Quy trình tiêm khớp và phần mềm quanh khớp

I. CHỈ ĐỊNH.

– Viêm gân và các điểm bám gân: Hội chứng Dequervain, (viêm mỏm trâm quay), viêm mỏm trâm trụ, viêm lồi cầu cánh tay, viêm mào chậu, viêm gân achilles……

– Viêm bao gân: Ngón tay lò xo (viêm bao gân gấp ngón tay), đau quanh khớp vai, hội chứng đường hầm cổ tay, …..

– Viêm sụn sườn (hội chứng Trietze), viêm sụn sườn……

– Thoái hoá khớp: Khớp gối, khớp thái dương hàm, khớp bàn cổ chân, khớp vai……

– Viêm khớp sau chấn thương (không có tràn máu khớp do chấn thương).

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

–  Nồng độ Hemoglobin máu dưới 110g/l.

–  Tiểu cầu máu dưới 150.000 /mm3.

–  Thai nghén.

–  Thoái hóa khớp gối chưa loại trừ được các bệnh kèm theo như viêm khớp gối nhiễm khuẩn (viêm khớp mủ, lao khớp).

– Suy giảm miễn dịch.

– U xương khớp (lành tính và ác tính).

– Tổn thương khớp do bệnh lý thần kinh, bệnh máu.

– Nhiễm khuẩn ngoài da vùng quanh khớp, nhiễm nấm… khi tiêm có nguy cơ đưa vi khuẩn, nấm vào quanh khớp

–  Tiêm corticoid/ acid hyaluronic tại khớp gối tổn thương với mũi tiêm gần nhất trong vòng 6 tuần trước.

Lưu ý:

+ Thận trọng với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp, bệnh máu trong đó có các bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh lý tim mạch nặng, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh lý ác tính, suy giảm miễn dịch, đang dùng liệu pháp chống đông… Chỉ thực hiện thủ thuật tiêm PRP khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.

Phòng và cải thiện thoái hóa khớp gối - Mạng thông tin y học và ...

I.      CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ chuyên khoa

–     01 bác sỹ: là bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp, tách PRP theo kỹ thuật ACP (Autologous Conditioned Plasma) của hãng Arthrex- CHLB Đức [4].

–     01 điều dưỡng.

2.     Phương tiện

–    Phòng tiêm khớp đạt tiêu chuẩn chuyên môn.

–    Bộ dụng cụ tách PRP theo kỹ thuật của hãng Arthrex- CHLB Đức [4]:

–    Hộp thuốc chống sốc theo quy định.­

–    Hộp đựng dụng cụ vô trùng (săng có lỗ, kẹp có mấu, bông băng gạc…).

–    Kim tiêm đường kính 20G dài 3,8 cm.

–    Cồn 70o, dung dịch sát khuẩn Betadin hoặc cồn iốt, bông, băng dính y tế/ băng dính Urgo.

3.     Người bệnh

–    Cần được kiểm tra chẩn đoán xác định, các chỉ định, chống chỉ định

–    Được giải thích: mục đích, tai biến của thủ thuật; ký giấy cam đoan làm thủ thuật

4.     Hồ sơ bệnh án

–    Theo mẫu quy định

II.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định, thời gian tiến hành khoảng 20 phút (cả lấy máu, tách PRP và tiêm PRP vào khớp gối).

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định, chống chỉ định

2. Bệnh nhân nằm, điều dưỡng lấy 20 ml máu tĩnh mạch vào 2 bơm chuyên dụng (bơm 2 nòng) của hãng Arthrex, mỗi bơm sẽ lấy 10 ml để bác sỹ ly tâm tách  lấy PRP theo kỹ thuật ACP của hãng Arthrex

3. Tách PRP theo quy trình kỹ thuật tách chiết PRP theo hãng Arthrex- CHLB Đức [4]:

Đây là một quy trình tách PRP kín, tự thân, đã được tổ chức Thuốc và Thực phẩm Hòa Kỳ (FDA) công nhận [5], quy trình tiến hành tách PRP và tiêm khớp trong môi trường phòng vô khuẩn nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân. Quá trình tách sẽ lấy được tổng cộng khoảng 8 ml PRP/ 20 ml máu

4. Tiêm 2 ml PRP vào mỗi một vùng tổn thương

5.  Chăm sóc bệnh nhân ngay sau tiêm

–     Băng chỗ tiêm, hướng dẫn bệnh nhân gấp duỗi thụ động khớp gối ngay sau tiêm 3 lần.

–    Dặn bệnh nhân giữ khô vị trí tiêm trong 24 giờ, sau 24 h mới bỏ băng dính, có thể rửa nước bình thường vào chỗ tiêm.

–     Dặn bệnh nhân theo dõi các tai biến, tác dụng phụ (mục VII).

III.     THEO DÕI

–  Chỉ số: mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu  tại  chỗ, tình trạng viêm  trong 24 h

–  Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (mục VII) sau 24 h

IV.      TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ

–    Hội chứng kích thích phó giao cảm (hiếm gặp): tai biến do bệnh nhân quá sợ hãi- biểu hiện: choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn… Xử lý: đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử lý cấp cứu khi cần thiết. Trường hợp nhịp tim chậm dưới 60 chu kỳ/ phút cho Atropin 0,5- 1mg tiêm dưới da.

–    Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm màng hoạt dịch với PRP, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung giảm đau paracetamol 1-3 g/ ngày, mỗi lần uống 0,5 g cách nhau 4-6 h.

–    Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp do thủ thuật tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch; hút dịch khớp, làm xét nghiệm tế bào, nuôi cấy vi khuẩn và điều trị kháng sinh đường toàn thân (theo protocol hướng dẫn điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn).

Xem thêm:

Contents

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin cho bệnh nhân tiểu đường

Bất lợi của việc tiêm corticoid

đuổi bọt khí trong tiêm truyền

Một số kỹ thuật tiêm chích cơ bản

Kỹ thuật chọc hút dịch điều trị u nang tuyến giáp

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*