TỰ KỶ BẨM SINH LÀ GÌ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA VÀ CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁCH ĐIỀU TRỊ

Contents

Tự kỷ bẩm sinh là gì, nguyên nhân gây ra, dấu hiệu, cách điều trị

1. Tự kỷ bẩm sinh là gì?

Tự kỷ là triệu chứng rối loạn phát triển, có tên khoa học là Autism Spectrum Disorders, viết tắt ASD. Thời gian ba năm đầu đời chính là lúc hội chứng này xuất hiện, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Cụ thể là hành vi, trí tuệ, giao tiếp cũng như sự thích nghi không như những trẻ cùng trang lứa.

2. Nguyên nhân gây nên tự kỷ bẩm sinh ở trẻ em

2.1. Gen và di truyền học

Một trong những nguyên nhân trẻ bị tự kỷ bẩm sinh chính là do gen di truyền. Mặc dù vậy các nhà khoa học cũng chưa thể tìm ra những gen hay tổ hợp gen cụ thể để dẫn đến tình trạng bệnh này.

2.2. Môi trường trước khi sinh đẻ

Trong quá trình mang thai người mẹ sống, làm việc hay thường xuyên hít phải những chất ô nhiễm, môi trường độc hại chẳng hạn như thuốc lá, mùi đốt rác… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi và dễ dẫn đến tự kỷ ở trẻ.

2.3. Mẹ nhiễm virus khi mang thai

Người mẹ bị nhiễm virus Rubella trong thời kỳ mang thai sẽ làm cho não thai nhi kém phát triển, thương, phát triển không bình thường dễ dẫn tới bệnh tự kỷ. Nghiêm trọng hơn loại virus này cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị dị tật.

2.4. Tiểu đường thai kỳ

Nếu người mẹ bị bệnh đái tháo đường trong giai đoạn nghén cũng là nguy cơ khiến cho con sau khi ra đời dễ mắc chứng tự kỷ. Theo thống kê sở y tế năm 2009 cho thấy, bệnh đái tháo đường ở mẹ làm trẻ có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn bình thường.

2.5. Dùng thuốc trong thai kỳ

Mẹ bầu sử dụng thuốc an thần, trị dạ dày, viêm khớp… cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở trẻ. Thế nên bạn cần sử dụng thuốc theo đơn, liều lượng của bác sĩ đưa ra trong suốt thời gian mang thai.

2.6. Tuổi mang thai của người mẹ cao

Nếu người mẹ sinh con ở tuổi 40 hay trên 40 thì khả năng trẻ tự kỷ sẽ cao hơn bà mẹ sinh sau tuổi 20. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ để có quá trình thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

2.7. Thuốc trừ sâu, hóa chất, kim loại nặng

Môi trường nhiều hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và nguy cơ tự kỷ rất cao về sau. Thế nên bạn cần hạn chế tiếp xúc với những chất này khi mang thai.

2.8. Rối loạn tuyến giáp

Giai đoạn thai kỳ phụ nữ mang thai bị bệnh tuyến giáp dẫn đến thiếu hoocmon tyroxin, dẫn đến những thay đổi bên trong não của thai nhi. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở trẻ.

2.9. Căng thẳng trong thai kỳ

Người mẹ bị căng thẳng, stress trong quá trình mang thai cũng sẽ tác động đến tâm lý và trí não của con. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em trong 3 tuổi đầu.

3. Dấu hiệu của tự kỷ bẩm sinh ở trẻ em

3.1. Biểu hiện của tự kỷ bẩm sinh trong giao tiếp và ngôn ngữ

Trẻ bị tự kỷ bẩm sinh sẽ có biểu hiện là chậm nói hay phát âm không có nghĩa. Ngôn ngữ rất thụ động, không biết đặt câu hỏi mà chỉ nhại lại lời của bố mẹ hay người xung quanh. Hơn nữa giọng của trẻ thiếu diễn cảm, nói ngọng, nhanh và ríu lời, nói rất to…

3.2. Triệu chứng của tự kỷ trong hành vi

Trẻ tự kỷ có những dấu hiệu bất thường về hành vi cụ thể là thích quay tròn người, lắc lư, chạy vòng quanh nhà và nhảy lên cao. Đôi khi bé ngồi đúng vị trí riêng của mình, mặc đúng bộ quần áo yêu thích và làm việc theo trình tự nhất định.

3.3. Dấu hiệu trong việc tương tác xã hội

Trong tương tác với xã hội trẻ không để ý đến thái độ của người khác mà chỉ làm theo ý thích của mình. Hơn nữa, bé có xu hướng thích một mình, ít giao tiếp, thiếu chia sẻ, sợ người lạ và kéo tay người khác khi cần chứ không chịu nói.

3.4. Biểu hiện trí tuệ của trẻ tự kỷ dạng bẩm sinh

Thông thường trẻ tự kỷ sẽ chậm phát triển so với bạn bè cùng trang lứa, một số trường hợp khác lại có khả năng đặc biệt và trí nhớ tốt như nhớ các đồ vật, làm tính giỏi. Có rất nhiều cha mẹ đã lầm tưởng rằng con quá thông minh khi trẻ có các biểu hiện này. Chính vì thế mà bạn nên cho con đi khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để sớm phát hiện bệnh.

3.5. Rối loạn trong tính cách, sở thích

Tự kỷ ở trẻ em còn biểu hiện rõ trong tính cách đó là biểu hiện tăng động, phản ứng nguy hiểm với những gì không vừa ý. Bên cạnh đó sở thích của bé là ngồi nhìn tay chân, xem tivi, quảng cáo rất nhiều giờ hay chơi một mình.

Tự kỷ bẩm sinh là gì, nguyên nhân gây ra, dấu hiệu, cách điều trị

 07/06/2019 12:27

Tự kỷ bẩm sinh là triệu chứng xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là trong quá trình mang thai người mẹ có các vấn đề về sức khỏe. Cùng Blog Adayroi tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố dẫn đến bệnh, dấu hiệu nhận biết và thời điểm điều trị nhé!

1. Tự kỷ bẩm sinh là gì?

Tự kỷ là triệu chứng rối loạn phát triển, có tên khoa học là Autism Spectrum Disorders, viết tắt ASD. Thời gian ba năm đầu đời chính là lúc hội chứng này xuất hiện, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Cụ thể là hành vi, trí tuệ, giao tiếp cũng như sự thích nghi không như những trẻ cùng trang lứa.

2. Nguyên nhân gây nên tự kỷ bẩm sinh ở trẻ em

2.1. Gen và di truyền học

Một trong những nguyên nhân trẻ bị tự kỷ bẩm sinh chính là do gen di truyền. Mặc dù vậy các nhà khoa học cũng chưa thể tìm ra những gen hay tổ hợp gen cụ thể để dẫn đến tình trạng bệnh này.

2.2. Môi trường trước khi sinh đẻ

Trong quá trình mang thai người mẹ sống, làm việc hay thường xuyên hít phải những chất ô nhiễm, môi trường độc hại chẳng hạn như thuốc lá, mùi đốt rác… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi và dễ dẫn đến tự kỷ ở trẻ.

2.3. Mẹ nhiễm virus khi mang thai

Người mẹ bị nhiễm virus Rubella trong thời kỳ mang thai sẽ làm cho não thai nhi kém phát triển, thương, phát triển không bình thường dễ dẫn tới bệnh tự kỷ. Nghiêm trọng hơn loại virus này cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị dị tật.

2.4. Tiểu đường thai kỳ

Nếu người mẹ bị bệnh đái tháo đường trong giai đoạn nghén cũng là nguy cơ khiến cho con sau khi ra đời dễ mắc chứng tự kỷ. Theo thống kê sở y tế năm 2009 cho thấy, bệnh đái tháo đường ở mẹ làm trẻ có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn bình thường.

Mẹ bầu bị tiểu đường ảnh hưởng đến trẻ

Mẹ bầu bị tiểu đường ảnh hưởng đến trẻ (Nguồn: conlatatca.vn)

2.5. Dùng thuốc trong thai kỳ

Mẹ bầu sử dụng thuốc an thần, trị dạ dày, viêm khớp… cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở trẻ. Thế nên bạn cần sử dụng thuốc theo đơn, liều lượng của bác sĩ đưa ra trong suốt thời gian mang thai.

2.6. Tuổi mang thai của người mẹ cao

Nếu người mẹ sinh con ở tuổi 40 hay trên 40 thì khả năng trẻ tự kỷ sẽ cao hơn bà mẹ sinh sau tuổi 20. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ để có quá trình thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

2.7. Thuốc trừ sâu, hóa chất, kim loại nặng

Môi trường nhiều hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và nguy cơ tự kỷ rất cao về sau. Thế nên bạn cần hạn chế tiếp xúc với những chất này khi mang thai.

2.8. Rối loạn tuyến giáp

Giai đoạn thai kỳ phụ nữ mang thai bị bệnh tuyến giáp dẫn đến thiếu hoocmon tyroxin, dẫn đến những thay đổi bên trong não của thai nhi. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở trẻ.

2.9. Căng thẳng trong thai kỳ

Người mẹ bị căng thẳng, stress trong quá trình mang thai cũng sẽ tác động đến tâm lý và trí não của con. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em trong 3 tuổi đầu.

Căng thẳng mệt mỏi trong giai đoạn thai kỳ của mẹ cũng là nguyên nhân gây tự kỷ ở bé

Căng thẳng mệt mỏi trong giai đoạn thai kỳ của mẹ cũng là nguyên nhân gây tự kỷ ở bé

3. Dấu hiệu của tự kỷ bẩm sinh ở trẻ em

3.1. Biểu hiện của tự kỷ bẩm sinh trong giao tiếp và ngôn ngữ

Trẻ bị tự kỷ bẩm sinh sẽ có biểu hiện là chậm nói hay phát âm không có nghĩa. Ngôn ngữ rất thụ động, không biết đặt câu hỏi mà chỉ nhại lại lời của bố mẹ hay người xung quanh. Hơn nữa giọng của trẻ thiếu diễn cảm, nói ngọng, nhanh và ríu lời, nói rất to…

3.2. Triệu chứng của tự kỷ trong hành vi

Trẻ tự kỷ có những dấu hiệu bất thường về hành vi cụ thể là thích quay tròn người, lắc lư, chạy vòng quanh nhà và nhảy lên cao. Đôi khi bé ngồi đúng vị trí riêng của mình, mặc đúng bộ quần áo yêu thích và làm việc theo trình tự nhất định.

Triệu chứng về hành vi của bé khi bị tự kỷ

Triệu chứng về hành vi của bé khi bị tự kỷ (Nguồn: vneconomy.vn)

3.3. Dấu hiệu trong việc tương tác xã hội

Trong tương tác với xã hội trẻ không để ý đến thái độ của người khác mà chỉ làm theo ý thích của mình. Hơn nữa, bé có xu hướng thích một mình, ít giao tiếp, thiếu chia sẻ, sợ người lạ và kéo tay người khác khi cần chứ không chịu nói.

3.4. Biểu hiện trí tuệ của trẻ tự kỷ dạng bẩm sinh

Thông thường trẻ tự kỷ sẽ chậm phát triển so với bạn bè cùng trang lứa, một số trường hợp khác lại có khả năng đặc biệt và trí nhớ tốt như nhớ các đồ vật, làm tính giỏi. Có rất nhiều cha mẹ đã lầm tưởng rằng con quá thông minh khi trẻ có các biểu hiện này. Chính vì thế mà bạn nên cho con đe khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để sớm phát hiện bệnh.

3.5. Rối loạn trong tính cách, sở thích

Tự kỷ ở trẻ em còn biểu hiện rõ trong tính cách đó là biểu hiện tăng động, phản ứng nguy hiểm với những gì không vừa ý. Bên cạnh đó sở thích của bé là ngồi nhìn tay chân, xem tivi, quảng cáo rất nhiều giờ hay chơi một mình.

Trẻ bị rối loạn về sở thích và tính cách

Trẻ bị rối loạn về sở thích và tính cách

4. Điều trị tự kỷ bẩm sinh ở trẻ em

4.1. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu bé có các dấu hiệu khi 12 tháng vẫn không nói bập bẹ hay các giao tiếp, cử chỉ khi có người nói chuyện không bình thường. Dấu hiệu tiếp theo là bé đã được 16 tháng nhưng chưa thể nói được từ đơn và khi 2 tuổi không nói rõ từ. Trẻ mất kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội trong mọi lứa tuổi.

Nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra

4.2. Tự kỷ dạng bẩm sinh ở trẻ em có thể điều trị được không

Tự kỷ sẽ tồn tại suốt đời nên sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán bạn hãy đưa bé đến trung tâm giáo dục đặc biệt. Đây chính là phương pháp để bé hòa nhập với cộng đồng và phát triển tốt hơn.

4.3. Các phương pháp điều trị bẩm sinh ở trẻ em

Phân tích hành vi

Nhiều chuyên gia đã khuyên rằng những người thân trong gia đình, bố mẹ nên quan sát hành động của bé để kết hợp cùng các bác sĩ đưa ra biện pháp vật lý trị liệu phù hợp. Chẳng hạn như để trẻ vận động, cử động cơ thể và tập phản ứng cân bằng.

Liệu pháp ngôn ngữ

Bạn nên nói rõ ràng để trẻ nghe và phát triển kỹ năng ngôn ngữ được hoàn chỉnh. Tránh tình trạng nói ngọng líu bởi điều này sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng theo.

Hướng dẫn kỹ năng xã hội

Cha mẹ cần hạn chế để bé xem tivi, máy tính bởi đây chính là điều cản trở trẻ tiếp xúc với thế giới thật, giảm khả năng vận động và tương tác xã hội. Thế nên bạn hãy nói chuyện với con mình nhiều hơn, tìm các chủ đề thu hút sự tập trung, mua các sách truyện thiếu nhi hay, bổ ích, hình ảnh sinh động về đọc cho bé nghe hay mua các món đồ chơi bắt mắt và cùng chơi với bé, tạo tình cảm tốt với bé.

Liệu pháp tích hợp giác quan

Bạn nên phối hợp ngữ điệu khi nói với các biểu cảm trên khuôn mặt, cử động tay chân để trẻ có thể nhận biết được các phương pháp giao tiếp khác nhau. Điều này sẽ hỗ trợ các giác quan trẻ phát triển.

Khi chơi với bé nên phối hợp hành động để giác quan trẻ phát triển

Khi chơi với bé nên phối hợp hành động để giác quan trẻ phát triển

Dùng thuốc

Nếu bé có các dấu hiệu trong 14 dấu hiệu trầm cảm, lo sợ và hành động thái quá khi gặp hiện tượng sự vật nào đó. Lúc này bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc phù hợp, giảm thiểu tình trạng này, giúp bé ổn định hơn về tâm lý.

Tự kỷ bẩm sinh ở trẻ có thể dễ dàng xảy ra nếu trong quá trình mang thai mẹ bị ảnh hưởng bởi những tác động cả chủ quan và khách quan gây ra. Vì vậy, mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu các kiến thức thai giáo cập nhật mới để tự chăm sóc tốt nhất cho bản thân và con yêu trong bụng, đồng thời mẹ bầu cần giữ cho tinh thần vui vẻ, thoải mái, thực hiện 10 phương pháp giảm Stress khi mang thai. Bên cạnh đó, các mẹ nên lựa chọn sử dụng các gói thai sản trọn gói chất lượng tốt để luôn được đảm bảo về sức khỏe trong suốt thai kỳ cũng như được tham gia các lớp học về thai sản, nhận tư vấn hữu ích từ các bác sĩ theo tình trạng của bản thân.

Vinmec healthcare system

bluecare
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*