Wonder Week 37 tuần là gì? Nuôi con theo phương pháp EASY không thể bỏ qua thuật ngữ EASY này. Mẹ hãy cùng Bluecare khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Wonder week là khái niệm được đưa ra vào năm 1992 bởi nhà nghiên cứu về tâm lý giáo dục, sinh học hành vi người Hà Lan, tiến sĩ Frans Plooij và vợ ông là tiến sĩ Hetty Van De Rijt. Thuật ngữ này mô tả mười bước nhảy vọt trong quá trình phát triển về tinh thần mà mọi đứa trẻ đều trải qua trong hai mươi tháng đầu đời.
Contents
1. Wonder week 37 là gì?
Wonder week 37 hay ww37 là bước nhảy vọt thứ 6 trong quá trình phát triển về tinh thần của bé. Bé đã có thể tự mình di chuyển đến bất cứ chỗ nào trong nhà và trông giống như một nhà khoa học tí hon xông xáo đi nhặt nhạnh mọi thứ để xem xét tỉ mỉ. Công trình khoa học mà nhà nghiên cứu này thu hoạch được là nhận thức về sự phân loại, gom nhóm mọi thứ ở xung quanh. Điều này ảnh hưởng đến mọi giác quan của bé, kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc cá nhân cũng sẽ phát triển. Và một lần nữa, thế giới của bé và của mẹ lại tiếp tục đảo lộn.
Wonder Week 37 tuần là gì? Nuôi con theo phương pháp EASY không thể bỏ qua thuật ngữ EASY này. Mẹ hãy cùng Bluecare khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Wonder week là khái niệm được đưa ra vào năm 1992 bởi nhà nghiên cứu về tâm lý giáo dục, sinh học hành vi người Hà Lan, tiến sĩ Frans Plooij và vợ ông là tiến sĩ Hetty Van De Rijt. Thuật ngữ này mô tả mười bước nhảy vọt trong quá trình phát triển về tinh thần mà mọi đứa trẻ đều trải qua trong hai mươi tháng đầu đời.
1. Wonder week 37 là gì?
Wonder week 37 hay ww37 là bước nhảy vọt thứ 6 trong quá trình phát triển về tinh thần của bé. Bé đã có thể tự mình di chuyển đến bất cứ chỗ nào trong nhà và trông giống như một nhà khoa học tí hon xông xáo đi nhặt nhạnh mọi thứ để xem xét tỉ mỉ. Công trình khoa học mà nhà nghiên cứu này thu hoạch được là nhận thức về sự phân loại, gom nhóm mọi thứ ở xung quanh. Điều này ảnh hưởng đến mọi giác quan của bé, kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc cá nhân cũng sẽ phát triển. Và một lần nữa, thế giới của bé và của mẹ lại tiếp tục đảo lộn.
2. Wonder week 37 bắt đầu khi nào?
Wonder week tuần 37 không có nghĩa nó sẽ đến đúng lúc bé được 37 tuần, mà sẽ xảy ra trước đó, khoảng từ tuần 32 đến 37. Mẹ cần lưu ý cách tính tuổi của con theo tuần. Thời điểm bắt đầu tính wonder week cho bé là ngày dự sinh, không phải ngày bé chào đời.
Ví dụ đơn giản như sau: Nếu bé dự sinh vào ngày 30/10 nhưng chào đời vào ngày 05/10 thì mẹ sẽ tính tuần tuổi cho bé từ ngày dự sinh là ngày 30/10.
3. Tuần khủng hoảng 37 biểu hiện như thế nào?
Tuần khủng hoảng 37 thường có những biểu hiện sau:
- Bé cảm thấy lo lắng khi không có mẹ ở cạnh. Bé bò theo mẹ và ôm chặt. Với bé chưa biết bò thì không biết làm gì khác ngoài khóc.
- Tâm trạng thay đổi như thời tiết: sáng nắng chiều mưa. Bé đang vui vẻ, một lúc sau đã có thể cáu gắt nhặng xị, khóc ngon lành.
- Bé tỏ ra phản kháng những việc hàng ngày đã thành thói quen như thay bỉm, mặc quần áo.
- Bé có thể cư xử nhẹ nhàng như ôm, hôn bạn thay vì khóc lóc mè nheo. Bé xem xét tính hiệu quả của 2 hành vi này, xem hành vi nào thu hút sự chú ý nhiều hơn.
- Bé ngủ ít hơn: dậy sớm hơn, vào giấc đêm muộn hơn, ngủ không sâu giấc và tỉnh giấc giữa đêm để khóc. Bé cũng có thể đòi ăn đêm.
- Bé ăn không ngon miệng: bé có thể bỏ bữa, cả ngày không ăn gì kể cả sữa, hoặc chỉ chấp nhận duy nhất sữa hoặc phun, trớ đồ ăn.
- Bé tỏ ra xấu hổ khi tiếp xúc với người lạ
- Bé mút ngón tay thường xuyên hơn.
- Có những lúc bé chẳng buồn nhặng xị nhõng nhẽo mà chỉ ngồi đó, nhìn mơ màng.
4. Wonder week 37 kéo dài bao lâu?
Tương tự các kỳ wonder week trước. Không có câu trả lời cố định cho việc bao lâu thì ww37 kết thúc. Bởi mỗi em bé có tốc độ học kỹ năng mới khác nhau.
Cho dù giai đoạn khó ở lần này có vẻ dài hơn nhiều so với trước đây nhưng có bé chỉ khó ở trong 1 tuần, có bé lại kéo dài tới 6 tuần đằng đẵng. Mẹ hãy kiên nhẫn một chút nhé. Nếu mẹ để ý quan sát, mẹ sẽ dễ dàng nhận ra khoảng thời gian “khó ở” của bé đã kết thúc khi bé xuất hiện những kỹ năng mới như dưới đây nhé.
5. Sau Wonder week 37 con phát triển kỹ năng gì mới?
Lúc này bé đã có nhận thức về thế giới xung quanh gần giống với người lớn. Người lớn định nghĩa thế giới xung quanh bằng việc đặt tên cụ thể cho từng sự vật, sự việc rồi gom nhóm những sự vật sự việc có nét tương đồng nhau thành một nhóm và cũng đặt cho một cái tên đại diện.
Bé cũng bắt đầu biết gom nhóm ở mức độ đơn giản, chẳng hạn ý niệm về “con vật”, “đồ vật”, “con người”… Con gà, con mèo thì khác với cái bỉm, quần áo, bình sữa. Mặt khác, con mèo trong sách tranh hay con mèo đang cuộn tròn thiu thiu trên ghế thì cũng vẫn là khái niệm “con mèo”. Những thứ khác nhau cũng có thể có những đặc điểm giống nhau.
Bé bận rộn quan sát, lắng nghe, sờ chạm, ngửi nếm và thử nghiệm giữa những khái niệm giống nhau và khác nhau. Và mọi giác quan đều có sự ảnh hưởng nhất định. Đi kèm với đó là sự phát triển của cảm xúc, khả năng ngôn ngữ.
Sau đây là một số biểu hiện mẹ có thể dễ dàng nhận thấy sau tuần khủng hoảng 37. Tuy vây, em bé của mẹ có thể có biểu hiện này và không có biểu hiện kia và các kỹ năng của bé sẽ xuất hiện và hoàn thành dần dần theo thời gian.
– Kỹ năng vận động:
- Bò nhanh và thành thạo
- Bám và đi men
– Khả năng nhận thức
- Hiểu được tên gọi của con vật, đồ vật
- Thể hiện là biết phân loại như động vật trong tranh hoặc động vật ngoài đời thực
- Thể hiện là bé thích thú với sự vật sự việc nào đó bằng cash phát ra tiếng reo phấn khích
- Thể hiện là phân biệt được mọi người trong gia đình bằng cách mỗi người có một âm riêng để gọi
- Hay bắt chước những gì mọi người xung quanh làm
– Cảm xúc – Xã hội:
- Biết ghen tị khi thấy bé khác nhận được sự quan tâm của mẹ mình
- Khóc khi thấy em bé khác khóc
- Tỏ ra đáng yêu khi muốn thứ gì đó
- Đưa cho mẹ món đồ khi muốn mẹ chơi cùng món đồ đó
- Bỗng nhiên sợ hãi một việc nào đó
6. Trải nghiệm Wonder week 37 của mẹ
Wonder week tuần 37, mẹ phải quen với việc em bé liên tục di chuyển (bò, trườn…) và chưa thể nhận thức đâu là giới hạn và nguy hiểm. Những lúc bé thức mẹ phải để mắt trông chừng, những lúc bé ngủ, những xáo trộn của bước phát triển tinh thần này làm bé trằn trọc khó ngủ và khóc đêm lại khiến cho mẹ căng thẳng và mệt mỏi. Nhiều khi nhìn ngôi nhà bừa bộn những tác phẩm của nhà khoa học tí hon khiến mẹ không khỏi chán nản.
Sau wonder week 26 tưởng như bé đã giảm bớt lo sợ xa cách, thích nghi với sự vắng mặt của mẹ, thì ở ww37 này, bé tiếp tục bám mẹ ở một cấp độ cao hơn. Không chỉ khóc lóc phản đối mà cái đuôi nhỏ còn có thể lẽo đẽo bò theo mẹ đi khắp nơi. Mẹ thường xuyên phải vừa ở trong phòng vệ sinh vừa nghe bé đập cửa trong tuyệt vọng.
Lúc này bé không hợp tác trong việc ăn uống. Việc có thể bò và tập đứng còn tạo ra niềm vui mới cho bé trong trò chơi vượt chướng ngại vật bằng cách trèo ra khỏi ghế ăn. Một số em bé ăn dặm theo phương pháp bé chỉ huy có thể bước vào giai đoạn nhai nhả, cộng thêm sức ép từ những người xung quanh về vấn đề cân nặng càng khiến mẹ áp lực. Mẹ can đảm đến mấy thì cũng không tránh khỏi sốt ruột.
Khi mọi chuyện trở nên mất kiểm soát, mẹ chỉ cần nhớ rằng sau những ngày giông bão là những ngày nắng đẹp. Em bé rồi cũng sẽ lớn và nhờ những ngày giông bão này mà con sẽ phát triển tột bậc về cảm xúc và trí tuệ. Cách duy nhất mẹ có thể làm bây giờ là tập trung hỗ trợ con hoàn thành kỹ năng mới.
7. Mẹ nên làm gì khi nhận ra các dấu hiệu của Wonder week 37
Mẹ hỗ trợ bé củng cố các kỹ năng vận động
Giúp bé bò tích cực
Tạo các chướng ngại vật: Khi bé bắt đầu biết bò, mẹ hãy giúp bé bò thành thạo và vui vẻ hơn bằng cách tạo các chướng ngại vật nhỏ từ gối hoặc đệm sofa để bé bò qua lại. Mẹ hãy ở bên cạnh bé vì có thể bé cần mẹ hỗ trợ để biết cách vượt qua chướng ngại vật.
Hỗ trợ bé bò lên cầu thang: Mẹ hướng dẫn bé bò lên từng bậc một. Mẹ cũng có thể tạo ra các bậc thang an toàn và phù hợp với bé hơn bằng cách xếp các khối xốp, đệm sofa… Mẹ nhớ là luôn để ý đến con, bảo đảm con luôn được an toàn. Hoặc mẹ cũng có thể làm thanh chắn cầu thang từ bậc thứ tư của cầu thang để bé được luyện tập những bậc thang thấp, đỡ nguy hiểm hơn.
Khuyến khích bé đi men: Mẹ hãy đặt bé ở một đầu chiếc bàn, còn mẹ ở phía đầu bên kia và dùng đồ chơi yêu thích để khuyến khích bé đi men dọc theo bàn. Mẹ đừng quên khen ngợi khi bé về đích nhé.
Chơi trốn tìm: Lúc này bé đã có thể di chuyển khắp nơi trong phòng. Mẹ hãy cùng bé chơi trốn tìm nhé. Đầu tiên là mẹ trốn sao cho bé nhìn thấy mẹ biến mất và để bé háo hức bò đi tìm. Rồi sau đó mẹ làm ra vẻ đuổi bắt để bé bò đi trốn. Mẹ đừng quên thể hiện sự vui mừng khôn xiết khi hai mẹ con tìm thấy nhau. Đây là một trong những trò chơi bé không bao giờ chán.
Mẹ giúp bé phát triển kỹ năng mới
Lúc này bé có khả năng phân loại những sự vật trực quan ở xung quanh như con vật, đồ vật, mà còn phân biệt được những thứ thuộc về cảm giác như các cảm xúc khác nhau, các trải nghiệm khác nhau khi sờ chạm, các mùi hương và âm thanh khác nhau. Bởi vậy việc mẹ cần làm là tương tác tích cực và cung cấp cho bé những chất liệu để có những trải nghiệm phong phú này. Đây có thể là bất cứ thứ gì dễ thấy trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần mẹ để ý một chút thôi!
Mẹ gọi tên mọi sự vật, sự việc mà bé đang nhìn hoặc nghe thấy. Nếu bé biểu hiện mong muốn bằng điệu bộ, nét mặt, mẹ hãy dịch mong muốn đó thành lời và đáp ứng nhu cầu của bé. Theo cách này, bé nhận ra có thể dùng từ ngữ để thể hiện bản thân.
Mẹ cho bé xem những bức tranh thuộc các chủ đề khác nhau và mô tả cho bé những gì bé đang nhìn ngắm
Mẹ cho bé được tiếp xúc với các chất liệu khác nhau để bé được tự do sờ chạm và cảm nhận như gỗ, các loại giấy, các loại vải, cát, nước…
Mẹ có thể cùng bé đứng trước gương tự ngắm mình, gọi tên những bộ phận trên cơ thể và gọi tên những biểu cảm gương mặt khác nhau.
Ăn uống không chỉ là nhu cầu mà còn là cơ hội để khám phá hương vị, kết cấu của đồ ăn. Mẹ có thể cho bé vào bếp sờ chạm, ngửi, phân biệt độ nặng nhẹ, to bé, nhẵn mịn hay sần sùi của quả bí đỏ, củ su hào, củ cà rốt… Mẹ cũng có thể dành cho bé một ngăn tủ bếp thấp với những đồ làm bếp an toàn như các loại hộp, muôi, thìa, nồi có vung… để bé miệt mài khám phá trong khi mẹ làm bếp.
Cho phép bé được bẩn và chấp nhận sự hỏng hóc, bừa bộn
Trong khi nhà khoa học tí hon mải mê khám phá thế giới xung quanh, bé có thể gây ra một vài lộn xộn nho nhỏ.
Bé có thể ôm một củ khoai tây dính đất bằng cả hai tay, xoay đủ các chiều để ngắm nghía rồi bưng từng củ khoai ném ra khỏi giỏ đựng của mẹ
Bé có thể lọ mọ chui vào ngăn tủ bếp, lôi tất cả mì gói, nồi xoong chảo ra để thử nghiệm hoặc rúc rich đùa nghịch với thùng gạo của mẹ. Kết quả là mẹ có một gian bếp bừa bộn, vương vãi đủ thứ trên sàn nhà.
Bé đang bận rộn tìm hiểu những kết cấu khác nhau của đồ vật, bé có thể tháo rời thứ gì đó trong tầm tay hoặc xé rách mất vài cuốn sách.
