Vào mùa hè thời tiết trở nên nắng nóng, các bé rất hay bị rôm sảy, mẩn ngứa. Bệnh này không gây nên nguy hiểm cho trẻ nhưng lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và có thể dẫn đến bị nhiễm trùng da. Nguyên nhân của việc bé bị rôm sảy là do thời tiết nắng nóng làm cho các mao mạch trên da của trẻ bị giãn ra tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và gây nên tình trạng viêm da ở trẻ, hay còn gọi là bị rôm sảy. Một nguyên nhân nữa là do mồ hôi ra nhiều cũng góp phần làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn và ứ trệ hoạt động bài tiết trên da của trẻ, gây nên những nốt viêm da, mẩm ngứa.
Trẻ nhỏ có làn da rất nhạy cảm và mỏng manh vì vậy những nốt bị viêm hay rôm sảy sẽ lan ra từng mảng và tập trung nhiều nhất ở vùng trán, cổ, sau tai, lưng và ngực… Dưới đây sẽ là một số bài thuốc dân gian có tác dụng trị rôm sảy rất hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo nhé.
1. Bột sắn dây và rau má
#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
Chuẩn bị:
– 10g bột sắn dây
– 30g rau má (tươi)
Cách làm: Rửa sạch rau má với nước muối, sau đó giã nát và ngâm với nước sôi. Sau đó vắt lấy nước, từ từ hòa bột sắn dây vào, cho thêm đường để trẻ uống trong ngày khoảng 2-3 lần.
2. Rau sam
Chuẩn bị:
– 1 nắm rau sam
– Ít muối
Cách làm: Rửa sạch rau sam với muối, sau đó giã nát, lấy nước và nấu chung nước lạnh để tắm cho trẻ hàng ngày.
3. Sài đất + ngải cứu và lá nhài
Chuẩn bị:
– 50g lá nhài
– 20g lá sài đất
– 30g lá ngải cứu
Cách làm: Rửa sạch tất cả và sắc lấy nước, uống ngày 2 – 3 lần, liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ đỡ.
4. Kim ngân
Chuẩn bị: 4 – 6g hoa kim ngân hoặc 10 – 12g cành kim ngân
Cách làm: Rửa sạch kim ngân, sắc nước uống mỗi ngày một thang. Bài thuốc này vừa trị được rôm sảy, vừa ngăn ngừa mụn nhọt.
5. Lá kinh giới
Chuẩn bị: 2 nắm lá kinh giới
Cách làm: Rửa sạch và nấu sôi lá kinh giới với nước khoảng 10 phút. Sau đó pha vào nước tắm cho trẻ. Cách khác, có thể dùng lá tươi, vò nát và nấu lấy nước tắm.
6. Quả mướp đắng
Chuẩn bị: 1- 2 quả mướp đắng ( trái khổ qua)
Cách làm: Rửa sạch quả mướp đắng sau đó giã nát hoặc nấu chín, cho vào túi vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm cho bé.
7. Lá dâu tằm
Chuẩn bị: 200g lá dâu tầm.
Cách làm: Rửa sạch lá dâu tầm cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Tắm liên tục 3-5 ngày.
8. Lá bọ mẩy tươi
Chuẩn bị: 70-100g lá bọ mẩy tươi, bạc hà 15g.
Cách làm: Sắc lá bọ mẩy lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước bôi, rửa nơi có rôm, ngày 2-3 lần. Dùng trong khoảng 3-5 ngày. Hoặc lá bọ mẩy tươi 30g, rửa sạch đem sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày.
Lưu ý:
– Ngoài những phương pháp trên thì mẹ có thể bổ sung thêm cho bé uống thêm những loại nước mát như bột sắn dây, nước đậu xanh, đậu đen.. hay các loại quả quả chứa nhiều vitamin C để thanh nhiệt làm mát cơ thể.
– Khi đun nước tắm cho bé mẹ cần làm sạch các loại lá và đun sôi kỹ.
– Tránh tắm bằng sữa tắm cho trẻ.
– Nếu tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa của bé không được cải thiện thì mẹ hãy đưa bé tới bác sĩ da liễu để khám nhé.
Contents
Những hiểm họa đối với sức khỏe mẹ bầu và trẻ sơ sinh trước vấn nạn ô nhiễm không khí hiện nay
10 món cháo ăn dặm ngon miệng, đủ chất cho trẻ dưới 1 tuổi
Chuyên gia mách bài tập nằm úp giúp phát triển 10 bộ phận cơ thể trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Đoán bệnh của trẻ qua màu phân
Xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ
Trào ngược a xít dạ dày ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua
Chăm sóc mẹ để trẻ không bị suy dinh dưỡng bào thai
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment