Bệnh động kinh là một căn bệnh nguy hiểm, mang tính thời sự bởi những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những cơn co giật, động kinh tái diễn đột ngột khiến nhiều người không biết phải xử trí ra sao, bảng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân như thế nào? Hướng dẫn về quy trình chi tiết kế hoạch chăm sóc bệnh nhân động kinh sau sẽ giúp bạn nắm bắt rõ và dễ dàng hơn trong công việc của mình.
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân động kinh đang trong cơn
Cách xử lý cơn động kinh
Trong cơn động kinh người bệnh có thể mất ý thức, co giật không kiểm soát trong vài phút hoặc có thể lâu hơn. Khi họ đột nhiên ngã xuống đất và co giật, bạn nên bình tĩnh thực hiện theo các bước sau:
– Để người bệnh nằm trên một mặt phẳng, loại bỏ tất cả những vật sắc nhọn xung quanh có thể gây thương tích cho họ.
– Kê một cái áo, gối, chăn mỏng dưới đầu bệnh nhân, tháo kép tóc (nếu có).
– Tháo khuya áo trên cùng, cà vạt để bệnh nhân dễ thở, nghiêng người họ sang một bên để đờm dãi chảy ra ngoài, tránh tắc nghẽn đường thở.
– Không nên cho đũa cả, vật cứng vào miệng người bệnh bởi theo chứng minh khả năng cắn lưỡi khi lên cơn co giật rất thấp, có chăng chỉ là trợt nhẹ niêm mạc miệng và sẽ nhanh chóng hồi phục ngay sau đó, nhưng nguy cơ người bệnh bị tổn thương xương hàm, cản trở đường thở do cắn vỡ vật cứng là rất cao.
– Không cố gắng giữ chặt tay chân người bệnh bởi có thể gây gãy xương, hãy để người bệnh được tự do cho đến khi hết cơn co giật.
Những điều cần theo dõi trong cơn
Những tài liệu ghi chép cũng như quan sát của bạn có thể sẽ rất hữu ích cho các bác sĩ điều trị, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng hiện tại của người bệnh, cụ thể hãy cố gắng nhớ những điều sau:
– Các biểu hiện trong cơn của người bệnh như thế nào?
– Cơn động kinh kéo dài trong bao lâu?
– Trước mỗi cơn co giật, động kinh người bệnh có những biểu hiện như thế nào?
– Người bệnh có bị thương tích hay không?
– Ngừng thở quá 30 giây, ngay lập tức gọi cấp cứu, đồng thời thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân.
– Không có những phản ứng bình thường trong vòng 1 giờ sau cơn, hoặc có các triệu chứng mới như khó khăn khi đi bộ, nói chuyện hoặc lú lẫn, giảm trí nhớ.
– Động kinh kéo dài trên 5 phút hoặc nhiều cơn động kinh xảy ra liên tiếp trong 24 giờ.
– Co giật, động kinh kèm sốt cao, xảy ra sau chấn thương đầu hay bị đau đầu đột ngột, hoặc sau khi ăn hoặc hít phải chất độc.
– Người bệnh tiểu đường bị co giật do tăng hoặc hạ đường huyết quá mức.
– Phụ nữ có thai lên cơn co giật động kinh dù là thời gian kéo dài bao lâu đều là một trạng thái nguy hiểm cần cấp cứu ngay.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment