Bao lâu sữa về 1 lần? Khoảng cách giữa các cữ bú thế nào là hợp lý?

Thực tế, lượng sữa trong cơ thể mỗi người sản sinh theo nhu cầu bú của bé. Nếu thường xuyên cho bé bú mẹ, sữa sẽ về nhiều dần và đáp ứng đủ. Thường trẻ đủ lớn bú mẹ sẽ hiệu quả hơn và cần 5-10 phút cho mỗi bầu vú, trong khi bé sơ sinh thường cần tới 20 phút cho mỗi bên nếu bé ngậm bắt vú đúng cách. Để có câu trả lời cho các câu hỏi Bao lâu sữa về 1 lần? Khoảng cách giữa các cữ bú thế nào là hợp lý? các mom cùng tham khảo trong bài viết sau của Bluecare nhé.

1. Bao lâu sữa về 1 lần?

Ngay cả trước khi mẹ sinh con, sữa của mẹ đã “sẵn sàng”. Sữa non là sữa mẹ đã được tạo ra trong ngực mẹ từ ba tháng cuối thai kỳ. Có nghĩa là sữa mẹ đã về đủ cho con bú ngay những ngày sau sinh từ khi mẹ mang thai. Tuy nhiên, khi chúng ta nói bao lâu sữa về 1 lần thì lại thường đề cập đến sự tăng lượng sữa và sự thay đổi trong thành phần của sữa. Có nghĩa là chúng ta hay nói về sữa chuyển tiếp.

Bình thường, sau sinh sữa mẹ sẽ thay đổi và tăng về lượng. Do đó ngay sau khi sinh, sớm nhất có thể, mẹ hãy cho bé được da tiếp da. Và sau đó cho con bú mẹ trực tiếp. Thời điểm ngay sau sinh, bao giờ cũng ưu tiên số 1 là bé bú mẹ trực tiếp giúp cho việc kích thích tiết sữa của mẹ diễn ra nhanh hơn.

Ngày thứ 2 đến 5 sau sinh, sữa sẽ về nhiều hơn, ngực mẹ căng tức khó chịu. Quá trình xuống sữa kéo dài 1-2 ngày. Lúc này phải đảm bảo cho bé bú hoặc vắt sữa 8-12 lần/ngày kể cả ban đêm, tức là trung bình 3h/lần hoặc nhiều hơn nếu bé có nhu cầu hay sữa về ít.

Để duy trì nguồn sữa, tiếp tục vắt/cho bú ít nhất 8 lần/ngày. Khoảng cách giữa các lần không được quá 6 tiếng. Làm như vậy liên tục trong ít nhất 6 tuần đầu tiên.
Sữa mẹ có sẵn trong các nang, sẽ về khi bé bú. Đồng thời sữa cũng được sản xuất tiếp khi có tín hiệu bé bú. Để kích thích sữa mạnh hơn nữa, sau khi bé bú xong, mẹ tiếp tục vắt sữa để cơ thể tưởng em bé cần bú nữa nên sẽ tự động sản xuất thêm. Sữa mẹ sẽ ngày càng dồi dào hơn.

Bao lâu sữa về 1 lần? Khoảng cách giữa các cữ bú thế nào là hợp lý?

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH, XÉT NGHIỆM VÀNG DA CHIẾU ĐÈN VÀNG DA tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

2. Khoảng cách giữa các cữ bú thế nào là hợp lý?

Trong tháng đầu tiên, bé cần được bú sữa mẹ từ 8 – 12 lần mỗi ngày. Khi sữa chưa về đầy đủ, mẹ cần cho bé bú theo nhu cầu (khi bé đói), thường là 1 giờ rưỡi tới 3 giờ. Khi lớn hơn, bé sơ sinh có thể hình thành lịch bú ổn định, tuy nhiên cũng không nên để bé nhịn lâu hơn 4 giờ, kể cả ban đêm.

Khi được 1 – 2 tháng, trẻ thường bú từ 7 – 9 lần. Việc cho bé bú thường xuyên cũng giúp kích thích sản xuất sữa trong những tuần đầu.

Khoảng cách giữa các cữ bú được tính bằng thời gian từ khi bắt đầu cữ bú trước tới khi bắt đầu cữ bú sau. Nếu các cữ bú của bé thường bắt đầu vào 6h, 8h, 10h… người mẹ có thể cho bé bú 2 giờ một lần, hay nói cách khác là khoảng cách giữa các cữ bú cách nhau 2 giờ.

Bao lâu sữa về 1 lần? Khoảng cách giữa các cữ bú thế nào là hợp lý?

Về thời gian bú, bình thường với trẻ đủ lớn thường bú mẹ hiệu quả hơn và cần 5-10 phút cho mỗi bầu vú, trong khi bé sơ sinh thường cần tới 20 phút cho mỗi bên.

Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến thời gian bú mẹ của trẻ kéo dài hơn cần thiết như:

  • Bé ngậm bắt vú không đúng cách
  • Bé ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ, trường hợp đã thực sự no nê, bé có thể ngủ luôn một mạch.
  • Bé bú chơi, nếu động tác này của con làm đau núm vú, mẹ có thể chọn cách ngừng cữ bú.

Tuy nhiên, nếu bé ngậm bắt vú đúng cách thì việc cữ bú kéo dài bao lâu hay khoảng cách giữa các cữ bú không hề quan trọng. Yếu tố duy nhất có thể gây tổn thương núm vú là ngậm bắt vú không đúng cách, không phải bú lâu hay nhanh.

Trong trường hợp bé ngậm bắt vú không đúng cách, bé sẽ không thể bú mẹ hiệu quả, thời gian cữ bú sẽ kéo dài và bé có thể đòi bú thường xuyên hơn. Ngậm bắt vú sai còn có thể gây tổn thương hoặc gây đau ở núm vú. Khi bé bú, bạn không nhất thiết phải luôn cho bé bú cả hai bầu sữa trong cùng một cữ bú. Nếu bé cảm thấy mãn nguyện sau khi bú một bên thì trong lần tiếp theo hãy cho bé bú bên còn lại, để đảm bảo cả hai bầu vú đều được kích thích và được bú cạn thường xuyên.

3. Cách vệ sinh bầu vú cho mẹ

Khi chăm sóc bầu vú, bà mẹ chỉ nên vệ sinh bầu vú bằng nước sạch. Tránh bôi trực tiếp xà phòng lên núm vú, các hóa chất này có thể làm mất các chất nhầy tự nhiên của da, khiến núm vú trở nên khô và nứt nẻ.

Không nên chà xát mạnh vùng núm vú khi tắm rửa. Luôn rửa sạch tay trước khi chạm vào bầu vú.

Để bớt đau nhức và tránh nhiễm trùng khi sữa về, ngoài việc cho bé bú và vắt sữa thường xuyên, mẹ có thể tắm nước ấm, sữa từ 2 bầu ngực sẽ tự động chảy bớt.

Tuyệt đối không chườm nóng ngực, thay vào đó dùng một số khăn mặt thấm nước xâm xấp rồi cho vào ngăn đá để đông lạnh. Lúc đau, mẹ hãy lấy khăn ra đắp quanh ngực thì sẽ thấy đỡ đau hơn.

Trong trường hợp sữa của mẹ ra nhiều và phải dùng tấm lót sữa thì các mẹ nhất định phải thay tấm lót sữa thường xuyên để núm vú được khô ráo. Vì nếu núm vú ẩm ướt thì sẽ tạo môi trường tốt để vi khuẩn phát triển và khiến da bị phân hủy.

Bao lâu sữa về 1 lần? Khoảng cách giữa các cữ bú thế nào là hợp lý?

Lưu ý:

Không nên dùng các tấm lót sữa có lớp lót nilon vì dễ gây ẩm ướt. Sau mỗi cữ bú, mẹ có thể vắt một chút sữa lên núm vú và quầng sẫm xung quanh núm để bảo vệ da. Sữa có tác dụng làm ẩm da và tạo rào cản chống nhiễm trùng. Đợi núm vú khô rồi mới mặc áo ngực.

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*