất cả các mục cho con, các dịch vụ sử dụng phát sinh như chiếu tia flashma, thuê giường, …). Đẻ thường thì hình như rẻ hơn 1-2 triệu.
– Bảo hiểm y tế thanh toán một phần nhỏ. (Do mình trái tuyến không xin giấy chuyển viện và do mình chọn khoa dịch vụ yêu cầu).
– Bảo hiểm BIC thanh toán cho 17,2 triệu trên tổng hạn mức tối đa là 18,9 triệu ở mức bảo hiểm mình mua. Phần không thanh toán được là chi phí sử dụng khám xét cho con và mua thuốc thực phẩm chức năng bổ sung. BIC làm khá nhanh gọn, đúng hẹn sau khi mình thu thập đủ hoá đơn chứng từ có dấu đỏ bệnh viện và nộp lại.

3. Góc review các bệnh viện khác cóp nhặt từ bạn bè:

💐 #Việt_Nhật: là nhánh của bv Bạch Mai nhé! Bạn thân mình đẻ thường tại đây, total chi phí tầm 7 triệu bao gồm cả cảm ơn bác sĩ. Dịch vụ tương đối, phòng ốc tương đối. Điểm trừ là không có các dịch vụ khám & xét nghiệm cho con sau sinh, đẻ mổ thì nằm viện dài ngày hơn PSHN.
💐 #Vinmec, #ViệtPháp: chị mình đẻ ở đây, về dịch vụ thì quá ok không lăn tăn gì, Vinmec có dịch vụ lưu máu cuống rốn. Có điều chi phí cho ca đẻ thường tầm 40 triệu. Ai mua bảo hiểm mức cao hoặc không phải nghĩ về tài chính thì cứ viện quốc tế mà chợ giã 📷)) À, theo quan điểm của mình thì nếu thai kì có đặc biệt hơn người khác (về sức khoẻ, an toàn) thì vẫn nên chọn viện đầu ngành, chuyên môn về sản để đẻ.
💐 #Bv108: khoa dịch vụ ở đây mới xây lại nên rất đẹp đẽ xịn xò, theo bạn mình khảo sát thì đẻ ở đây chi phí ngang với PSHN, tức tầm 18 triệu trở lên. Dịch vụ tốt, y bác sĩ chăm sóc tận tình, không gian thoải mái.
Người review: Mom Dương Huyền Trang
Xem thêm:
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*