Bluecare xin chia sẻ hướng dẫn làm kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD, hy vọng bài viết giúp ích được các bạn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Contents
1. COPD là bệnh gì?
- COPD (Viết tắt của Chronic Obstructive Pulmonary Disease) hay còn được gọi là bênh phổi tắc nghẽn mãn tính, hay dễ hiểu hơn là việc phổi chặn các luồng khí làm cản trở việc thở, hô hấp bình thường của con người.
Bluecare – ứng dụng đặt lịch đặt lịch chăm sóc bệnh nhân tại nhà, chăm sóc người cao tuổi tại nhà, chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện tập phục hồi chức năng vật lý trị liệu, châm cứu xoa bóp bấm huyệt , tác động cột sống, thay băng cắt chỉ rửa vết thương, hút đờm dãi, đặt sonde dạ dày, sonde tiểu, tắm gội cho bệnh nhân tại nhà, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện. Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
- Hai nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng bệnh này là viêm phế quản mãn tính và bệnh khí thũng. COPD được xem là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên thì bệnh này hoàn toàn có thể dự đoán, phòng ngừa và tiến hành điều trị.
- Biểu hiện của chứng bệnh này là sự nghiêm trọng của hiện tượng tắc nghẽn đường thở, các phản ứng viêm sưng bất thường của nhu mô phổi và đường thở. Việc dự đoán và phòng ngừa trước chứng bệnh này là điều phải làm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe về sau.
Kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân COPD
- COPD không phải là bệnh hiếm gặp, nhất là trong thời điểm già hóa dân số cộng thêm các tác động xấu từ môi trường như khói bụi, chất thải trong không khí,… thì việc có kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân COPD là điều nên làm. Phát hiện và điều trị COPD là một quá trình dài hơi, cần được lên kế hoạch trong mọi khâu từ bác sĩ, người trực tiếp điều trị cho tới người thân của bệnh nhân.
a.Nhận định bệnh nhân COPD
– Những thông tin cần biết sơ bộ để nhận biết bệnh nhân COPD
- Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá không? (Nếu có thì từ bao giờ và số lượng thế nào?)
- Bệnh nhân cảm thấy khó thở từ bao giờ? Có khạc đờm không? (Nếu có thì màu sắc, tính chất của đờm thế nào?)
- Vào thời điểm nào thì bệnh nhân cảm thấy khó thở và khạc đờm nhiều nhất?
- Bệnh nhân có tiền sử mắc bất kì chứng bệnh nào liên quan tới đường hô hấp không?
- Bệnh nhân làm nghề nghiệp gì và có hay tiếp xúc cùng hóa chất, khói bụi không?
- Có thêm các triệu chứng đau đầu, sốt, mệt mỏi, mất ngủ không?
- Khi nào thì bắt đầu bị khó thở? Khó thở khi hít vào hay thở ra?
- Các triệu chứng khác kèm theo là gì?
- Môi trường làm việc và môi trường sống có đảm bảo không?
- Có mắc bất kì chứng bệnh nào về tai, mũi, họng không?
- Đã làm gì để giảm tình trạng khó thở trên?
b.Tiến hành các bước thăm khám
- Tiến hành các xét nghiệm: Xquang tim phổi, CTM, khí máu động mạch,…
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án gần nhất của bệnh nhân và gia đình
- Kiểm tra tình trạng hô hấp: tính chất và tần số hô hấp
- Kiểm tra tình trạng cơ thể: tình trạng tinh thần, thể chất, thể trạng
- Kiểm tra mức độ ho, loại ho và các triệu chứng đi kèm khi ho
- Tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng
Điều dưỡng tiến hành chẩn đoán sơ bộ
- Bệnh nhân khó thở, đi kèm cùng ho và tăng tiết đờm, co thắt phế quản
- Trao đổi khí không hiệu quả dẫn tới mất thăng bằng nước và điện giải, kéo theo tình trạng mệt mỏi, sốt, đau đầu,…
- Thở không đều, không hiệu quả, các hoạt động thể lực kém do oxy trong máu giảm
c.Lập kế hoạch chăm sóc
Để giảm thiểu và tránh các tác hại của chứng COPD thì bản thân bệnh nhân và người thân phải có những kiến thức cơ bản về chứng bệnh này cũng như việc tăng cường chăm sóc, tăng cường tình trạng thể lực của bản thân hàng ngày ngay tại nhà.
Làm giảm hiện tượng khó thở
Tăng cường hít hơi ẩm, nóng để làm giãn phế quản
- Tăng cường việc hít hơi ẩm, nóng sau khi đã hít thuốc để làm giãn phế quản, làm loãng các chất nhầy, đờm, giúp đẩy các chất này ra ngoài dễ hơn khi khạc.
- Cho đờm ra ngoài lúc ho khạc theo đúng cách.
- Sử dụng liệu pháp thêm oxy khi có các triệu chứng khó thở mạnh. Với một số bệnh nhân thể trạng yếu thì có thể tiến hành hút đờm từ bên ngoài qua mũi, miệng.
Làm thông sạch đường thở
Bệnh nhân cần dùng khẩu trang khi đi ra ngoài hay lúc làm việc trong môi trường khói bụi
- Không hút thuốc lá, thuốc lào. Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hay lúc làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, nhiều hóa chất độc hại. Tăng cường uống nước, đặc biệt là nước ấm.
- Dùng thuốc giãn phế quản, tiếp theo thì thực hiện giãn lưu lồng ngực, kết hợp vỗ lồng ngực và ho hiệu quả để dẫn đờm ra ngoài. Cách ho có hiệu quả: Khi ho thì ngồi đầu hơi cúi về phía trước. Hông và đầu gối ở tư thế gấp, thả lỏng cơ bụng. Tiếp theo thì hít chậm, từ từ qua mũi, thở ra nhẹ nhàng qua mồm. Mỗi lúc thở ra thì ho 2 lần, lúc này thì co cơ bụng lại để lấy sức
- Với các chứng bệnh viêm, nhiễm phế quản thì dùng kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tập luyện cách thở hiệu quả
Việc luyện tập thở đúng cách, thở có hiệu quả là điều mà mỗi bệnh nhân COPD phải nhớ. Điều này sẽ tăng chất lượng của hơi thở, giúp bệnh nhân không cảm thấy mất sức, mệt mỏi cũng như học cách kiểm soát nhịp thở của mình. Đầu tiên thì hút hơi vào bằng mũi, đếm đến 3 và thở ra qua đường mồm nhẹ nhàng, từ từ, cơ bụng co lại trong lúc đếm đến 7.
Kiểm soát cần bằng nước và điện giải
Khi bệnh nhân có các triệu chứng đi kèm như sốt, nôn,… thì ngay lập tức sử dụng thống hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, tăng cường tiếp nước, dùng các loại thuốc ngăn việc mất nước.
Với một số loại thuốc giãn phế quản có thể sẽ có tác dụng phụ. Do đó khi có các dấu hiệu bất thường sau khi đưa thuốc vào cơ thể hoặc bất thường ở các đường truyền tĩnh mạch thì buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
Bệnh nhân tự chăm sóc bản thân, tăng cường thể lực
Một thể lực tốt cùng với một kiến thức đầy đủ về cách chăm sóc bản thân là điều nên có ở bất cứ mỗi người, mỗi bệnh nhân của mọi chứng bệnh chứ không chỉ riêng COPD.
- Bệnh nhân cần kiểm soát hơi thở, nhịp thở bằng việc tập thở đúng cách trong quá trình hoạt động, làm những việc nhẹ nhàng như đi bộ, leo cầu thang, đạp xe,… Số lần tập và mức độ tập có thể nâng lên dần dần sau khi đã thích nghi tốt.
- Trong quá trình tập thở kết hợp tập luyện thể thao thì phải tiếp nước thường xuyên, phải lựa chọn các bài tập vừa sức.
Chăm sóc tại nhà
- Hạn chế các việc tác động làm căng thẳng tâm lí, sống trong môi trường trong lành, ít khói bụi.
- Bỏ thuốc lào, thuốc lá và những chất tác động xấu trực tiếp tới hệ hô hấp, ăn uống nghỉ dưỡng điều độ. Tránh trường hợp thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Cải thiện môi trường sống và làm việc: tăng cường thêm cây xanh, thêm các loại máy tạo ẩm,…
Dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD
Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì bệnh nhân COPD sẽ cần nhiều dinh dưỡng và năng lượng hơn so với người bình thường (tầm 30kcalo/kg cân nặng).
- Những nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho người mắc COPD là từ chất đạm, chất béo, chất bột và chất xơ. Tuy nhiên thì nên hạn chế chất bột vì nó sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu. Do đó thì chất đạm, chất béo cần được chú trọng.
Tất cả các chất béo không hẳn đã tốt cho cơ thể của bệnh nhân. Nên hạn chế các chất béo từ động vật, thay vào đó là tăng cường các chất béo từ dầu thực vật, cá,… Với các chất béo từ trứng, mỡ thì không nên sử dụng quá nhiều. - Riêng về chất xơ thì nên tăng cường các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C,E,A. Ngoài ra việc ăn nhiều rau xanh sẽ giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn, hạn chế việc hấp thụ các chất béo động vật, tăng cường trao đổi chất.
- Ngoài ra thì người bệnh COPD cũng nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, nhất là các thực phẩm mặn, nhiều muối như thực phẩm đóng hộp, thực phẩm muối,…
- Lượng nước trong ngày cần được bổ sung sẽ nhiều hơn so với người bình thường. Việc tăng uống nước sẽ làm loãng đờm, giúp quá trình ho khạc đờm ra ngoài dễ hơn, hạn chế việc tiết chất nhầy.
Bệnh nhân COPD nên bổ sung đủ nước mỗi ngày
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân COPD
- Chuẩn bị sẵn các dụng cụ làm dễ thở, các loại thuốc chuyên dụng cho bệnh nhân COPD.
- Lập kế hoạch ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt điều độ cho bệnh nhân COPD
- Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ (4-5 bữa/ngày) thay vì ăn 3 bữa để tránh tình trạng bệnh nhân bị no quá. Trước và sau khi ăn thì nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh
- Cần chọn những thực phẩm dinh dưỡng, giàu năng lượng cho người bệnh
- Khuyên người bệnh phải bỏ thuốc lá, thuốc lào cùng những đồ uống có cồn như rượu, bia…
- Tránh việc làm bệnh nhân bị căng thẳng về tâm lí.
- Giúp người bệnh tăng cường tham gia các vận động nhẹ nhàng, thoải mái như đi bộ, đạp xe,…
- Cải thiện môi trường sống: thường xuyên lau chùi vệ sinh, trồng thêm cây xanh,….
Đặc biệt với COPD là bệnh cần điều trị từ từ, có phương pháp và trong thời gian dài thì cả người bệnh và người thân đều cần kiên nhẫn và thực hiện đúng theo các bước trên để có kết quả tốt.
Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân COPD. Việc nắm rõ về bệnh cũng như về kỹ thuật chăm sóc đúng bước sẽ nhanh chóng làm giảm các nguy cơ của chứng bệnh này.
Xem thêm:
Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng
Bách khoa về chăm sóc vết thương
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương/chấn thương sọ não
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan b
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi
Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp
Kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment