Tư thế nằm của thai nhi 19 tuần – Sự phát triển từng ngày

thai-nhi-19-tuan-tuoi-Bluecare

Khi thai nhi 19 tuần tuổi, mẹ vẫn đang trong thời kỳ dễ chịu nhất của thai kỳ. Khó thở hay đau tức vùng bụng không còn mới mẻ. Cơ thể mẹ lúc này đã dần thích nghi được với sự phát triển của con. Đôi lúc, mẹ sẽ thấy một chút mệt mỏi và bất lực vì em bé không chịu cho mẹ ngủ. Và các mẹ bầu của Bluecare ơi, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để nắm rõ được những thay đổi của bản thân và thai nhi trong tuần 19 thai kỳ này nhé!

Contents

1. Hình ảnh siêu âm thai nhi 19 tuần tuổi trong bụng mẹ

Hình ảnh siêu âm thai nhi 19 tuần tuổi kháu khỉnh trong bụng mẹ

Nếu mẹ thắc mắc tuần này đã biết được giới tính thai nhi hay chưa. Thì siêu âm thai nhi 19 tuần tuổi đã hoàn toàn có thể cho mẹ kết quả mang thai con trai hay con gái. Mẹ sẽ biết được bé cưng là “công chúa” hay “hoàng tử” với khả năng chính xác lên tới 95%.

Để chắc chắn hơn nữa ngoài phương pháp siêu âm, mẹ có thể đặt ngay dịch vụ Xét nghiệm NIPT lấy mậu tại nhà thông qua Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tại nhà Bluecare để giúp kiểm tra các bất thường về nhiễm sắc thể và giới tính thai nhi chuẩn nhất hiện nay nhé.

2. Video thai nhi 19 tuần tuổi 

3. Thai nhi 19 tuần tuổi là mấy tháng?

Mang thai đến tuần thứ 19 đồng nghĩa với việc mẹ và bé đã sắp sang tháng thứ 5 của thai kỳ. Cụ thể là mẹ đã vượt qua một nửa chặng đường thai nghén và đồng hành cùng con yêu 4 tháng 2 tuần. Thật nhanh phải không nào? Và theo dự kiến thì còn 21 tuần nữa là em bé sẽ cất tiếng khóc chào đời đấy mẹ ạ!

4. Vị trí và tư thế nằm của thai nhi 19 tuần

Hầu hết các mẹ bầu trong giai đoạn này đã bắt đầu cảm nhận được những rung động nhỏ của thai nhi. Nếu nhau thai hình thành ở mặt trước thì mẹ bầu có thể cảm nhận cử động nhỏ này muộn hơn bình thường. 

Vậy vị trí của thai nhi tuần thứ 19 như thế nào trong bụng mẹ? Do còn quá nhiều không gian nên em bé sẽ di chuyển thoải mái trong bọc nước ối. Tuy nhiên, hầu hết thời gian, đầu của thai nhi sẽ hướng lên ngực của mẹ, trong khi bàn chân kéo dài tới đáy tử cung. 

5. Thai nhi 19 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam?

Ở giai đoạn này, do chân của bé co vào trước thân nên chiều dài của bé được đo từ đầu đến mông. Cụ thể kích thước thai nhi 19 tuần như thế nào

Ở tuần thai thứ 19, bé yêu nặng chừng 227 – 319gr (khoảng 0,23kg). Từ đầu đến mông bé dài khoảng 15,22 – 24cm, bằng cỡ một bông atisô hay một quả chuối lớn. Tuy còn khá nhỏ nhưng sẽ tăng nhiều trong các tuần tiếp theo.

6. Thai nhi 19 tuần biết đạp chưa?

Ở tuần thai thứ 19, mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được những lần thai máy hay những chuyển động của bé như đang rung nhẹ trong bụng mình. Tuy nhiên do lúc này em bé đang hình thành chu kỳ giấc ngủ nên chỉ khi thức dậy bé mới chuyển động nhiều. Và khi thức, thai nhi 19 tuần có thể thực hiện nhiều hoạt động trong bụng mẹ như thúc tay chân, lộn nhào, nuốt nước ối…

Đôi khi em bé đạp/đá nhẹ vào thành bụng và nếu mẹ hoặc người khác chạm tay vào thì có thể cảm nhận được một cách gián tiếp. Sau này, mẹ còn sẽ thấy thai nhi đá, đấm và có thể là nấc ở trong bụng, đây là những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng giữa.

Ngoài ra, ở tuần thứ 19, các tế bào thần kinh trong não bộ của em bé như vị giác, khứu giác, thính giác cũng đang phát triển nhanh chóng. Nếu để ý kỹ sẽ thấy thai nhi đã biết mút ngón tay. 

7. Mỗi ngày thai nhi 19 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Chắc hẳn mẹ rất quan tâm hôm nay em bé của mình đã lớn chừng nào? Liệu con có sự phát triển nào mới không? Thực tế, ở tuần thứ 19, mỗi ngày qua đi con lại có một sự thay đổi mới. 

  • Ngày thứ nhất (127): Thai nhi tự do trôi nổi trong nước ối. Mẹ yên tâm vì tử cung sẽ cung cấp một môi trường ấm áp, đảm bảo cho em bé với rất nhiều chỗ trống để con tha hồ di chuyển trong điều kiện không trọng lượng.
  • Ngày thứ hai (128): Mẹ có thể nghe thấy hoặc cảm nhận rõ hơn nhịp tim đập của bé đấy.
  • Ngày thứ ba (129): Những cuộn dây được hình thành trong dây rốn giúp các dòng máu có thể chảy liên tục đến nhau thai và cơ thể thai nhi.
  • Ngày thứ tư (130): Da bé được bao phủ bởi lớp lông tơ. Đồng thời tóc con cũng đang phát triển rất tốt.
  • Ngày thứ năm (131): Ngón tay và ngón chân của bé tiếp tục phát triển đầy đủ.
  • Ngày thứ sáu (132): Da đầu bé cũng phát triển hơn nhưng vẫn rất mỏng manh, gần như trong suốt làm nổi bật lên hệ xương của bé.
  • Ngày thứ bảy (133): Khớp của bé trong tuần này đã bắt đầu linh hoạt, cho phép con nâng hai tay lên cao.

8. Mang thai 19 tuần tuổi, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Bụng bầu 19 tuần đã to chưa?

Lúc này bụng bầu của mẹ đã dần lộ rõ. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng mà hình dáng và kích thước bụng bầu ở mỗi mẹ lại có sự khác nhau. Thông thường các mẹ mang thai lần đầu bụng sẽ nhỏ hơn các mẹ đã từng mang thai. Khi bụng bầu to lên, mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng hơn chuyển động của thai nhi. Nhưng phần lớn sẽ phụ thuộc vào vị trí của bé. Nếu em bé quay về phía cơ thể của mẹ thì việc cảm nhận trở nên khó khăn hơn.

Mẹ bầu 19 tuần có triệu chứng gì? Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Tiếp nối những tuần trước đó, tuần thứ 19 của mẹ vẫn còn các triệu chứng quen thuộc. Như ợ nóng, chóng mặt, đau đầu, ngạt mũi, chảy máu chân răng và thèm ăn…

Cơ thể của mẹ lúc này cũng đang tích cực sản xuất thêm máu. Hệ thống tuần hoàn mở rộng hơn để duy trì áp huyết thấp hơn bình thường. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ đôi lúc tự nhiên xây xẩm, nôn nao, có khi bị ngất nếu mẹ đang nằm hay ngồi mà đột nhiên đứng lên quá nhanh.

Cùng với đó, mang thai tuần 19 mẹ còn có thể bị nghẹt mũi, chảy máu cam, nhức đầu. Do lượng máu lưu chuyển nhiều hơn. 

Dung tích phổi của mẹ cũng tăng thêm khiến nhịp thở nhanh hơn và mẹ có lúc thấy hụt hơi.

Bầu vú cũng to ra vào tuần thứ 19 của thai kỳ. Do các tuyến sữa phát triển và lưu lượng máu tăng theo.

Bên cạnh đó, mẹ có thể cảm thấy căng thẳng một chút. Đôi lúc, mẹ còn thấy mình hơi vụng về do sự thay đổi của cơ thể cũng như tâm lý. 

9. Thai nhi tuần 19 ăn gì để con thông minh, trắng trẻo?

Thai nhi 19 tuần đang trong thời điểm phát triển nên mẹ cần tăng cường cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn. Tuy nhiên cần có chế độ ăn uống khoa học để tránh tăng cân quá mức. 

Cụ thể, mẹ nên bổ sung đủ các nhóm chất sau để đảm bảo quá trình tạo máu cũng như phát triển trí não thai nhi. 

Nhóm thực phẩm giàu sắt

Xuyên suốt quá trình mang thai cũng như ở tuần thai 19, mẹ bầu cần nạp đủ tối thiểu 60mg sắt. Một vài thực phẩm giàu sắt Bluecare gợi ý cho mẹ là ​​trứng gà, sữa, đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh đậm,…

Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm từ nguồn sắt tổng hợp. Mẹ có thể uống các loại sắt hữu cơ giúp cơ thể dễ hấp thu hơn và hạn chế tình trạng táo bón. 

Nhóm thực phẩm Protein 

Ở tuần mang thai thứ 19, mẹ cần tăng lượng protein để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định. Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu cần bổ sung đủ 15g protein/ngày cho 6 tháng đầu và 18g/ngày cho 3 tháng cuối. 

Các loại thực phẩm giàu protein cho mẹ gồm: thịt, cá, trứng, sữa, các loại cây họ đậu,…

Lưu ý tránh việc sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu protein. Điều này có thể dẫn tới một số tình trạng nguy hiểm cho mẹ như sinh non, tiền sản giậ,t…

Nhóm thực phẩm dồi dào canxi

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ bầu và thai nhi tuần thứ 19 này. Không chỉ giúp bé phát triển hệ xương và răng chắc khỏe. Mà mẹ bầu cũng cần một khung xương chắc khỏe hơn. Đảm bảo việc nâng đỡ cho thai nhi ngày 1 lớn. 

Mẹ có thể ăn cá, tôm, cua, súp lơ, rau xanh,… để bổ sung loại dưỡng chất này cho cơ thể. Song song với đó, khi mang thai 19 tuần, mẹ cũng cần đảm bảo nguồn vitamin D để giúp quá trình hấp thu canxi được hiệu quả hơn nhé. 

Nhóm thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ

Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và các vitamin thiết yếu cho mẹ bầu không gì khác ngoài rau xanh và trái cây. Ngoại trừ các loại rau gây nguy cơ tăng co bóp tử cung mà mẹ bầu cần tránh như rau ngót, đu đủ xanh, dứa, rau răm… thì mẹ hãy sử dụng đa dạng các loại rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày nhé. 

10. Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tuần 19

Sẽ có nhiều điều mẹ phải chú ý ở giai đoạn 19 tuần. Trong đó, mẹ cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau đây:

  • Hãy chia nhỏ các bữa ăn: Mẹ có thể chia thành 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày hoặc ba bữa ăn vừa phải cộng với hai hoặc ba bữa ăn nhẹ. Việc làm này giúp giữ mức dinh dưỡng điều độ, hợp lý để nuôi dưỡng thai nhi tốt và còn ngăn hệ tiêu hóa của mẹ bị quá tải.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Dành một chút thời gian đi bộ, yoga hoặc dưỡng sinh mỗi ngày sẽ giúp mẹ thư giãn và lưu thông đường huyết. Cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ và cơ thể của con yêu. 
  • Cùng chồng trò chuyện với con yêu: Thai nhi 19 tuần tuổi bắt đầu cảm nhận rõ ràng về âm thanh. Vì vậy ở tuần này, mẹ hãy tranh thủ trò chuyện nhiều hơn cùng con yêu nhé. 
  • Siêu âm định kỳ: Mẹ bầu đừng quên lịch hẹn của bác sĩ nếu có ở tuần thứ 19 thai kỳ. Siêu âm sẽ giúp mẹ biết được sự phát triển của con yêu. Đồng thời phát hiện sớm các vấn đề giúp xử lý và điều trị tốt nhất cho bé.
  • Đối phó với chuột rút: Thường xuyên mát xa bắp chân cũng là một cách giúp giảm và phòng ngừa chuột rút. Khi bị chuột rút, mẹ hãy cố gắng duỗi thẳng đầu gối và nhẹ nhàng uốn cong bàn chân lên nhé.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Mẹ nên uống 8 ly nước/ngày.

11. Các thắc mắc của mẹ bầu khi thai nhi 19 tuần tuổi

Chụp X quang khi mang thai tuần 19 có an toàn không?

Mẹ có thể yên tâm nếu cần phải chụp X quang khi mang thai. Bởi khả năng gây hại cho thai nhi là tương đối thấp. Nếu bà bầu tiếp xúc trực tiếp với tia X lên vùng bụng với mức nhiễm phóng xạ lớn hơn 5rad. Thì mới có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Thai nhi 19 tuần chưa máy có sao không?

Thông thường, tuần thai 19 mẹ bầu đã có thể cảm nhận được thai máy với cường độ rõ ràng. Tuy nhiên thì việc cảm nhận thai máy ở mỗi mẹ bầu có sự khác nhau. Điều này phụ thuộc vào sự phát triển của thai nhi và độ dày của da bụng mẹ. Nếu mẹ đi siêu âm bác sĩ kết luận thai nhi vẫn đang phát triển bình thường thì cũng không nên quá lo lắng. Hãy chờ đợi con thêm một thời gian nữa mẹ nhé.

Thực hiện thai giáo cho thai nhi 19 tuần được chưa?

Câu trả lời là được rồi mẹ ạ. Lúc này, em bé đang phát triển mạnh mẽ các hệ cơ quan. Vì vậy đây là thời điểm phù hợp để mẹ bầu bắt đầu hành trình thai giáo giúp con yêu phát triển toàn diện hơn. 

Như vậy, ở tuần thứ 19, cả mẹ bầu và thai nhi đều có những thay đổi mới. Bluecare tin rằng với những chia sẻ trên đây, mẹ đã có thể hiểu bản thân hơn và nắm được chi tiết sự phát triển của em bé giai đoạn này. Hãy cùng chờ đón những điều thú vị hơn nữa ở các tuần tiếp theo mẹ nhé!

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*