HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU THEO TỪNG THÁNG – PHẦN 2

5. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5

Đến tháng  thứ 5, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về não bộ. Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng cần chú ý bổ sung các chất cần thiết để kích thích não bộ phát triển tốt nhất. Giai đoạn này bà bầu nên hạn chế ăn quá nhiều thịt và thực phẩm chứ nhiều đường trắng. Bởi quá nhiều thịt và đường sẽ khiến não bộ của thai nhi không linh hoạt và phát triển chậm hơn. Tốt nhất, hãy tích cực bổ sung các thực phẩm giàu DHA như trứng, cá và các loại đậu…

6. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6

Trong tháng thứ 6, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ nên cần nguồn dinh dưỡng lớn. Bà bầu nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như lòng trắng trứng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi. Giai đoạn này nếu lượng canxi không được bổ sung đầy đủ thì con sinh ra dễ bị còi xương, loãng xương, răng lợi yếu hay tật gù lưng bẩm sinh. Do đó, hãy chú trọng nhiều đến việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể nhé.

Bên cạnh đó, việc bổ sung sắt cho cơ thể cũng không thể coi nhẹ để phòng tránh chứng thiếu máu thai kỳ. Để bổ sung sắt, bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm như rau cải trắng, khoai tây, các loại đậu, thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, các loại trứng, hạt vừng, hoa quả… Đây đều là những thực phẩm rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi và cần thiết với sức khỏe bà bầu. Việc bổ sung đầy đủ sắt và canxi sẽ giúp phòng tránh được nhiều chứng bệnh trong thai kỳ, và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho thai nhi.

Ngoài ra, bà bầu cũng hạn chế việc ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ và muối, để tránh bị phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.

7. Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7

Đến tháng thứ 7, bà bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phong phú với đa dạng các loại thực phẩm hơn. Hãy thêm vào thực đơn nhiều thực phẩm hữu ích như gạo, ngũ cốc, các loại hạt, rau củ, hoa quả, trứng, cá, thịt… Mặc dù vậy bạn cũng cần kiểm soát lượng thực phẩm đưa vào cơ thể để tránh tăng cân quá mức nhé. Nếu cân nặng của bạn quá lớn sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đấy.

Đây cũng là thời kỳ mà nhu cầu sắt của cơ thể bà bầu rất lớn, vì thế hãy chú trọng bổ sung loại chất này. Ngoài uống thêm viên sắt, bà bầu nên ăn các loại thực phẩm như thịt nạc, cá, rau quả, trái cây, gan động vật, các loại đậu…

Bên cạnh đó, bà bầu cũng lưu ý bổ sung thêm canxi, phốt pho, i- ốt và kẽm cho cơ thể nhé. Những thực phẩm giàu các chất này mà bà bầu nên ăn là rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

 

8. Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Ở tháng thứ 8, bà bầu cần một nguồn dinh dưỡng rất lớn. Để hấp thụ thức ăn hiệu quả, bạn không nên ăn liền một lúc thật no, mà hãy chia nhỏ thành nhiều bữa. Điều này cũng giúp làm giảm cảm giác đầy bụng, trướng bụng gây khó chịu cho bà bầu.

Nếu bạn tăng cân nhanh, trung bình mỗi tuần tăng khoảng 0,5 kg trở lên thì nên tăng cường rau củ và trái cây, hạn chế các loại thực phẩm ngọt, nhiều đường và dầu mỡ. Bởi nếu thai nhi quá nặng cân thì việc sinh nở sẽ khó khăn đấy nhé.

Giai đoạn này bà bầu cũng nên ưu tiên những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt, cá… để bổ sung thêm năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Nên tránh ăn đậu nành, khoai hồng để không bị chướng bụng. Bà bầu cũng không nên quá lạm dụng các sản phẩm bổ dưỡng như dầu gan cá, vitamin tổng hợp hay nhân sâm nhé.

Những thực phẩm được khuyến khích ăn trong tháng thứ 8 của thai kỳ là: gạo, ngũ cốc, trứng, các loại thịt, cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), rau xanh, trái cây.

9. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 9

Tháng cuối cùng trước khi chuẩn bị cho sự sinh nở, chế độ ăn uống cần quan tâm đặc biệt. Bà bầu vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để có năng lượng và sức khỏe khi sinh con. Tuy nhiên, hãy hạn chế đô ăn nhiều dầu mỡ để cơ thể không bị quá nặng nề dẫn tới sinh khó.

Trong tháng cuối, bà bầu cũng không nên ăn nhiều muối, bởi giai đoạn này bà bầu rất dễ bị cao huyết áp, phù chân tay. Cần chú trọng bổ sung lượng sắt cần thiết để đảm bảo máu cho cơ thể khi sinh con, và giúp thai nhi không bị thiếu sắt.

Bà bầu cũng nên tăng cường bổ sung các vitamin thiết yếu thông qua rau xanh và trái cây, đặc biệt là vitamin A và D. Vitamin A sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể bà bầu. Còn vitamin D giúp việc hấp thụ canxi hiệu quả và dễ dàng hơn.

Giai đoạn này bà bầu hãy ưu tiên những món ăn thanh đạm. Khi chế biến thực phẩm nên sử dụng dầu có thực vật. Giảm bớt các món chính trong bữa ăn và tăng cường thêm các món phụ từ rau củ, trái cây và chế phẩm từ sữa.

Ở tháng thứ 9, bà bầu nên ăn nhiều nhưng không ăn quá no trong một lần mà cần chia thành nhiều bữa nhỏ. Bạn cũng nên ăn những thực phẩm chứa nhiều mỡ chua và kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc.

Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Tăng cường thức ăn chứa nhiều canxi và vitamin D như: sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ.

Xem thêm:

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU THEO TỪNG THÁNG – PHẦN 1

CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG TRỨNG BẰNG DINH DƯỠNG ĐỂ DỄ CÓ EM BÉ

Trọn bộ dinh dưỡng trong 40 tuần thai kỳ cho mẹ bầu

NHÓM DƯỠNG CHẤT TỐI QUAN TRỌNG TRONG THAI KỲ-CÁCH BỔ SUNG

7 loại trái cây sấy khô cực nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu

6 món canh bổ dưỡng ngừa cúm cho mẹ bầu

MẸ BẦU ĂN DỨA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE THAI NHI KHÔNG?

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*