10 lưu ý về cách cho bé bú mẹ vào ban đêm, bạn cập nhật ngay nhé

Contents

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ:CÁCH CHO BÉ BÚ MẸ

Cho con bú là thiên chức thiêng liêng của người mẹ, đồng thời là sợi dây kết nối tình cảm giữa mẹ và bé. Đễ việc này diễn ra thoải mái hơn, bạn có thể cập nhật các cách sau đây:

1. Tinh thần thoải mái

Bảo đảm bạn cảm thấy thoải mái và thư thái khi cho bé bú, điều này sẽ giúp việc cho bú diễn ra dễ dàng và thú vị hơn. Khi cho bé bú, hãy ngồi trên một chiếc ghế nơi bạn có thể tựa lưng, đặt nệm hoặc gối để gác dưới cánh tay, và kiếm một vật gì đó để gác chân.

2. Tư thế cho bé bú đúng chuẩn

Thông thường, cách cho bé bú có 3 tư thế sau đây: ôm phía trước ngực, cặp dưới nách và tư thế nằm

Ngồi ôm bé trước ngực: Đây là tư thế thường gặp nhất và cũng là một tư thế giúp xây dựng tình cảm mẹ con thông qua liên lạc trực tiếp bằng ánh mắt.

Cặp dưới nách: Nếu bạn sinh đôi thì cách cho bé bú với tư thế này rất phù hợp nếu bạn cho hai bé bú cùng một lúc.

Tư thế nằm: Phù hợp cho các bà mẹ sinh mổ tuy nhiên với trẻ sơ sinh các chuyên gia y tế không khuyến khích nằm cho bé bú vì có thể dẫn đến tình trạng sặc sữa.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Cách cho bé bú mẹ

3. Cách cho bé bú

Bạn dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch đầu vú. Ôm bé vào lòng, ngực bé áp vào ngực mẹ, bụng bé áp vào bụng mẹ, mũi bé ngang với núm vú. Nhẹ nhàng đưa đầu vú chạm mũi hoặc môi bé để kích thích bé há to miệng.

Khi miệng bé há to, ôm bé vào ngực mẹ, tay mẹ vòng phía dưới người bé đỡ lưng và vai. Nên cho bé ngậm cả quầng vú mẹ. Khi bé bú tốt, bé sẽ mút sâu và đều đặn.

Khi cách cho bé bú không đúng sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bị đau nhức đầu vú. Khi đó, hãy ngưng cho bé bú một lúc rồi cho bé bú lại.

4. Cho bé ngưng bú

Khi bạn cảm thấy đau nhức đầu vú có thể do bé ngậm không đúng cách. Hãy dừng việc cho bú lại, tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia về cách thức cho bé bú.

Khi cho bé ngưng bú, tránh kéo bé ra khỏi vú mà hãy chèn ngón tay út vào khóe miệng bé giữa hai hàng nướu và nhẹ nhàng tách miệng bé khỏi đầu vú.

Sau khi cho bú, cần dỗ cho bé ợ hơi. Đỡ bé ngồi dậy hoặc bế bé lên vai và vỗ nhẹ hoặc vuốt lưng bé

Lưu ý:

  • Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc e dè khi cho con bú nơi công cộng thì hãy choàng một chiếc khăn mỏng qua vai, vừa để ủ bé cho ấm vừa để che ngực bạn.
  • Nên cho bé bú đều cả hai bên vú (lần lượt từ bầu vú này xong rồi đến bầu vú kia).
  • Nếu bé bú ít hoặc quá nhanh thì bạn có thể vắt hết sữa, trữ trong tủ lạnh dành cho bé bú sau bằng bình hoặc đút muỗng.
  • Tuyệt đối không cho bé bú trong tư thế nằm khi bạn ngủ quên, vì có thể xảy ra trường hợp bé bị vú mẹ chèn ngộp thở dẫn đến tử vong.

10 lưu ý về cách cho bé bú ban đêm

Việc trẻ sơ sinh tỉnh dậy vào ban đêm sau mỗi 2-3 giờ để bú mẹ là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, để giúp bé phân biệt ban ngày và ban đêm, mẹ có thể áp dụng thêm một số mẹo để giúp các cữ bú đêm thêm thoải mái. Cách cho bé bú ban đêm cũng góp phần vào việc tập cho trẻ ngủ xuyên đêm trong giai đoạn bé được 6 tuần tuổi trở đi.

1. Không nên bật đèn sáng

Để giúp bé con hiểu rõ sự khác biệt giữa ngày và đêm, mẹ nên hạn chế bật đèn khi cho con bú ban đêm. Nếu mẹ có trang bị một đèn ngủ nhỏ, có lượng ánh sáng dịu nhẹ vừa phải là đủ cho buổi đêm.

2. Càng yên tĩnh càng tốt

Dù các thiên thần nhỏ có đáng yêu đến thế nào chăng nữa, việc trò chuyện cùng bé vào giấc đêm là hành động sai lầm nhất mà các mẹ thường mắc phải. Sự yên tĩnh giúp bé dễ tìm lại cảm giác buồn ngủ sau khi bú mẹ. Nếu mẹ trò chuyện cùng bé trong lúc cho bú, bé sẽ trở nên khó ngủ và tỉnh táo hơn, phải mất nhiều thời gian để ngủ trở lại.

Cách cho bé bú đêm

Mẹ có thể đặt bé trở lại nôi kèm một nụ hôn chúc bé ngủ ngon, nhưng đừng nói gì cả nhé!

3. Tôn trọng giấc ngủ của con

Bé sơ sinh thường không sinh hoạt theo thời khóa biểu cố định. Có những ngày, con sẽ thức dậy sau mỗi 2-3 giờ, nhưng cũng có những hôm giấc ngủ của bé sẽ thẳng một mạch 5-6 giờ liên tục vào ban đêm. Mẹ không cần phải đánh thức bé dậy để cho con bú vào ban đêm. Với thời gian ngủ từ 5-6 giờ, bé sơ sinh vẫn còn đủ năng lượng để phát triển và tăng cân.

4. Luôn nhớ cho bé ợ hơi

Dù cho con bú vào ban ngày hay đêm, mẹ vẫn nên giúp bé ợ hơi trước khi đặt con nằm trở lại. Việc cho bé ợ hơi sẽ giúp đẩy không khí dư thừa ra khỏi ruột, làm giảm tình trạng nôn trớ thường xảy ra trong suốt nhiều tháng đời.

5. Ngủ cùng phòng với con

Việc để bé ngủ cùng phòng cùng bố mẹ không chỉ giúp mẹ tiết kiệm thời gian cho những cữ bú đêm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh nên được ngủ cùng phòng với bố mẹ trong khoảng từ 0 tới 6 tháng tuổi. Điều này giúp mẹ dễ dàng phát hiện những bất thường khi con ngủ. Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên đặt bé trong nôi thay vì nằm cùng giường với bố mẹ.

6. Cách cho bé bú: Chỉ thay tã khi cần thiết

Cũng như việc cho bú, mẹ không cần phải thay tã cho con khi không cần thiết. Chẳng hạn, nếu bé cưng “đi nặng” mới cần được thay tã. Hoặc nếu bé vừa ngủ vừa bú mẹ, đó mới là lúc cần thay tã để giữ cho con tỉnh táo hơn trong lúc bú mẹ.

7. Sắp xếp đồ dùng hợp lý

Mẹ nên chuẩn bị sẵn những thứ cần thiết để cho bé bú sẵn trong phòng của mình. Những vật dụng bao gồm quần áo, tã, khăn cho bé nên được để càng gần mẹ càng tốt và sắp xếp hợp lý để mẹ luôn biết tìm ở đâu, ngay cả trong bóng tối.

8. Đừng xem đồng hồ

Trước khi có kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ, có thể mẹ đã được nghe những lời khuyên như nên cho con bú mỗi bên ngực khoảng 15 phút hay tương tự như vậy. Việc sử dụng một chiếc đồng hồ để căn thời gian thực chất chỉ làm mẹ cảm thấy mệt mỏi thêm. Trước tiên, mẹ nên tìm một tư thế ngồi thoải mái, đảm bảo có điểm tựa chắc chắn cho phần lưng, hông và để bé bú đến khi cạn một bên ngực. Sau đó, đổi sang bên còn lại đến khi bé cảm thấy no và rời ngực mẹ.

9. Đón nhận sự giúp đỡ

Nếu mẹ thực hiện việc hút sữa thay vì cho con bú mẹ trực tiếp, vào cữ sữa đêm, mẹ có thể không cần trực tiếp cho bé uống sữa. Bất cứ sự hỗ trợ nào từ chồng và những người thân khác trong gia đình cũng rất đáng quý trong thời gian này. Nhờ đó, mẹ ít phải thức đêm và được ngủ ngon giấc hơn. Điều này rất quan trọng đối với việc phục hồi sức khỏe và tinh thần sau khi sinh.

Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm?

Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm?Không gì có lợi cho sức khỏe của trẻ sơ sinh hơn sữa mẹ. Ngoài chế độ nghỉ ngơi thư giãn,thực phẩm đóng vai trò quyết định tới chất lượng sữa của mẹ. Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm giúp con mau lớn là niềm trăn trở của nhiều bà mẹ.

10. Đúng tư thế cho bé bú vào ban đêm

Để giúp sữa mẹ về nhiều hơn, bé bú no và ngủ ngon vào ban đêm, mẹ nên chú ý cách cho bé bú đúng chuẩn. Nếu bé chỉ ngậm phần đầu ti mà không hết phần quầng ngực xung quanh thì mẹ nên điều chỉnh lại. Bé ngậm vú mẹ đúng cách sẽ giúp con bú được nhiều sữa hơn, đồng thời kích thích các tuyến sữa sản xuất hiệu quả.

Ngoài ra, tư thế cho con bú ban đêm cần phải đảm bảo mẹ được thả lỏng, thư giãn. Mẹ nên ngồi tựa vào gối hay có một chiếc ghế tựa thoải mái khi cho con bú.

Với những lưu ý kể trên, mẹ không còn phải bận tâm về cách cho con bú vào ban đêm và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, sức lực để tiếp tục chặng hành trình chăm sóc bé sơ sinh còn rất dài phía trước.

BLUECARE - ỨNG DỤNG ĐẶT LỊCH THÔNG TẮC TIA SỮA TẠI NHÀ
BẤM VÀO ẢNH ĐỂ XEM CHI TIẾT DỊCH VỤ

Bên cạnh những thông tin bổ ích giúp ba mẹ giáo dục con tốt hơn, Bluecare – ứng dụng đặt lịch chúng mình còn cung cấp các dịch vụ chăm sóc Mẹ & Bé: Tắm Bé  Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh – Massage Chăm Sóc Mẹ Bầu Toàn Diện tại nhà – Dịch Vụ Điều Dưỡng – Hộ Sinh Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Toàn Diện Tại Nhà Hoặc Bệnh Viện (Vú Em – Bảo Mẫu)

Tất cả đều do những điều dưỡng viên Bluecare có trình độ chuyên môn cao, có chứng chỉ hành nghề thực hiện, Mẹ không những yên tâm về chất lượng dịch vụ mà còn biết trước giá tiềntự do lựa chọn thời gian phù hợp với gia đình, thanh toán linh hoạt …

Bluecare là sự lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ trẻ trong thời đại mới.

👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app 

☎️ Hotline: 0985768181.

 

Thời gian biểu ngủ dành cho trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

8 Lý do tại sao không nên tắm cho trẻ ngay khi mới sinh?

8 Lý do tại sao không nên tắm cho trẻ ngay khi mới sinh?

Mẹo dân gian trị táo bón tại nhà cho trẻ sơ sinh 3 – 5 ngày không ị

Cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh để giảm thiểu tình trạng nôn trớ, quấy khóc ở trẻ

Thiết lập thói quen tốt cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Mẹ trẻ sinh xong lột xác nhờ câu thần chú” mình còn chán mình nữa là chồng”

Tổng hợp review của các mom về phòng khám thai và chỗ đẻ ở tất cả các bệnh viện lớn trên cả nước

Những vấn đề thường gặp với rốn của trẻ, mẹ nên thận trọng chú ý

6 bài tập vận động sớm giúp trẻ sơ sinh cứng cáp nhanh biết lẫy, bò, đi

Trẻ sơ sinh bụng to có sao không?

Bảy cách dạy trẻ không cần là người giỏi nhất

9 dấu hiệu ở mẹ bầu cho thấy thai nhi đang không ổn chút nào, mẹ chú ý nhé

Khoa học chứng minh: Chồng chăm massage cho vợ bầu, con ra đời thông minh khỏe mạnh

Lịch tiêm phòng cho bà bầu, mẹ nhớ tiêm đầy đủ để ngừa tai biến, quái thai

3 Cơn Đau Báo Hiệu Mẹ Bầu Bị Thiếu Canxi Nặng, Cần Bổ Sung Ngay Kẻo Con Còi Xương, Kém Thông Minh

Thời Điểm Vàng Để Bầu Ăn Trứng Vịt Lộn Giúp Thai Nhi Dài Thêm 5cm, Dài Chân Chắc Xương, Đáng Yêu Muôn Phần

Tập thể dục 3 tháng đầu mang thai và những điều mẹ bầu cần biết

Sự kì diệu của bài tập Kegel với mẹ bầu

Tư thế Yoga giúp mẹ bầu thư giãn – thai nhi khỏe mạnh

Bà bầu quên tiêm phòng uốn ván có gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Tư thế ngủ của bà bầu dẫn oxy và máu dồi dào đến thai nhi

CÁC DẤU HIỆU TRƯỚC 24h SINH MẸ BẦU PHẢI BIẾT

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*