Wonder week 8 tuần tuổi là gì?

wonder-week-8-tuan-la-gi
wonder-week-8-tuan-la-gi

Wonder Week 8 tuần là gì ? Nuôi con theo phương pháp EASY không thể bỏ qua thuật ngữ EASY này. Mẹ hãy cùng Bluecare khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Wonder week là khái niệm được đưa ra vào năm 1992 bởi nhà nghiên cứu về tâm lý giáo dục, sinh học hành vi người Hà Lan, tiến sĩ Frans Plooij và vợ ông là tiến sĩ Hetty Van De Rijt. Thuật ngữ này mô tả mười bước nhảy vọt trong quá trình phát triển về tinh thần mà mọi đứa trẻ đều trải qua trong hai mươi tháng đầu đời. 

Contents

Wonder week 8 tuần là gì?

Wonder week 8 tuần là bước nhảy vọt thứ hai trong quá trình phát triển tinh thần của một em bé. Bé bắt đầu nhận ra cách thức hoạt động của các sự vật xung quanh và trong chính cơ thể mình, hay có thể gọi là những mẫu hình (Thế giới của những kiểu mẫu).

Những mẫu hình xảy ra hàng ngày xung quanh chúng ta. Chúng ta cảm nhận và xử lý các mẫu hình một cách vô thức thông qua các giác quan và vận động của cơ thế. 

Ở tuần này, em bé bắt đầu nhận ra một vài mẫu hình như thế, dù chỉ rất đơn giản thôi. Đây là tiền đề để bé bắt đầu học cách kiểm soát cơ thể và sử dụng các giác quan thành thục hơn, từ đó hình thành sở thích và xa hơn là hình thành tính cách.

Bước sang tuần thứ 8-9, em bé của mẹ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về cả thể chất và tinh thần. Có lúc mẹ bắt gặp em bé đang chăm chú ngắm nhìn bóng nắng hắt trên khung cửa rất lâu. Có lúc bé giơ tay lên ngắm nghía như thể đang xem đồng hồ vậy. Có lúc bé lại cáu gắt nhặng xị không ngừng khiến mẹ vô cùng bối rối. Em bé đang chuẩn bị bước sang tuần khủng hoảng 8 – hay còn gọi là ww8 (Wonder week tuần 8).  

wonder-week-8-tuan-tuoi
wonder-week-8-tuan-tuoi

Wonder week 8 tuần (ww8) bắt đầu khi nào?

Wonder week 8 tuần xảy đến vào khoảng tuần tuổi từ 7-9. Số tuần tuổi được tính từ ngày dự sinh của bé (Không phải ngày bé chào đời) mẹ nhé!

Ví dụ: Nếu bé dự sinh vào ngày 30/10 nhưng chào đời vào ngày 05/10 thì mẹ sẽ tính tuần tuổi cho bé từ ngày dự sinh là ngày 30/10.

Biểu hiện wonder week 8 tuần là gì?

  • Bé quấy khóc nhiều hơn bình thường: Khóc là cách duy nhất con có thể thông báo với mẹ về cảm giác bất an của mình.
  • Bé khó ngủ, khóc đêm: Một vòng luẩn quẩn giữa khó ngủ, dậy sớm, thức đêm, ngủ không sâu giấc. Bé mệt mẹ mệt.
  • Bé bám mẹ: Mẹ là điểm tựa, cho bé cảm giác an toàn. Nên không lạ gì khi wonder week bé bám dính mẹ hơn bình thường.
  • Bé đòi hỏi sự chú ý của mẹ nhiều hơn: Bé rất thích trò chuyện cùng mẹ. Mỗi lần mẹ đến gần, có thể bé sẽ líu lo, và nở nụ cười thật tươi.
  • Bé ăn không ngon miệng: Bé có thể ngậm ti mẹ nhiều hơn nhưng lại mút ít hơn. Ngậm ti là cách bé tự trấn an bản thân.
  • Bé có thể nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ.

Ww8 – Wonder week 8 tuần sẽ kết thúc khi nào?

Trung bình giai đoạn khủng hoảng này sẽ kết thúc sau từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, không có câu trả lời chính xác bởi mỗi em bé lại có tốc độ phát triển khác nhau. Cách tốt nhất là mẹ hãy quan sát các biểu hiện và đánh dấu các mốc kỹ năng mới để xác định nhé!

Những kỹ năng mới của bé sau wonder week 8 tuần là gì?

Một bước tiến so với ww 5 tuần (bé làm quan với các giác quan). Bé bắt đầu biết sử dụng giác quan để nắm bắt được:

  • Hình dạng của sự vật
  • Những hiện tượng đơn giản
  • Những sự việc lặp đi lặp lại

và biết cách phản ứng lại.

Kỹ năng vận động

Khả năng kiểm soát cơ thể được cải thiện. Bé đã bắt đầu thực hiện được một số tư thế cụ thể không chỉ bằng đầu, tay, chân mà còn bằng các nhóm cơ nhỏ hơn như ở mắt, khuôn mặt, dây thanh quản…

  • Giữ thẳng đầu khi tập trung
  • Quay đầu có ý thức khi có tiếng động thu hút sự chú ý
  • Nghiêng người sang một bên
  • Đá chân và khua tay có ý thức hơn
  • Thực hiện được các biểu cảm khuôn mặt khác nhau
  • Cố gắng đập tay vào đồ chơi treo trước mặt
  • Cầm đồ vật trong tay và khua loạn xạ

Kỹ năng nhận thức

Bé tỏ ra chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh một cách có ý thức 

  • Tập trung quan sát mọi người và vật nuôi xung quanh di chuyển
  • Nhìn ngắm những chuyển động rung rinh, đu đưa của sự vật xung quanh như rèm cửa lay động, lá rơi ngoài cửa sổ
  • Thích ngắm nghía các bức tranh
  • Theo dõi mọi người nhai thức ăn  
  • Khám phá tay và chân của mình

Cảm xúc -xã hội

Bé bắt đầu thể hiện cảm xúc vui thích với những sự vật, sự việc mà bé thấy thú vị và có sự phản ứng lại bằng các giác quan.

  • Tỏ ra thích thú khi mẹ nói chuyện với bé
  • Mỉm cười khi nhìn vào đồ vật mà bé thấy thú vị
  • Có thể phát âm “ê ê” khi thích thú hoặc gây sự chú ý
  • Thích thú với những âm thanh cao độ, những đồ chơi phát ra tiếng động

Trải nghiệm ww8 – wonder week 8 của mẹ

Mẹ có thể sẽ phải trải qua một vài tuần mệt mỏi và tiêu cực:

  • Mệt mỏi và kiệt sức: Do em bé quấy đêm. Mẹ mất ngủ triền miên khiến cơ thể đuối sức.
  • Lo lắng: Ngay cả khi đây là lần làm mẹ thứ 2, thứ 3 . Thì mấy ai không lo lắng khi con cứ khóc ngặt cả ra. Hoang mang, lo lắng là cảm xúc thường gặp trong giai đoạn này.
  • Một chút khó chịu và một chút tội lỗi: Mệt mỏi kéo dài khiến mẹ đôi khi không giữ được bình tĩnh. Có thể, lúc nào đó bực quá mắng con. Để rồi sau đó lại hối hận vì thương con.

Nhưng cũng có những phút giây ngọt ngào ngắm nhìn con yêu bé bỏng, non nớt, mong manh.

Một số gợi ý cho mẹ khi vào tuần khủng hoảng số 8 của con

Kiểm tra kỹ các nguyên nhân khiến bé khó chịu

Một checklist những nguyên nhân khó chịu của bé đôi khi rất hữu ích. Bluecare xin liệt kê cho mẹ tham khảo như sau:

  • Đói
  • Cần thay bỉm
  • Buồn ngủ
  • Đầy bụng cần vỗ ợ hơi
  • Bé có thể bị nóng hoặc lạnh

Tạo cảm giác an toàn cho bé

Một số gợi ý cho mẹ: 

  • Tắm nước ấm cho bé. Đặt bé vào khăn tắm mềm, nhẹ nhàng massage cho bé để bé cảm thấy dễ chịu..
  • Mẹ hát, bật cho bé nghe những bài hát có âm điệu nhẹ nhàng, du dương. Nếu bé thích tiếng ồn trắng, mẹ bật cho bé mỗi khi đi ngủ.
  • Ôm ấp, vuốt ve, đung đưa nhẹ nhàng.
  • Thủ thỉ nói lời yêu thương.

Hỗ trợ bé phát triển kỹ năng

  • Kích thích thị giác cho bé: Dán tranh ảnh có màu sắc tương phản quanh khu vực bé nằm chơi. Cho bé xem thẻ, hay treo nôi kích thích thị giác.
  • Khi cơ đầu và cơ cổ của bé đã cứng cáp hơn. Mẹ có thể chơi trò kéo người lên cùng bé. Mẹ để ngón tay cái của mẹ vào lòng bàn tay bé để bé nắm chặt. Các ngón tay còn lại của mẹ vẫn có thể giữ phòng khi bé tuột tay. 
  • Cho bé chơi tàu bay trên chân mẹ
  • Tập tummy time cho bé hàng ngày.
  • Trò chuyện trong tư thế mặt đối mặt với bé. Khuôn mặt biểu cảm linh hoạt. Giới thiệu với bé về những bộ phận trên cơ thể.

Tham gia cộng đồng chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lớn nhất Việt Nam, cùng nhau chia sẻ những bí quyết nuôi dạy con ba mẹ nhé!

Tham khảo: The wonder week – Hetty van de Rijt, Frans Plooij

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*