Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Để hỗ trợ các bạn điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân, Bluecare đã xây dựng nên bản Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng, mong phần nào giúp các bạn điều dưỡng thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn…

Contents

Sốt

Cho nằm giường thoáng mát
Nới rộng quần áo, lau mát
Thực hiện y lệnh, uống nước ấm
Theo dõi, xử lý co giật nếu gặp ở trẻ em
Thực hiện kháng sinh theo y lệnh
Theo dõi nhiệt dộ thường xuyên
Uống nhiều nước
Theo dõi lượng dịch ra vào

Sốt 
Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Khó thở

Cho bệnh nhân nằm đầu cao
Làm thông thoáng đường thở (nới rộng quần áo, hút đàm nhớt)
Cho bệnh nhân thở oxy theoy lệnh
Theo dõi tần số, tính chất thở

Theo dõi SpO2

Theo dõi tình trạng da niêm ?
Lồng ngực có di động theo nhịp thở không
Vỗ rung lồng ngực giúp bệnh nhân ho có hiệu quả tống đàm nhớt ra ngoài
Thực hiện y lệnh thuốc : phun khí dung, tiêm thuốc, dịch truyền
Chuẩn bị dụng cụ mở khí quản, đặt Nội khí quản nếu bệnh nhân không hết khó thở

Phù

Theo dõi tính chất, mức độ phù, vị trí phù
Sử dụng thuốc lợi tiểu nếu có:
Theo dõi lượng nước tiểu
Bù Kali
Dùng thuốc trước 15 phút
Theo dõi ion đồ
Theo dõi cân nặng, lượng nước xuất nhập Hạn chế muối khi bị phù
Khi bị suy Tim thì uống nước theo tình trạng bệnh
Kê cao chi kích thích lưu thông máu tĩnh mạch
Hạn chế đi lại khi có phù
Vệ sinh da sạch sẽ, tránh cào gãi

Ngủ ít

Thực hiện y lệnh thuốc:
Vệ sinh da, quần áo, chăn gói sạch sẽ
Tạo điều kiện thuận tiện: phòng bệnh yên tĩnh, ánh sáng nhẹ.
Khuyên bệnh nhân tránh lo âu, buồn phiền
Hạn chế tiếng ồn vào ban đêm, hạn chế thăm viếng vào giờ nghỉ ngơi
Không dùng cafe , trà và các chất gây khó ngủ vào buổi chiều tối
Có thể cho bệnh nhân ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ giúp cho bệnh nhân ngủ sâu hơn

Sonde dạ dày

Cho bệnh nhân nằm đầu cao 30o trước khi cho ăn
Cho bệnh nhân ăn đúng phương pháp với tốc độ chậm
Kiểm tra và tráng ống trước khi ăn để tránh thức ăn lên men làm hôi ống và vi khuẩn có điều phát triển nên lượng nước trong ống, đảm bảo vệ sinh cho bệnh nhân ăn, tránh không khí vào dạ dày. Đối với bệnh nhân đặt nội khí quản phải bơm bóng chè trước cho ăn nếu bệnh nhân hôn mê.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày cho bệnh nhân bằng nước muối sinh lý + nước súc miệng
Cho bệnh nhân ăn theo giờ quy định khoảng 6 l/ ngày mỗi lần 200- 250ml hoặc tùy theo tinhd tràng bệnh lý, cho bệnh nhân ăn lỏng dễ têu như sửa, bột, súp.. hoặc theo đơn Bác sĩ do Khoa dinh dưỡng cung cấp.
Theo dõi dịch từ ống, màu sắc, tính chất
Thay ống sonde khi dơ, nghẹt hoặc theo qui định 5- 7 ngày

Sonde dạ dày
Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Sonde tiểu

Sonde tiểu Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn
dõi màu sắc, tính chất, số lượng nước tiểu 24h
Giải thích cho bệnh nhân việc sắp làm, mục đích đặt sonde tiểu nếu bệnh nhân còn tỉnh
Chăm sóc Bộ phận sinh sục hằng ngày
Quan sát thường xuyên để tránh ống bị nghẹt hoặc tắc nghẽn
Kẹp ống 3h một lần để tập cho bn tự đi tiểu tránh hiện tượng ” bàng quang bé”
Khi nước tiểu được 2/3 túi, đổ nước tiểu và ghi vào hồ sơ
Sau 5-7 ngày thay ống để tránh nhiễm trùng
Lấy nước tiểu để làm xét nghiệm tìm vi trùnp Khuyên bệnh nhân uống nhiều nước nếu không có chống chỉ định Bơm rửa bàng quang 3-5 ngày/lần
Nếu bệnh nhân tỉnh thì rút ống sonde tiểu càng sớm càng tốt.

Sonde tiểu
Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Chăm sóc bệnh nhân có ống dẫn lưu

Rửa và thay băng ống dẫn lưu hằng ngày
Đảm bảo nguyên tắc vô trùng khi thay băng
Theo dõi chân ống dẫn lưu, chăm sóc chân ống dẫn lưu, lám sạch, thay băng tích cực
Quan sát chân ống dẫn lưu để ngừa nhiễm trùng
Theo dõi và chăm sóc ống dẫn lưu, phaỉ đảm bảo không gập và tắc ống. Phải giữ ống luôn thông và vô khuẩn. Các ống phải giữ cố định tránh tụt và di động
Theo dõi số lượng và màu sắc, tính chất của dịch dẫn lưu
Thay bắng và túi chứa dịch 1 lần/ ngày
Cho bệnh nhân nằm ngiêng về bên có ống dẫn lưu để dịch thoát ra dễ dàng và tránh gập gãy ống
Rút ống dẫn lưu khi có chỉ dịnh của Bác sĩ

Ho có đàm

Uống nước ấm làm loãng đàm
Làm ẩm và ấm không khí hít vào
Tập cho bệnh nhân ho có hiệu quả
Vỗ rung lồng ngực
Hút đàm nhớt đối với bệnh nhân hôn mê hoặc không hút đàm nhớt ra được
Thực hiện thuốc Long đàm: acetyl cystein, ambroxol, bromhexin…
Theo dõi tính chất, mầu sắc, số lượng đàm, xét nghiệm đàm tiềm vi trùng
Vệ sinh răng miệng, cá nhân, giữ ấm cho bệnh nhân
Súc miệng bằng nước ấm sau khi khạc đàm

Hút đàm nhớt
Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Co giật

Đặt cây đè lưỡi giữa 2 hàm răng tránh cắn lưỡi
Cố định bệnh nhân đảm bảo an toàn cho bệnh nhân
Thuốc chống co giật theo y lệnh Theo dõi Dhst đặc biệt là nhịp thở
Thở oxy qua canula hay mặt nạ nhằm cung cấp oxy cho bệnh nhân khi có biểu hiện tím tái, khó thở, Spo2 < 90%
Lau mát nếu có sốt
Hướng dẫn người nhà bệnh nhân xử trí khi có co giật xảy ra khi không có nhân viên y tế
Tránh nặng chanh vào miệng bệnh nhân tránh bị sặc
Ở bệnh nhân bị động kinh không nên cho lái xe một mình, không đi sông nước1 mình, hạn chế tiếp xúc với lửa
Uống thuốc đúng theo y lệnh

Tiêu chảy

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
Thực hiện y lệnh thuốc
Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất phân ( đàm máu hay tanh hôi)
Theo dõi tình tràng mất nước ( dựa vào dấu véo da, môi khô, khóc không có nucứ mắt), khát nước
Theo dõi cân nặng, số lần đi tiêu
Theo dõi lượng nước xuất nhập trong 24h
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau mỗi lầ đi tiêu
Bù nước cho bệnh nhân bằng đường uống nếu bệnh nhân không nôn và đường truyền
Theo dõi bệnh nhân có sốt không? Đau bụng không
Xét nghiệm phân tìm vi trùng hoặc ký sinh trùng đường ruột
Theo dõi ion đồ, Hct

Ăn uống kém

Cho bệnh nhân ăn cân đối giữa các thành phần, phù hợp với tình trạng bệnh lý
Ăn đầy đủ đạm, calo, vitamin
Chia làm nhiều bữanhor trong ngày
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn
Ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn gây dị ứng, kích thích, có gas
Giải thích cho bệnh nhân tầm quan trọng của ăn uống
Cho bệnh nhân ăn qua sonde, hỗ trợ dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch
Theo dõi: cân nặng, đạm trong máu.

Táo bón

Hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ nhàng tại giường tránh nằm lâu
Cho bệnh nhân uống nhiều nước Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống nhiều chất xơ, trái cây, thức ăn dễ tiêu
Hướng dẫn người bệnh tập xoa bụng dọc theo cung đại tràng theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột
Dặn người bệnh đi đại tiện ngay, tránh dể lâu, tập đi tiêu đúng giờ đều đặn
Bệnh nhân có thể uống thuốc nhuận tràng hoặc có thể thụt tháo cho bệnh nhân

thụt tháo đại tràng
Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Nôn

Theo dõi số luống màu sắc, tính chất nôn
Cho bệnh nhân nằm nghiêng sang 1 bên khi bệnh nhân nôn, nằm nghỉ ngơi tại giường
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 2 lần/ ngày
Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân
Thực hiện y lệnh thuốc chống nôn
Cho bệnh nhân uống nước ấm khi hết nôn
Theo dõi tri giác của bệnh nhân

Nhức đầu, chóng mặt

Dặn bệnh nhân khi thay đổi tư thế phải nhẹ nhàng, từ từ không để bị ngã
Cho bệnh nhân nghỉ ngơi yên tỉnh, thoáng mát tránh tiếng ồn
Tăng cường giấc ngủ cho bệnh nhân
Xoa bóp nhè nhàng ở trán, thái dương
Thực hiện y lệnh thuốc Hạ áp, giảm đau
An ủi, động viên và giải thích cho bệnh nhân bớt lo lắng và được thoải mái
Khuyên bệnh nhân ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh hoa quả
Thường xuyên theo dõi huyết áp cho bệnh nhân

Ngứa

Thực hiện theo y lệnh chopheniramin 4mg
Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh da thường xuyên: dùng khăn lông mềm chậm lên bóng nước không được chà xát mạnh hay cào gãy lên các nốt đậu vì sẽ làm vỡ và để lại nốt sẹo, giữ da khô thoáng
Thay quần áo sạch sẽ, thay drap, giữ drap giường sạch sẽ
Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng dung dịch Lactacid pha vào nước khi tắm để giúp giữ vệ sinh da
Hướng dẫn bệnh nhân thoa xanh methylen lên các nốt đậu bj vỡ để ngừa bội nhiễm

Đau ngực

Theo dõi tình trạng đau ( tính chất, vị trí hướng lan, cường độ, thời gian), hô hấp
Thực hiện y lệnh thuốc
Cho bệnh nhân nghĩ ngơi ( tùy mức độ bệnh)
Tạo không khí mát mẻ, thoải mái
Theo dõi DHST đặc biệt là mạch, huyết áp, nhịp thở
Động viên an ủi bệnh nhân
Khi bệnh nhân đau ngực người ĐD nên ở bên cạnh để cho bệnh nhân an tâm
Cho bệnh nhân nằm tư thế giảm đau thích hợp
Tránh lạnh đột ngột cho bệnh nhân
Thở Oxy nếu có chỉ định

Cơn đau ngực: NMCT

– Giữ người bệnh bất động để làm giảm tiêu thụ oxy cơ tim. Tốt nhất là cho người bệnh nằm nghỉ trong tư thế nửa ngồi.
– Thực hiện y lệnh Morphin Sulfat hoặc Morphin Clohydrat tiêm tĩnh mạch từ 2 mg đến 5 mg một lần là cách tốt nhất để cắt cơn đau (không nên tiêm bắp vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm men). Chú ý theo dõi tần số thở vì thuốc gây ức chế trung tâm hô hấp.
– Nếu thầy thuốc cho các thuốc làm giãn động mạch vành để tăng cung cấp oxy cho cơ tim thì thực hiện y lệnh đó. Chú ý hướng dẫn cho người bệnh cách ngậm Nitroglycerin hoặc Adalat.
– Thực hiện y lệnh thở oxy để làm giàu oxy cho máu động mạch góp phần làm giảm đau ngực.
– Theo dõi cơn đau, theo dõi điện tâm đồ liên tục (đặc biệt quan trọng).

Loét

Phòng loét

Cho bệnh nhân mặc quần áo rông rãi, phòng thoáng mát
Cho bệnh nhân nằm nệm chống loét ( nệm nước, nệm hơi, vòng gòn)
Xoay trở bệnh nhân 2 giờ/ lần, lau mình bệnh nhân bằng nước ấm
Hướng dẫn bệnh nhân tập thụ động tại giường như gập duỗi, xoa bóp các cho để tăng tuần hoàn
Xoa bóp vùng bị tì đè: Khuỷa tay, xương cùng cụt, xương bả vai…

Khi loét

Thay băng đúng qui trình kỹ thuật, cắt lọc các mô hoại tử
Theo dõi lượng dịch thấm băng
Dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân
Luôn luôn giữ cho bệnh nhân khô ráo sạch sẽ
Phơi nắng hoặc chiếu đèn hồng ngoại cho vết loét mau lành

Bệnh nhân có vết mổ

Theo dõi DHST
Theo dõi tình trạng vết mổ
Xem vết mổ khô hay thấm dịch, thấm máu
Thao tác kỹ thuật thay băng vết thương phải đảm bảo vô trùng
Thực hiện thuốc thao y lệnh
Theo dõi tình trạng phù nề. Cắt chỉ sau 5 ngày, cắt chỉ bỏ mối nếu nhiễm trùng vết mổ
Giữ vết mổ khô ráo
Tránh táo bón cho bệnh nhân, dinh dưỡng hợp lý
Nếu bệnh nhân trung tiện được thì ăn lỏng đến đặc dần
Thay băng mỗi ngày 1 lần
Đối với bệnh nhân có mổ đường tiêu hóa nên phòng ngừa biến chứng tắc ruột

thay băng vết thương
Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Vàng da sơ sinh

Cho bệnh nhân bú mẹ hoàn toàn
Theo dõi tri giác của trẻ để phát hiện sớm biến chấn
Cho trẻ chiếu đèn theo y lệnh, che mắt bé lại
Phơi nắng cho trẻ từ 7 giờ – 9 giờ sáng
Theo dõi Bilirubin của trẻ
Vệ sinh đèn chiếu hằng ngày để tránh lây truyền bệnh cho trẻ
Theo dõi tính chất vàng da hằng ngày để báo Bác sĩ
Phụ giúp Bác sĩ thay máu cho trẻ nếu có chỉ định
Thực hiện thuốc theo y lệnh

Chiếu đèn vàng da
Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Chăm sóc bệnh nhân có hậu môn nhân tạo

Khuyến khích bệnh nhân giải bày cảm xúc, động viên tinh thần cho Bệnh nhân chấp nhận vơi hậu môn nhân tạo tránh mặc cảm, chán nãn
Hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc hậu môn nhân tạo cách thay lấp túi sau mỗi lần ra phân, chắm sóc vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo
Hướng dẫn bệnh nhân tập hậu môn nhân tạo: ăn đúng giờ, hạn chế ăn vặt, tránh gồng cơ bụng, tới giờ đi tiêu phải ngồi dậy
Hướng dẫn chế độ ăn phù hợp: ăn ít chất xơ, lipid, giàu protein, tránh thức ăn nhiều gia vị lên men, uống nhiều nước tránh táo bón
Đối với hậu môn nhân tạo bên phải và mở thông hồi tràng ra da
Theo dõi màu sắc da niêm tại chỗ
Thực hiện kháng sinh ngừa nhiễm khuẩn
Tránh làm việc nặng
Theo dõi cân bằng nước ra vào
Uống nhiều nước, nhai kỹ thức ăn, ăn chậm, thức ăn chứa nhiều Kaili

Chăm sóc Bệnh nhân nôn ra máu – xuất huyết tiêu hóa

Theo dõi dịch nôn, số lượng, màu sắc, tính chất, số lần nôn
Theo dõi phân, số lượng, màu sắc, tính chất và số lần đi tiêu
Cho bệnh nhân nằm nghỉ tại giường, hạn chế đi lại
Đo dấu hiệu sinh tồn 30 phút hoặc 1 giờ lần để phát hiện tình trạng sốc nếu có
Cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng: thịt, cá, trứng sữa, trái cây… có thể uống sữa lạnh, tránh ăn đồ nóng có thể gây xuất huyết thêm
Không ăn thức ăn có màu đỏ như: huyết, củ dền, củ cải đỏ… và không uống xá xị để dễ theo dõi tình trạng xuất huyết
Theo dõi da niêm của bệnh nhân
Nếu mất máu nhiều cho bệnh nhân nằm đầu thấp
Theo dõi HCT, truyền dịch, truyền máu
Chườm lạnh cho bệnh nhân nếu xuất huyết nhiều ở vùng thượng vị

Nhiễm trùng ngoài da

Thực hiện thuốc theo y lệnh
Vệ sinh da thường xuyên
Xoay trở thường xuyên 2 giờ/lần để phòng loét, xoa bóp cho bệnh nhân
Tắm cho bệnh nhân 1 ngày/ lần hoặc khi bệnh nhân dơ
Cho bệnh nhân nằm phòng thoáng mát
Cho bệnh nhân nằm nệm hơi, nệm nước vòng gòn khi chưa loét hoặc đã loét
Tránh gãy hay dùng tay chạm vào vùng da bị nhiếm trùng và bôi thuốc sát khuẩn
Chế độ ân cho bệnh nhân phải đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là vitaminC để tăng đề kháng cho cơ thể

tắm gội cho bệnh nhân tại giường
Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Tăng huyết áp

Thực hiện thuốc tăng huyết áp
Ăn lạt, hạn chế muối 6g/ ngày
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
Tập luyện thể dục thể thao
Không hút thuốc uống rượu
Thường xuyên theo dõi Huyết áp 1 giờ nhất định, cùng 1 vị trí, cùng 1 máy
Uống thuốc huyết áp điều đặn
Nếu có điều kiện nên mua máy đo huyết áp tại nhà và đến cơ sở y tế gần nhất nếu co triệu chứng: nhứt đầu, chóng mặt, nôn
Giải thích cho bệnh nhân biết 1 số biến chứng của tăng huyết áp

Rối loạn nước và điện giải

Thường xuyên đánh giá tình trạng nước và điện giải
Xét nghiệm điện giải trong máu và theo dõi kết quả
Theo dõi cân nặng của bệnh nhân hằng ngày
Theo dõi, kiểm tra chế độ ăn và lượng nước điện giải vào trong cơ thể bằng đường ăn uống
Kiểm tra lượng nước bài tiết: nước tiểu, phân, chất nôn, dịch dẫn lưu
Theo dõi CVP để đánh giá tình trạng mất nước
Theo dõi mạch, huyết áp, tần số thở
Kiểm soát chặc chẽ các nguồn cung cấp dịch và điện giải
Trẻ nhỏ thì tiếp tục cho bú mẹ
Nếu bệnh nhân mất nước và điện giải thì bù:
Bệnh nhân uống được thì cho bệnh nhân uống bằng đường miệng: dung dịch ORS, nước cháo muối, nước muối đường, nước dừa non.
Bệnh nhân không uống được thì truyền dịch theo y lệnh: Lactact ringer, NaCL 0.9%, Kaili Clorid, Natri Bicarbonat 1.4%, 4.2%
Hướng dấn cách pha các dung dịch bằng đường uống cho bệnh nhân
Chăm sóc bệnh nhân chướng bụng sau mổ
Dặn bệnh nhân không được ăn uống chỉ truyền dịch
Theo dỗi tình trạng bụng, nhu động ruột
Theo dõi về hô hấp
Đảm bảo không khí cung cấp đủ oxy
Hướng dẫn bệnh nhân tập hít thở sâu,xoay trở, ngồi dậy, đi lại
Đặt sonde dạ dày giảm áp và hút dịch vị theo y lệnh
Theo dõi lượng dịch ra hằng ngày
Khuyến khích bệnh nhân vận động
Cho bệnh nhân đi siêu âm, chụp X – quang bụng đứng để theo dõi tình trạng chướng bụng
Thực hiện thuốc theo y lệnh

Nhiễm trùng vết mổ

Theo dõi DHST
Chăm sóc, thay băng rửa vết thương, cắt chỉ bỏ mối
Thực hiện thuốc theo y lệnh
Theo dõi tình tràng vết mổ hằng ngày( sưng, nóng, đỏ, đau, có dịch tiết ở vết mổ không), tình tràng người bệnh
Hướng dẫn chế độ ăn uống: tăng đạm, vitamin C
Tránh làm ướt bắng
Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Bệnh nhân vận động kém sau mổ
Thực hiện thuốc giảm đau
Giải thích những biến chứng có thể xảy ra để bệnh nhân hiểu tầm quan trọng của việc vận động sớm sau mổ: tắc ruột, viêm phổi, xẹp phổi, tắc mạch, loét.
Hướng dãn bệnh nhân vận động sớm: từ nhẹ đến nặng như ngồi dậy, đi nhẹ nhàng quanh giường nếu đau phải nghỉ ngơi, không được gắn sức
Giữ gìn vết mổ khi vận động, tránh đụng chạm gây đau
Khuyên bệnh nhân vận động nhẹ nhàng, tập hít thở
Vệ sinh kém
Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ
Thay quần áo, drap giường mỗi khi dơ
Giữ vệ sinh khoa phòng
Ăn uống hợp vệ sinh
Nếu bệnh nhân tỉnh thì cung cấp phương tiện để bệnh nhân tự vệ sinh, nếu bệnh nhân hôn mê thì điều dưỡng làm

nhiễm trùng vết mổ
Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Chăm sóc bệnh nhân hạ thân nhiệt

Để bệnh nhân nằm yên
Ủ ấm cho bệnh nhân
Đấp mền
Chiếu đèn
Uống nước ấm
Chườm nóng
Cho bệnh nhân nằm phòng kín tránh gió lùa
Theo dõi nhiệt độ, da niêm

Chăm sóc bệnh nhân liêt nửa người

Thường xuyên xoay trở bệnh nhân 2 giờ lần, tập vật lý tri liệu, nếu bệnh nhân tỉnh tập vận động chủ động
Thực hiện một số kỹ thuật đơn giản như xoa bóp vùng tì đè, co dũi chi
Thay quần áo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lau rửa giữ khô ráo sao mỗi lần đi vệ sinh
Vỗ rung lồng ngực để tránh ứ động đàm dãi ngừa vêm phổi
Nếu bệnh nhân tăng huyết áp hướng dẫn cách phòng ngừa

tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Hạ đường huyết

Theo DSHT, lượng đường huyết
Thực hiện thuốc theo y lệnh, truyền đường ưu trương
Cho bệnh nhân uống nước trà đường nếu bệnh nhân tỉnh
Khuyên bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại giường
Hướng dẫn bệnh nhân và gia gia đình các dâu hiệu hạ đường huyết: vã mồ hôi, tay chân lạnh, hoa mắt, chống mặt
Khuyên bệnh nhân ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng không được bỏ bữa để tránh hạ đường huyết

Nguy cơ Teo cơ cứng khớp- Tăng cường vận động/

Tập vận động tại giường
Xoa bóp giúp kích thích lưu thông máu
Xoay trở người bệnh 2 giờ / lần
Đưa bệnh nhân đi tập vật lý trị liệu
Cho bệnh nhân ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, năng lượng, đủ đạm: thịt, cá, trứng, sữa
Duy trì việc luyện tập hằng ngày khi các di chứng đã phục hồi
Nguy cơ Suy kiệt
Thực hiện vế sinh răng miệng hằng ngày
Cho bệnh nhân ăn nhiều lần trong ngày, ăn lỏng dễ tiêu, ăn hợp khẩu vị, ăn nhạt
Thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý
Khuyến khích cho bệnh nhân ăn và tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng
Cho bệnh nhân ăn thêm sữa, nước trái cây, rau xanh để đảm bảo đầy đủ Vitamin
Cho bệnh nhân ăn theo sở thích, phù hợp với khẩu vị nếu có điều kiện
Theo dõi bữa ăn, cân nặng bệnh nhân
Theo dõi lượng nước xuất nhập
Hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ nhàng, hợp lý tăng dần
Có thể hồi sức qua đường tĩnh mạch, thử protein, albumin trong máu để giá

tập phục hồi chức năng
Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Sốc do giảm thể tích tuần hoàn do mất máu và mất nước

Chống sốc
Cho bệnh nhân nằm đầu bằng
Đảm bảo oxy tùy theo tình trạng bệnh nhân
Nếu thở không hiệu quả thì đặt nội khí quản
Không ăn uống, đặt CVP để đo áp lực tĩnh mạch trung ương
Thiết lập 2 đường truyền tĩnh mạch
Đặt thông tiểu theo dõi lượng nước tiểu mỗi giờ
Dùng Dopamin để khôi phục lại tuần hoàn nếu huyết áp không lên
Hồi phục kịp thời khối lượng tuần hoàn đã mất
Đo DHST 30 phút/ lần
Theo dõi tình trạng nước xuất nhập
Theo dõi tình trạng mất máu: DHST, da niêm, CTM, HCT, điện giải đồ
Truyền dịch, truyền máu theo y lệnh

Bệnh nhân đau sau mổ

Thực hiện chăm sóc thay băng, rửa vết thương nhẹ nhàng, đúng qui trình kỹ thuật
Khi bệnh nhân có kích thích ho nên ho ở tư thế tránh làm căng giản vết thương gây đau
Theo dõi vết thương xem có nhiễm trùng, rĩ mau hay dịch, lượng dịch thấm qua băng
Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh
Đánh giá mức độ đau dựa vào thang điểm Pain scale

Cải thiện trao đổi khí ở phổi

– Cho người bệnh nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi.
– Cho người bệnh thở oxy theo y lệnh.
– Khi đã hết đau ngực hướng dẫn người bệnh tập thở sâu và thường xuyên thay đổi tư thế để cải thiện thông khí phổi.
– Theo dõi các dấu hiệu của cải thiện hô hấp: Hết rối loạn kiểu thở, hết khó thở, tần số thở dần trở về bình thường, hết ran ẩm ở phổi.
Tăng dần hoạt động thể lực:
– Lúc đầu khi đau ngực khuyên người bệnh bất động giảm tiêu thụ oxy cơ tim.
– Khi người bệnh hết đau ngực cho phép người bệnh hoạt động tăng dần lên:
+ Cử động tay chân trong khi nằm.
+ Ngồi dậy trên giường ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-20 phút.
+ Sau đó cho phép người bệnh tham gia các hoạt động tự chăm sóc mỗi ngày một nhiều dần lên.
– Khi cho người bệnh hoạt động phải theo dõi các đáp ứng của người bệnh với các hoạt động đó. Cụ thể là:
+ Mạch có tăng nhanh quá không ?
+ Có xuất hiện loạn nhịp không ?
+ Có khó thở không?
+ Có đau ngực không?
+ Có vã mồ hôi không?

Bóng nước, vết loét ở miệng

Theo dõi các bóng nước ở miệng và các vết loét, tránh làm vỡ các bóng nước để ngừa bội nhiễm
Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh
Thoa miệng cho bé bằng thuốc Zytee theo y lệnh để giảm đâu cho bé
Cho bé ăn thức ăn lỏng: cháo súp để để tránh đau miệng cho bé
Vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé
Cắt ngắn móng tay để tránh cào gãy làm vỡ vết loét
Giật mình : độc tố virus TCM
Theo dõi số lần bé giật mình đề phòng nguy cơ chuyển độ
Theo dõi tình trạng tri giác
Thực hiện y lệnh thuốc an thần: Phenolbarbital để đảm bảo giấc ngủ cho bé
Nằm phòng yên tĩnh
Nguy cơ tái nhiễm : TCM
Giáo dục sức khỏe cho bà mè biết cách phòng ngừa bệnh
Khuyên bà mẹ đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế nếu có dấu hiệu bất thường:
Nốt nóng nước ở miệng, lòng bàn tay bàn chân
Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng sau mỗi lần đi vệ sinh

Tránh tiếp xúc với nguồn lây
Rửa sạch đồ chơi vật dụng
Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn: Cloramin B 2%
Chế biến bão quản kĩ thức ăn
Không để trẻ ngậm đồ chơi
Quấy khóc
Theo dõi tình trạng tri giác của bé
Theo dõi dhst và theo dõi tren mornitor để xử trí kip thời và phòng ngừa nguy cơ chuyển độ
Thực hiện đầy đủ, chính xác các y lệnh về điều trị chăm sóc đẻ làm giảm triệu chứng của bệnh
Khuyên bà mẹ dỗ dành bé, cho bé chơi với các món đồ chơi để bé cảm thấy thoải mái giảm bớt khó chiệu vơi triệu chứng của bệnh.

Nguy cơ Tắc ruột sau mổ

Theo dõi DHST
Theo dõi tình trạng bụng vết mổ, dẫn lưu
Cho bệnh nhân vận động sớm sau mổ, tập hít thở sâu
Cho bệnh nhân nằm tư thế Fowler nếu bệnh nhân khó thở
Khi chưa có nhung động ruột: dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch
Khi bệnh nhân có nhu động ruột: cho bệnh nhân ăn lỏng đến đặc dần, ăn nhiều lần trông ngày, hạn chế nước có gas, trái cây, sữa
Theo dõi tình trạng tiêu hóa: đầy hơi, khó tiêu, tính chất phân
Thực hiện y lệnh chính xác đầy đủ
Khuyên bệnh nhân nên giữ vết mổ khi ho, tránh táo bón, vận động mạnh
Hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi những biến chứng khi xuất viện: đau bụng, nôn…
Nguy cơ hôn mê gan hôn mê gan:
Theo dõi sự thay đổi tính tình: bệnh nhân đang vui rồi lại buồn, thờ ơ.
Bệnh nhân có những biểu hiện rối loạn về trí nhớ.
Mất phương hướng về thời gian và không gian, mất khả năng tập trung tư tưởng.
Bàn tay run do rối loạn trương lực cơ.
Theo dõi các yếu tố làm dễ: nhiễm trùng, xuất huyết, rối loạn nước điện giải.
Khi phát hiện ra các dấu hiệu trên người điều dưỡng phải báo cáo ngay với thầy thuốc để có biện pháp xử trí kịp thời.

Cổ chướng

Để bệnh nhân nằm nghỉ tương đối, không lao động nặng.
Ăn nhạt hoàn toàn, hạn chế lipide, ăn tăng glucid và protein. Cụ thể: *Ăn nhạt < 1g natri/ngày.
Ít mỡ < 50g/ngày.
Protide khoảng 2 g /kg/ngày.
Năng lượng khoảng 2500 calo /ngày.
Nước uống < 1 lít /ngày dựa vào bilan nước vào và ra.
Chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ, thuốc men, phụ giúp thầy thuốc chọc hút dịch màng bụng và làm phản ứng Rivalta khi cần thiết.

Nguy cơ tái nhiễm virus Dengue Truyền

Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy trong thời gian đầu mới xuất viện
Chế độ dinh dưỡng ăn lõng dễ tiêu nên hạn chế ăn thực phẩm nóng, cay, các chất kích thích, chất gây dị ứng với trẻ
Hướng dẫn người nhà cho trẻ ngủ màn kể cả ban ngày
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, thoáng mát tránh nước đọng
Mặt quần áo dài tai dùng nhan muỗi, thuốc diệt muỗi thuốc thoa da
Diệt muỗi diệt lăng quăng ohats quang buội rậm
Hd khi thấy các dấu hiệu: Sốt cao liên tục, ối nhức đầu, đâu bụng chảy máu cam, chảy máu chân răng phải đến khám cơ sở y tế gần nhất
Nguy cơ sốc sxh Dengue
Theo dõi dhst 1h/ lần chú ý mạch huyết áp
Theo dõi tri giác, dâu xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xh tiêu hóa
Đo lượng nước xuất nhập 24h, chú ý lượng nước tiểu
Thực hiện đầy các xét nghiệm công thức máu: white blood cells: WBC, red blood cell count: RBC, Lượng huyết sắc tố (hemoglobin: Hb), Khối hồng cầu (HCT: hematocrit), plateletcrit: Pct)
Cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng đặt biệt là vitamin C
Truyền dịch trong sxh Dengue
Cho bé nằm nghỉ ngơi tại giường, đầu thấp
Thực hiện tiêm tĩnh mạch đúng kỹ thuật
Đảm bảo vô trùng thay chai dịch truyền mỗi ngày
Đảm bảo vô trùng thi cho thuốc qua đường tĩnh mạch
Theo dõi nhiệt độ
Theo dỗi tình trạng tiêu máu, ối máu
Hướng dẫn bà mẹ các dấu hiệu trở nặng: ngày 3-6, li bì tay chân lạnh, đau bụng, ói máu, tiêu phân đen…
Cho bé uống nhiều nước chín, nước cam, chanh.

Xem thêm:

Bách khoa về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

Bách khoa về chăm sóc vết thương

Chăm sóc canuyl mở khí quản trên bệnh nhân nhi tại nhà

Một số kỹ thuật tiêm chích cơ bản

KỸ THUẬT THỤT THÁO HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

KỸ THUẬT THÔNG TIỂU NAM

KỸ THUẬT THỤT THÁO HẬU MÔN ĐẠI TRÀNG

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SƠ GAN

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*