Tất cả đều để chuẩn bị cho bước ngoặt tiếp theo quan trọng hơn: bé biết cách lắp ráp thay vì phá hủy đồ vật. Bởi thế, việc mẹ cần làm không phải là lo lắng bé bị “giun chui vào bụng”, hay cả ngày rối rít chạy theo bé con và liên tục than thở: “Nó nghịch như quỷ!”.
Lời khuyên cho mẹ là hãy cứ để bé hồn nhiên như thế, có chăng chỉ là hạn chế tổn thất bằng những thay đổi nho nhỏ như: cho bé một chồng giấy báo thay vì những cuốn sách, cho bé những miếng ghép hình loại lớn dành cho bé tầm tuổi này thay vì để bé tháo rời đồ đạc. Ngoài ra mẹ cũng nên sắp xếp lại ngôi nhà để phù hợp hơn khi bé đã có thể bò, trèo, chui rúc vào bất cứ nơi nào trong nhà như phần tiếp theo sau đây.
Mẹ sắp xếp lại ngôi nhà cho phù hợp với nhà khoa học tí hon
Có nhiều cách để sắp xếp, nhưng với một em bé đang háo hức khám phá và chưa thể nhận thức được đâu là giới hạn và sự nguy hiểm thì mẹ có thể thực hiện theo các tiêu chí sau:
Càng gọn gàng càng tốt: Những món đồ mẹ không muốn bé làm hỏng hoặc nguy hiểm với bé thì hãy cất xa khỏi tầm nhìn của bé. Mẹ cũng sẽ hạn chế được những cáu gắt, khó chịu của bé khi không được thỏa mãn trong việc khám phá môi trường xung quanh.
Sắp xếp giá, kệ tầm thấp để bé có thể vịn đứng để lấy đồ: Thay vì gom tất cả đồ chơi của bé vào một chiếc thùng, mẹ có thể xếp đồ chơi, sách truyện của bé lên giá thấp đặt dưới sàn và phân loại chúng thành những chủ đề cụ thể như ngăn để đồ chơi phát ra âm thanh, ngăn để đồ ghép hình… Việc này không chỉ thỏa mãn kỹ năng phân loại mà còn tạo điều kiện cho bé được lựa chọn và ra quyết định. Mẹ cũng có thể sắp xếp đồ dùng hàng ngày của bé lên giá kệ theo trật tự và nhờ bé lấy đồ đưa cho mẹ. Đây cũng là bước đầu tiên để hình thành tính tự lập cho bé.
Lưu giữ các món đồ chơi và luân chuyển xoay vòng: Mẹ chỉ cần xếp một vài món đồ chơi cũng như sách truyện lên giá kệ cho bé, số còn lại cất đi và luân chuyển xoay vòng để bé được chơi lặp đi lặp lại và giống như luôn có đồ chơi mới.
Thông cảm cho những nỗi sợ vô lý của bé
Công cuộc phân loại đó bao gồm cả những cảm xúc mà trong đó, bé khám phá ra nỗi sợ hãi. Chẳng hạn em bé vốn yêu thích giờ tắm, còn kịch liệt phản đối khi mẹ cho ra khỏi bồn tắm. Hay là bạn rùa vặn dây cót vẫn khiến bé cười khanh khách mỗi khi mẹ cho rùa chạy tạch tạch. Một ngày mẹ đem bạn rùa vào tắm cùng, bé bỗng khóc nức nở túm chặt lấy mẹ, nhất định không chịu thò dù chỉ một ngón chân vào bồn tắm. Những thay đổi mới mẻ và đột ngột khiến bé sợ hãi. Việc mẹ cần làm là đồng cảm với bé, ôm ấp xoa dịu và xác định điều gì đã khiến bé khó chịu, chằng hạn như cho bé thấy chuyện bạn rùa cùng bơi trong bồn tắm hoàn toàn vô hại và thật thú vị vui vẻ.
Bluecare tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ. Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mình.
Xem tiếp chuỗi bài về các giai đoạn wonder weeks:
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment