Hướng dẫn về quy trình chi tiết kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm sau sẽ giúp bạn nắm bắt rõ và dễ dàng hơn trong công việc của mình.
Contents
Mục tiêu:
– Trình bày được định nghĩa, triệu chứng và cách xử trí ngộ độc thức ăn.
– Lập được kế hoạch chăm sóc và theo dõi bệnh nhân ngộ độc thức ăn.
Nội dung:
Định nghĩa :
Ngộ độc thức ăn là một danh từ chung chỉ các trường hợp nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn do thức ăn gây ra. Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, pha chế hoặc bản thân thức ăn chứa độc chất như một số thịt, cá, cóc, dứa…
Nguyên nhân :
Bốn nguyên nhân:
– Do dị ứng (do Histamin).
– Nhiễm khuẩn thức ăn.
– Do trong thức ăn có chất độc.
– Nhiễm hoá chất độc vào thức ăn.
Triệu chứng:
Ngộ độc Histamin:
Do các thức ăn gây dị ứng như dứa, cóc, cá ngừ…
– Nôn mửa, ỉa chảy.
– Mẩn ngứa, nổi mề đay.
– Khó thở có thể xuất hiện cơn hen phế quản.
Bluecare – ứng dụng đặt lịch đặt lịch chăm sóc bệnh nhân tại nhà, chăm sóc người cao tuổi tại nhà, chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện tập phục hồi chức năng vật lý trị liệu, châm cứu xoa bóp bấm huyệt , tác động cột sống, thay băng cắt chỉ rửa vết thương, hút đờm dãi, đặt sonde dạ dày, sonde tiểu, tắm gội cho bệnh nhân tại nhà, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện. Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
Ngộ độc do nhiễm khuẩn thức ăn: Gồm
3.2.1. Nhiễm Clostridium botunum:
– Xảy ra từ nửa giờ đến vài giờ sau khi dùng đồ hộp nhiễm vi khuẩn.
– Bắt đầu bằng các dấu hiệu khó nuốt, sụp mi, nhìn đôi, sau đó liệt hô hấp.
Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.
3.2.2. Nhiễm Salmonella:
– Thường xảy ra sau 6 giờ kể từ khi nhiễm.
– Nôn mửa, ỉa chảy nhiều lần phân lỏng, không có máu.
– Sốt, mất nước.
– Tụt huyết áp rồi truỵ mạch.
– Cấy phân tìm thấy Salmonella.
3.2.3. Nhiễm Shigella (lỵ trực khuẩn):
– Hội chứng lỵ xuất hiện muộn hơn từ 24-48 giờ.
– Đau bụng, đại tiện nhiều lần phân lẫn máu.
– Sốt cao 39 – 400C.
– Dễ có sốc nhiễm khuẩn gây tử vong.
– Cấy phân tìm thấy Shigella.
3.2.4. Nhiễm tụ cầu:
– Thường là do ngoại độc tố của tụ cầu.
– Triệu chứng thường xuất hiện sớm trong vòng 2 giờ sau khi ăn.
– Nôn mửa, ỉa chảy.
– Phân lỏng, sau ra toàn nước.
3.2.5. Phân biệt với bệnh tả:
– Hay gây thành dịch.
– Không đau bụng.
– Phân lỏng nhiều như nước vo gạo.
– Dễ gây tử vong vì mất nước, muối.
Ngộ độc do trong thức ăn có chất độc:
Ngộ độc nấm:
a. Nấm amanita phalloid:
Có nhiều độc tố khác nhau gây tan máu, viêm gan. Triệu chứng xuất hiện 6 – 40 giờ sau khi ăn (trung bình 12 giờ).
– Nôn mửa, ỉa chảy giống tả, kéo dài 2-3 ngày gây mất nước, mất muối, truỵ mạch.
– Suy thận cấp.
– Viêm gan nhiễm độc.
– Xuất huyết các phủ tạng, dễ gây tử vong.
b. Nấm amanita panthera: Triệu chứng giống ngộ độc Atropin.
– Giãy dụa, co giật, mê sảng, niêm mạc khô, mạch nhanh, đồng tử giãn, đỏ da, ảo giác.
– Nôn mửa, ỉa chảy.
c. Nấm amanita muscaria: Triệu chứng giống ngộ độc phốt pho hữu cơ.
– Nôn mửa, ỉa chảy, nhịp tim chậm, đồng tử co, tăng tiết, hạ huyết áp.
Ngộ độc sắn: (Đọc thêm tài liệu)
Ngộ độc do nhiễm độc chất vào thức ăn: ( Đọc thêm tài liệu và bài ngộ độc thuốc trừ sâu).
4. Điều trị:
– Điều trị triệu chứng :
+ Chống đau bụng, giảm bớt nhu động ruột (trừ ngộ độc amanita- panthera) bằng Atropin.
+ Hồi phục nước, điện giải bằng truyền các dung dịch đẳng trương Natriclorua 90/00, Glucoza 5% , Natribicacbonat 140/00, Oresol uống .
– Điều trị nguyên nhân: Do vi khuẩn dùng kháng sinh phù hợp.
5. Biến chứng:
– Truỵ mạch, sốc.
– Suy thận cấp.
Chăm sóc:
Nhận định bệnh nhân:
– Tình trạng ỉa chảy, nôn, số lượng dịch mất, màu sắc chất nôn, ỉa.
– Mạch, nhiệt độ, huyết áp.
– Nước tiểu có không?
– Dấu hiệu khát nước, độ chun giãn da?
– Tình trạng ý thức?
– Quan sát da, niêm mạc, tình trạng hô hấp.
Chẩn đoán chăm sóc:
– Tình trạng mất nước điện giải do nôn và ỉa chảy.
– Tình trạng sốc do giảm thể tích tuần hoàn hoặc do độc tố.
– Suy thận cấp do sốc hoặc nhiễm độc.
– Tình trạng nhiễm khuẩn.
Kế hoạch chăm sóc:
– Bù nước, điện giải kịp thời.
– Khắc phục tình trạng sốc.
– Thực hiện y lệnh điều trị.
– Thực hiện các xét nghiệm.
– Đảm bảo nuôi dưỡng bệnh nhân.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
– Theo dõi rối loạn tiêu hoá: Lấy phân xét nghiệm, hứng chất nôn, phân ghi lại số lượng dịch mất qua chất nôn và phân.
– Theo dõi tình trạng sốc: Đo mạch, huyết áp, nhiệt độ 1 giờ/lần.
– Tiến hành xét nghiệm ngay sau khi bệnh nhân vào viện.
– Thực hiện y lệnh điều trị:
+ Chuẩn bị dụng cụ đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.
+ Dụng cụ truyền tĩnh mạch.
+ Các thuốc theo y lệnh.
+ Truyền dịch theo y lệnh.
+ Theo dõi mạch, huyết áp trong khi truyền.
+ Phát hiện các biến chứng.
– Nuôi dưỡng:
+ Ăn lỏng, bảo đảm 1.600 – 2.000 calo/ngày.
+ Không cho bệnh nhân nhịn.
+ Uống nước cháo muối, trứng, thịt nạc.
+ Uống Oresol.
Đánh giá kết quả chăm sóc:
– Diễn biến tốt:
+ Hết các dấu hiệu mất nước.
+ Mạch, huyết áp trở lại bình thường.
+ Nước tiểu > 500 ml/24 giờ
+ Ure máu giảm, trở lại bình thường.
+ Không khó thở. Hết sốt.
– Diễn biến xấu:
+ Vẫn ỉa chảy.
+ Sốt.
+ Truỵ mạch.
+ Vô niệu, ALTMTT cao.
+ Ure huyết tăng cao.
+ Rối loạn hô hấp.
Phải báo bác sĩ ngay.
Kết luận:
– Ngộ độc thức ăn là một cấp cứu thường gặp.
– Điều dưỡng phải kiểm tra thức ăn của bệnh nhân cho an toàn.
– Khi có ngộ độc phải theo dõi, điều trị tích cực.
Xem thêm:
Bách khoa về chăm sóc vết thương
Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng
Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp
Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp
Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch não
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiêu chảy do rotavirus
kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng huyết
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4
Tổng hợp một số chẩn đoán điều dưỡng nội khoa
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment