Khám trẻ bị tiêu chảy, cách phân loại mất nước và chọn một trong các phác đổ điều trị sau:
Phác đổ A – Điều trị tiêu chảy tại nhà
Phác đổ B – Điều trị mất nước với ORS
Phác đổ C – Điều trị nhanh chóng mất nước nạ ng
Cả 3 phác đổ điều trị được mô tả trong phác đổ điều trị trẻ bệnh. Các phác đổ hướng dẫn bù nước nhằm thay thế nước và muối bị mất trong tiêu chảy. Một cách hoàn hảo để bù nước và chống mất nước cho trẻ là dùng dung dịch ORS. Truyền dịch tĩnh mạch chỉ dùng trong trường hợp mất nước nạng.
Kháng sinh không hiệu quả trong điều trị hầu hết các trường hợp tiêu chảy. Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết có thể làm tăng sự đề kháng của vài chủng vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, kháng sinh lại đắt tiền. Sẽ lãng phí tiền bạc cho điều trị không hữu hiệu. Do đó, không cho kháng sinh thường quy. Chỉ cho kháng sinh trong trường hợp mất nước nặng do tả hoặc bị lỵ.
Không bao giờ cho thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc chống nôn cho trẻ. Việc này không giúp ích trong điều trị tiêu chảy và một số thuốc này lại nguy hiểm. Các thuốc nguy hiểm bao gổm thuốc giảm nhu động ruột (như codeine, dẫn xuất á phiệt, diphenoxylate, loperamide), hay thuốc điều trị nôn (như métoclopra mide). Một số thuốc gây hại này có thể gây tử vong nhất là khi được sử dụng cho trẻ nhỏ. Một vài loại thuốc điều trị khác, tuy không nguy hiểm, nhưng không có hiệu quả gì trong điều trị tiêu chảy. Các loại thuốc này bao gổm các loại thuốc hấp thu như kaolin, actapulgite, smectite và than hoạt hoá. Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy có thể làm châm trễ việc phục hổi mất nước bằng đường uống.
Phác đổ A: Điều trị tiêu chảy tại nhà
Điều trị trẻ bị tiêu chảy không mất nước với phác đổ A. Ba nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà là:
Uống thêm dịch (uống theo nhu cầu trẻ).
Tiếp tục cho ăn.
Khi nào đưa trẻ đến khám ngay.
Trẻ bị tiêu chảy không mất nước sẽ được điều trị với phác đổ A. Trẻ có mất nước hoặc mất nước nặng cần được bù dịch theo phác đổ B hoặc C, và sau đó tiếp tục phác đổ A.
Phác đổ A liên quan việc tham vấn cho bà mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ về 3 nguyên tắc điều trị tại nhà. Do đó, kỹ năng hướng dẫn và tham vấn của bạn rất quan trọng với Phác đổ A.
Nguyên tắc 1: Uống thêm dịch
Khuyên bà mẹ:
Cho dịch theo nhu cầu trẻ. Mục đích của việc cho thêm dịch là thay thế dịch mất trong tiêu chảy và do đó phòng ngừa mất nước. Điều quan trọng là cho nhiều dịch hơn bình thường ngay khi tiêu chảy bắt đầu.
Khuyên bà mẹ cho trẻ bú thường xuyên và mỗi lần cho bú lâu hơn. Đổng thời có thể cho trẻ uống thêm những loại dịch khác. ORS chỉ là một trong nhiều loại dịch được khuyên dùng tại nhà đề phòng mất nước.
Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn, điều quan trọng là cho trẻ tiếp tục bú mẹ thường xuyên hơn bình thường. Cũng như cho uống ORS hoặc nước sạch. Trẻ bú mẹ dưới 4 tháng tuổi trước hết nên cho bú mẹ rổi mới cho uống ORS.
Nếu trẻ bú mẹ không hoàn toàn, cho thêm một hay nhiều loại dịch sau:
Dung dịch ORS.
Dịch có nguồn gốc thức ăn: nước canh, nước cháo, nước rau quả.
Nước sạch.
Trong hầu hết mọi trường hợp, trẻ không bị mất nước, thật sự không cần dung dịch ORS. Cho trẻ thêm dung dịch có nguồn gốc thức ăn như súp, nước cơm hay sữa chua, và nước sạch (thường được cho kèm với thức ăn). Ở địa phương bạn, chương trình quốc gia kiểm soát bệnh tiêu chảy có thể đã xác định nhiều loại dung dịch có nguồn gốc từ thức ăn để dùng tại nhà.
Phác đồ A liệt kê 2 tình huống trong đó người mẹ nên cho dung dịch ORS tại nhà:
Trẻ đã được điều trị theo phấc đổ B hay C trong lần khám này:
Nói cách khác, trẻ vừa được bù nước xong. Đối với trẻ này, uống dung dịch ORS sẽ ngừa mất nước trở lại.
Trẻ không thể trở lại cơ sở y tế:
Ví dụ, nhà ở xa hay bà mẹ có công việc không thể bỏ.
Hướng dẫn bà mẹ cách pha và cho uống ORS. Cho 2 gói ORS dùng tại nhà.
Khi cho bà mẹ ORS, hãy chỉ bà mẹ cách pha dung dịch ORS và cách cho trẻ uống. Hãy yêu cầu bà mẹ tự thực hành và quan sát bà mẹ.
Các bước pha dung dịch ORS là:
Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch.
Cho tất cả bột trong một gói OR S vào trong 1 bình sạch. Hãy dùng bất kỳ dụng cụ nào có sẩn như lọ, tô hay chai chứa được 1 lít nước.
Đong 1 lít nước sạch (hay một lượng chính xác cho số gói ORS dùng). Tốt nhất là nước đun sôi để nguộn, nhưng nếu không có, hãy dùng nước uống sạch nhất có thể được.
Cho vào bình chứa. Khuấy đều cho tới khi bột ORS được hoà tan hoàn toàn.
Nếm dung dịch này để biết dung dịch có vị ra sao.
Hãy giải thích cho bà mẹ rằng nên pha dung dịch ORS mới mỗi ngày trong một bình sạch, đậy nắp bình và đổ bỏ tất cả lượng d ung dịch còn thừa từ hôm trước.
Hãy cho bà mẹ 2 gói ORS để dùng tại nhà (2 gói ORS loại 1 gói pha trong một lít nước hoặc tương đương).
Hướng dẫn bà mẹ lượng dịch được cho kèm theo dịch uống thường lê.
Giải thích cho bà mẹ nên uống lượng dịch thường lệ mỗi ngày và lượng dịch thêm. Hướng dẫn cho bà mẹ lượng dịch cho trẻ uống thêm sau mỗi lần đi tiêu:
Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100ml sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng.
2 tuổi trở lên: 100-200ml sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng.
Giải thích cho bà mẹ rằng tiêu chảy sẽ tự giới hạn. ORS sẽ không làm ngưng tiêu chảy. Lợi ích của ORS là nó thay thế dịch và muối mà trẻ mất trong tiêu chảy và hạn chế trẻ bị nặng hơn. Nói với bà mẹ rằng:
Cho trẻ uống thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng cốc hay thìa.
Dùng thìa đút nước cho trẻ.
Nếu trẻ nôn, chờ 10 phút mới cho uống tiếp, nhưng cho cũng chậm hơn.
Tiếp tục bù dịch cho đến khi hết tiêu chảy.
Dùng phiếu bà mẹ và kiểm tra sự hiểu biết của bà mẹ.
Một vài cơ sở có Phiếu bà mẹ dán tại chỗ hoặc đưa cho bà mẹ cầm về nhà. Phiếu bà mẹ giúp bà mẹ nhớ các thông tin quan trọng, bao gồm loại dịch và thức ăn gì cho trẻ. Phiếu bà mẹ mẫu nằm ở phần Phụ lục D. Chỉ ra loại dung dịch và mẹ cần cho trẻ, dùng phần “dung dịch” trong phiếu.
Nếu bạn cho trẻ uống ORS, xem và đánh dấu vào ô ORS.
Nếu trẻ không bú mẹ, xem và đánh dấu vào ô dịch thức ăn. Trẻ bú mẹ hoàn toàn không nên cho thêm dịch thức ăn như súp, nước cơm, hay sữa chua.
Xem và đánh dấu vào ô “nước sạch”. Trẻ bú mẹ hoàn toàn nên cho bú thường xuyên hơn và có thể uống nước sạch hay dung dịch ORS.
Trước khi bà mẹ về, kiểm tra lại sự hiểu biết của bà mẹ về cách bù nước theo phác đổ A. Sử dụng các câu hỏi sau:
Chị sẽ cho bé uống loại dịch nào?
Chị sẽ cho trẻ uống bao nhiêu dịch?
Chị cho trẻ uống ORS như thế nào?
Chị cần bao nhiêu nước để pha 1 gói ORS?
Chị cho trẻ uống ORS bằng cách nào?
Chị sẽ làm gì nếu trẻ nôn?
Hãy hỏi xem bà mẹ có gặp khó khăn gì khi bà cho trẻ uống ORS. Thí dụ bà mẹ nói rằng bà không có thời gian, hãy giúp bà cách hướng dẫn cho một người khác cho trẻ uống. Nếu bà mẹ nói bà không có bình đựng 1 lít để pha ORS, hãy chỉ cho bà mẹ cách lường 1 lít trong một vật chứa nhỏ hơn. Hoặc, hãy chỉ cho bà mẹ cách lường một lít trong vật chứa lớn hơn và đánh dấu nơi thích hợp.
Nguyên tắc 2: Tiếp tục cho ăn
Bạn sẽ học cách hướng dẫn bà mẹ về việc cho ăn ở chư ơng 29. Nếu một trẻ được phân loại là tiêu chảy kéo dài, bạn sẽ hướng dẫn cho bà mẹ một số chế độ ăn đặc biệt.
Nguyên tắc 3: Khi nào cần đưa trẻ đến khám ngay
Hướng dẫn cho bà mẹ các dấu hiệu cần đưa trẻ để khám ngay là:
Không thể uống hoặc bú
Bệnh nặng hơn
Có sốt hoặc sốt cao
Nếu trẻ bị tiêu chảy, hướng dẫn cho bà mẹ mang trẻ khám lại ngay nếu:
Có máu trong phân
Trẻ rất khát.
Phác đổ B: Điều trị mất nước bằng ORS
Điều trị trẻ bị tiêu chảy và mất nước theo phác đổ B. Phác đổ này bao gổm giai đoạn điều trị ban đầu 4 giờ tại cơ sở y tế. Trong 4 giờ, bà mẹ cho trẻ uóng từ từ một lượng dịch ORS định sẩn bằng thìa hay từng ngụm.
Một trẻ có phân loại nặng và có mất nước cần chuyển nhanh đi bệnh viện. Không thử cho bù nước trước khi cho trẻ đi. Nhanh chóng cho bà mẹ vài gói ORS. Chỉ cho bà mẹ cách cho trẻ uống ORS như thế nào trên đường đi bệnh viện. Một ngoại lệ là trẻ có phân loại nặng của tiêu chảy kéo dài nặng thì trước hết nên bù nước cho trẻ này rổi với chuyển đi.
Nếu trẻ bị mất nước cần điều trị các vấn đề khác, bạn nên điều trị mất nước trước. Rổi mới điều trị các vấn đề khác.
Sau khi cho ORS 4 giờ, khám lại và phân loại trẻ bị mất nước bằng cách sử dụng phác đổ đánh giá và phân loại. Nếu không còn dấu hiệu mất nước, trẻ sẽ được điều trị theo phác đổ A. Nếu vẫn còn có mất nước, lặp lại phác đổ B. Nếu lúc này trẻ có dấu hiệu mất nước nặng, trẻ phải được điều trị theo phác đổ C.
Xác định lượng ORS cho uống trong 4 giờ đầu.
Tham khảo phác đổ điều trị trẻ bệnh và sử dụng bảng ở phác đổ B nhằm xác định lượng ORS cho trẻ uống. Xem cân nặng trẻ (hoặc tuổi nếu không biết cân nặng) để tìm lượng dung dịch ORS cần. Ví dụ: trẻ 5kg sẽ cần 200 -400ml dung dịch ORS trong 4 giờ đầu tiên.
Liều lượng được ghi trên bảng hướng dẫn. Tuổi hay cân nặng của trẻ, độ mất nước và lượng phân mất trong khi bù nước, tất cả sẽ ảnh hưởng đến lượng ORS cần thiết. Trẻ thường sẽ uống nhiều dung dịch ORS hơn trẻ cần. Hãy cho trẻ uống theo nhu cầu của trẻ.
Cách khác để ước tính lượng dịch ORS cần thiết (bằng ml) được mô tả trong bảng. Nhân trọng lượng trẻ (bằng kg) với 75ml. Ví dụ, một trẻ 8kg cần:
8kg x 75ml = 600ml dịch ORS trong 4 giờ
Lượng dịch ORS không có liên quan đến chế độ ăn bình thường của t rẻ bú mẹ. Bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ khi trẻ đòi uống rồi uống tiếp dung dịch ORS. Một trẻ dưới 6 tháng không bú mẹ, bà mẹ nên cho 100-200ml nước sạch trong suốt 4 giờ kèm theo lượng dịch ORS. Sữa mẹ và nước sẽ giúp ngừa tăng natri máu.
Hướng dẫn bà mẹ cách cho uống dịch ORS
Tìm một chỗ thoải mái trong trạm y tế cho bà mẹ ngồi với trẻ. Hướng dẫn bà mẹ cần cho trẻ uống bao nhiêu lượng dịch ORS trong 4 giờ. Hướng dẫn cho bà mẹ đơn vị đo lường được dùng ở địa phương. Nếu trẻ dưới 2 tuổi, hướng dẫn cho bà mẹ cách cho trẻ uống bằng thìa thường xuyên. Nếu trẻ lớn hơn, hướng dẫn cho bà mẹ cách cho trẻ uống bằng cốc. Ngồi với bà mẹ khi bà cho trẻ uống vào ngụm dung dịch đầu tiên từ cốc hay thìa. Hỏi xem bà mẹ có thắc mắc nào không.
Nếu trẻ nôn, bà mẹ có thể chờ khoảng 10 phút trước khi cho uống thêm dung dịch ORS. Sau đó nên cho uống châm hơn.
Khuyến khích bà mẹ cho bú mẹ khi trẻ đòi uống. Khi trẻ bú mẹ xong, tiếp tục cho uống dung dịch ORS. Bà mẹ không nên cho trẻ ăn trong suốt 4 giờ đầu tiên điều trị bằng ORS.
Hướng dẫn cho bà mẹ nơi bà mẹ thay tã cho trẻ, trẻ có thể dùng cầu tiêu hay bô. Hướng dẫn nơi rửa tay cho bà mẹ và trẻ.
Thỉnh thoảng kiểm tra lại xem bà mẹ có thắc mắc gì không. Nếu trẻ không uống được dung dịch ORS, thử dùng cách cho khác. Bạn có thể sử dụng đồ nhỏ giọt hay một ống tiêm không kim.
Trong khi bà mẹ cho uống ORS tại cơ sở y tế suốt 4 giờ, bạn có nhiều thời gian để hướng dẫn cách chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, vấn đề lưu tấm trước nhất vẫn là bù nước cho trẻ. Khi trẻ đã dần phục hồi, bà mẹ có thể chú ý để đọc hơn. Hướng dẫn bà mẹ cách pha và cho uống dịch ORS và về phác đồ A. Một ý tưởng hay là nên có tài liêu in để bà mẹ có thể đọc trong khi bà mẹ ngồi với trẻ. Thông tin này cũng có thể được củng cố thêm bởi tranh ảnh trên tường.
Sau 4 giờ điều trị theo phác đồ B, sử dụng phác đồ đánh giá và phân loại để khám lại trẻ. Phân loại độ mất nước. Chọn phác đồ thích hợp để tiếp tục điều trị.
Ghi chú: Khám lại trẻ trước 4 giờ nếu trẻ không uống ORS hay bệnh diễn biến nặng hơn.
Nếu trẻ cải thiên và không mất nước, chọn phác đồ A. Hướng dẫn bà mẹ phác đồ A, nếu bạn chưa hướng dẫn trong 4 giờ qua. Trước khi bà mẹ rời cơ sở y tế, hỏi các câu hỏi kiểm tra. Giúp bà mẹ giải quyết bất kỳ thắc mắc nào khi bà mẹ cho trẻ bù nước tại nhà.
Ghi chú: Nếu mặt trẻ bị phù, là dấu hiệu quá tải nước. Đây không phải là dấu hiệu nguy hiểm hay là dấu hiệu tăng natri máu. Đây đơn giản chỉ là dấu hiệu trẻ dã được bù nước và không cần dịch ORS tại thời điểm này. Trẻ nên được cho uống nước sạch và sữa mẹ. Bà mẹ nên cho ORS theo phác đồ A khi trẻ hết phù.
Nếu trẻ vẫn còn có mất nước, chọn lại phác đồ B. Bắt đầu cho trẻ bú tại cơ sở y tế. Cho thức ăn, sữa hay nước trái cây. Sau khi cho trẻ bú, lâp lại điều trị phác đồ B 4 giờ. Cho thức ăn, sữa hay nước trái cây 3 đến 4 giờ một lần. Trẻ bú mẹ nên được cho bú mẹ thường xuyên. Nếu cơ sở y tế đóng cửa trước khi bạn hoàn tất điều trị, hướng dẫn bà mẹ tiếp tục điều trị tại nhà.
Nếu trẻ xấu hơn và hiên tại có mất nước nặng, bạn sẽ cần bắt đầu phác đổ C.
Nếu bà mẹ phải rời cơ sở t tế trước khi hoàn tất điều trị.
Đôi khi bà mẹ phải rời cơ sở chữa bệnh khi trẻ còn ở phác đổ B, nghĩa là trước khi trẻ bù nước đủ. Trong các trường hợp này, bạn có thể cần:
Hướng dẫn bà mẹ cách chuẩn bị dịch ORS tại nhà. Cho bà mẹ thực tập trước khi ra về.
Hướng dẫn cho bà mẹ bao nhiêu lượng ORS cần dùng nhằm hoàn tất 4 giờ điều trị tại nhà.
Phát cho bà mẹ đủ các gói ORS cần để bù nước. Cũng như cho thêm 2 gói như đã yêu cầu ở phác đổ A.
Giải thích 3 nguyên tắc điều trị tại nhà: 1. Bù nước, 2. Tiếp tục cho ăn và 3. Khi nào khám lại (tham khảo phần hướng dẫn ở phác đổ A).
Phác đổ C: Điều trị nhanh mất nước nặng
Trẻ bị mất nước nặng cần được bù muối và nước nhanh chóng. Tiêm truyền tĩnh mạch thường được dùng cho mục đích này. Liêu pháp bù nước bằng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc cho uống qua ống thông mũi dạ dày được chỉ định khi trẻ mất nước nặng. Điều trị trẻ mất nước nặng tuỳ thuộc:
Các thiết bị sẩn có tại cơ sở y tế của bạn hoặc tại cơ sở gần nhất hoặc tại bệnh viện.
Kỹ năng của bạn.
Trẻ có thể uống được không.
Nhằm xác định việc điều trị như thế nào, bạn cần học phác đổ C, tham khảo biểu đổ trong phác đổ điều trị trẻ và phần phụ lục A.
Điều trị trẻ nhỏ bị tiêu chảy
Phác đổ trẻ nhỏ cho bạn biết cách điều trị trẻ và hướng dẫn cách điều trị tiêu chảy. Bạn đã học phác đổ A để điều trị tiêu chảy tại nhà và phác đổ B và C để bù nước cho trẻ lớn hay trẻ nhỏ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, có vài điểm đặc biêt cần nhớ khi điều trị cho trẻ nhỏ.
Phác đổ A: Điều trị tiêu chảy tại nhà
Tất cả trẻ nhỏ và trẻ lớn bị tiêu chảy cần bù nư ớc và tiếp tục cho ăn nhằm ngừa mất nước và cung cấp năng lượng. Cách tốt nhất đề bù nước và cho ăn ở trẻ nhỏ là bú mẹ nhiều lần hơn và lâu hơn ở mỗi lần. Bù dịch ở trẻ nhỏ có thể cho uống dung dịch ORS và nước sạch. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, điều quan trọn g là không cần cho trẻ ăn một thức ăn dạng lỏng khác.
Nếu trẻ nhỏ được cho uống ORS tại nhà, bạn sẽ hướng dẫn cho bà mẹ bao nhiêu thể tích dịch ORS cho trẻ uống sau mỗi lần đi tiêu chảy. Trước hết, bà mẹ cần cho bú mẹ, rổi cho uống dung dịch ORS. Nhắc bà mẹ ngưng cho uống dung dịch ORS khi trẻ hết tiêu chảy.
Phác đổ B: Điều trị mất nước
Trẻ nhỏ bị mất nước cần dùng dung dịch ORS như đã trình bày ở phác đổ B. Trong 4 giờ đầu bù nước, khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú mẹ khi trẻ đòi bú, sau đó cho trẻ uống dung dịch ORS. Cho trẻ nhỏ không bú mẹ uống thêm một lượng 100 -200ml nước sạch trong lúc này.
Điều trị tiêu chảy kéo dài
Điều trị tiêu chảy kéo dài cần chế độ ăn đặc biệt. Chỉ dẫn bà mẹ của trẻ bị tiêu chảy kéo dài về chế độ ăn của trẻ. Tham khảo phần Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài phần phác đổ tham vấn cho bà mẹ.
Contents
Cách dùng thuốc cho trẻ em
Đoán bệnh của trẻ qua màu phân
Xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ
Phương pháp cai ti đêm cho trẻ sơ sinh
Phác đồ điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em
Trào ngược a xít dạ dày ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc mẹ để trẻ không bị suy dinh dưỡng bào thai
Bại não – Dấu hiệu cảnh báo sớm ở trẻ ba mẹ phải biết
Trẻ sơ sinh ngủ hay rướn người giật mình không sâu giấc nguyên nhân và cách xử lý
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment