Hướng dẫn mẹ 9 bước tắm trẻ sơ sinh an toàn

Chào đón bé yêu vào đời là niềm hạnh phúc vô tận đối với các bố mẹ trẻ. Những tháng đầu tiên là những khoảnh khác tuyệt vời bởi bạn gần như khám phá rất nhiều cảm xúc cũng như hoạt động mới lạ. Nhưng các mẹ thường hay hoang mang bởi không biết làm cách nào để tắm trẻ sơ sinh. Đừng quá lo lắng, việc tắm cho bé có quy trình khá đơn giản nếu bạn chịu  khó làm quen theo 10 bước dưới đây.

Contents

Khi Nào Thì Bắt Đầu Tắm Cho Bé?

Có rất nhiều các mẹ trẻ không biết chắc chắn khi nào thì có thể tắm cho bé được. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo thì sau khi bé chào đời ít nhất là 24 tiếng, bạn mới có thể tắm cho bé. Có một số lý do cho việc này:

Trước tiên, bạn cần hiểu rằng bé yêu mới vừa thoát khỏi vùng an toàn trong bụng mẹ nên bé cảm thấy khá lạnh. Khoảng thời gian này để giúp bé có thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài bào thai. Các chuyên gia tin rằng từ 24-48 giờ là khoảng thời gian ngắn để bé điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nguy cơ bé bị giảm thân nhiệt cũng được hạn chế sau cột mốc 24 giờ.

Thứ hai, bé yêu của bạn có một lớp sáp trắng trên da khi bé chào đời. Lớp sáp này không nên được tắm sạch vì nó cung cấp cho trẻ sơ sinh rất nhiều điều quan trọng.

Chất sáp trắng này giúp bé chống lại các vi khuẩn để khỏe mạnh hơn. Nó còn bảo vệ làn da nhạy cảm của bé trước không khí khô. Bạn nên để cho lớp sáp trắng tróc tự nhiên từ 1 đến 2 tuần tuổi.

Tóm lại, sau 24 giờ là thời điểm lý tưởng để tắm cho bé yêu. Hoặc tốt hơn hết là bạn nên chờ đến 48 giờ. Dù bạn chợn cột mốc nào cũng hãy lưu ý với việc tắm bé bằng xà phòng ở vùng rốn. Theo Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, bạn chỉ để phần rốn của bé tiếp xúc với xà phòng sau khi bé rụng cuống rốn – việc này mất từ 1 đến 3 tuần sau sinh.

Click vào ảnh để xem chi tiết

Bao Lâu Thì Tắm Bé Một Lần?

Bé có thể tắm mỗi ngày miễn là bạn dùng sản phẩm làm sạch dành riêng cho làn da nhạy cảm của bé. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn tắm cách ngày cho bé. Nếu theo phương pháp này, bạn cũng cần tuân thủ các bước vệ sinh cho bé mỗi ngày như vậy dù hôm đó không tắm, bé vẫn được sạch sẽ.

Chẳng hạn, luôn luôn làm sạch vùng mặc tã mỗi khi thay tã cho bé. Vùng mặc tã cần được làm sạch để tránh vi khuẩn và rôm sảy. Sử dụng khăn giấy dịu nhẹ, an toàn như của Mustela để lau cho bé. Điều này không chỉ làm sạch mà còn giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé.

Ngày mà bạn không tắm cho bé, bạn có thể dùng nước để làm sạch. Hoặc bạn có thể dùng No Rinse Cleansing Water Mustala để làm sạch một cách dịu nhẹ và hiệu quả. Sản phẩm này có thể làm sạch mà không cần rửa lại với nước.

Khi sử dụng nước để làm sạch cho bé, bạn cần chú ý vùng mặt, tay, cổ, nách hay bẹn. Đây là những vùng cần phải được giữ sạch sẽ hơn cánh tay hay phần bụng.

Click vào ảnh để xem chi tiết

Các Dụng Cụ Tắm Cho Bé

Bạn cần phải có một số dụng cụ để hỗ trợ tắm cho bé. Dưới đây là danh sách các dụng cụ giúp bạn tắm cho bé một cách dễ dàng:

  • Bồn tắm/Chậu tắm cho bé
  • Khăn bông mềm mại
  • Gel Tắm Gội Mustela
  • Dầu Gội Mustela
  • Ly nhựa
  • Tã sạch và quần áo

Nếu cần bạn hãy cho thêm một vài giọt dầu tắm để giúp bé thư giản hơn trong lúc tắm.

Khi bạn chuẩn bị đủ các dụng cụ thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách tắm bé nào:

Click vào ảnh để xem chi tiết

9 Bước Tắm Trẻ Sơ Sinh An Toàn

Thời gian đầu, tắm cho bé là một thử thách thật sự. Tuy nhiên sau đó vài tuần, việc tắm cho bé chỉ đơn giản như việc thay tã mỗi ngày.

Chúng tôi đã nói ở phía trên nhưng vẫn cần nhắc lại một lần nữa là cho đến khi bé rụng rốn thì bạn mới cho phần rốn tiếp xúc với xà phòng. Các bước tắm bé dưới đây là sau khi bé đã hoàn toàn rụng rốn.

Dưới đây là 9 bước tắm bé đơn giản:

1) Chuẩn Bị Sẳn Dụng Cụ Tắm

Điều đầu tiên chính là chuẩn bị đủ dụng cụ để tắm bé một cách dễ dàng. Hãy chọn một chiếc bàn để bày chúng ra sao cho tiện trong tầm với của bạn. Bạn hãy lưu ý khu vực tắm cho bé cần phải bằng phẳng, an toàn.

2) Đổ Nước Vào Chậu

Bước thứ hai là cho nước vào chậu khoảng chừng 8 cm. Nhiệt đô của nước cần bằng với nhiệt độ cơ thể người (khoảng 37 độ). Nếu quá khó để canh thì trong mức từ 32 đến 37,7 độ C là được. Bạn nên dùng dụng cụ đo nhiệt dưới nước để chắc chắn mức nhiệt độ này.

3) Nhẹ Nhàng Đặt Bé Vào Chậu Tắm

Dùng một tay để đỡ phần sau đầu, tay còn lại đỡ phần mông bé, nhẹ nhàng đặt vé vào chậu. Đừng để đầu bé ướt ngay lúc đầu, để chân bé chạm nước trước tiên.

Mẹo nhỏ: Bạn nên lót khăn mềm dưới đáy của chậu tắm, nó sẽ giúp bé thoải mái hơn đồng thời nó cũng ngăn bé bị trượt trong chậu.

4) Quan Sát Bé Cẩn Trọng

Luôn chú ý đến bé yêu trong khi bạn tắm cho bé. Có nhiều bé có thiên hướng rất yêu thích nước nên sẽ khá năng động khi được tiếp xúc với chậu tắm. Tuy nhiên nhiều bé ngược lại, các bé này cần có thời gian để làm quen với nước.

Dù bé của bạn thuộc tuýp nào thì bạn cũng phải luôn để mắt đến con mình. Nếu bé tỏ ra rất thích thú với nước hãy để chúng tận hưởng một tí còn nếu chúng sợ nước bạn hãy tắm nhanh cho bé.

5) Tắm Và Gội Bé Cẩn Thận

Như bạn đã biết, trẻ sơ sinh có một làn da cực kỳ mỏng manh và dễ bị kích ứng. Đó là lý do tại sao bạn nên cẩn trọng khi tắm và gội cho con mình. Bạn nên dùng loại khăn siêu mềm để gội đầu cho bé hoặc dùng tay nhưng phải thật nhẹ nhàng. Nếu bạn dùng tay, hãy lưu ý tháo hết nhẫn, vòng tay hay đồng hồ mà bạn đang đeo.

Sau khi xoa xà phòng, hãy dùng ly nhựa để tắm lại cho bé. Hãy múc đầy ly nước và từ từ tráng người bé. Cần thận đừng để xà phòng dính vào mắt hay mũi của bé nhé.

Click vào ảnh để xem chi tiết

6) Bắt Đầu Với Vùng Mặt Và Đầu

Khi bạn tắm cho trẻ sơ sinh, tốt hơn là hãy bắt đầu từ phần đầu và mặt của bé vì bạn muốn làm sạch phần này trước khi nước có dính nhiều xà bông. Nhắc lại lần nữa bạn có thể dùng tay hoặc khăn bông siêu mềm để tắm cho bé.

7) Tắm Phần Tay, Chân và Mình

Khi bạn tắm phần mặt và đầu thì phần còn lại cũng khá dễ dàng. Những vùng này còn dễ tắm hơn là các vùng nhạy cảm như đầu hay mặt. Cách làm tương tự bạn chỉ cần làm thật nhẹ nhàng và quan sát bé thật kỹ là được.

8) Đừng Tắm Sót Bất Kỳ Nơi Nào

Trẻ em có rất nhiều bẹn mà bạn có thể quên khi tắm cho chúng. Hãy đặc biệt tắm những vùng: cổ, khuỷu tay, bẹn ở chân,… Và đừng quên lau sạch phía sau tai của bé cũng như khoảng cách giữa các ngón tay.

Tắm sạch bé ở vùng mặc tã đặc biệt rất quan trọng. Nhưng bạn nên làm điều này cuối cùng. Vì khi đó vi khuẩn từ vùng dưới sẽ không ảnh hưởng đến vùng khác của bé, làm giảm thiểu khả năng nổi rôm sảy hay các vấn đề về da khác.

Click vào ảnh để xem chi tiết

9) Lau Bé Thật Nhẹ Nhàng

Sau khi bạn tắm bé xong, bạn có thể đặt bé vào một chiếc khăn mềm mại và sạch. Dùng khăn mềm để lau khô bé, làm như vậy theo thứ tự từ đầu xuống phần dưới. Bé sẽ cảm thấy lạnh một chút khi mới ra khỏi bồn tắm nên bạn hãy lau khô bé thật nhanh.

Click vào ảnh để xem chi tiết

Xem thêm:

Hướng dẫn mẹ tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

11 sai lầm phổ biến mẹ cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh

10 nguyên tắc cần nhơ khi tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông: Lưu ý cần nhớ

Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ nào?

Cách tắm bé sơ sinh bị cảm bằng nước gừng hiệu quả

8 Lý do tại sao không nên tắm cho trẻ ngay khi mới sinh?

Tắm cho Trẻ sơ sinh bằng gì là an toàn nhất?

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*