Răng sữa thường mọc khi trẻ được 6 tháng và hoàn thiện và thời điểm 30 tháng, Lịch mọc răng sữa ở mỗi trẻ sẽ khác nhau nhưng thời gian chênh lệch thường không đến một năm.
Contents
1. Dấu hiệu trẻ mọc răng
Lịch mọc răng của trẻ sơ sinh kéo dài khoảng 2 năm, từ khi bé 6 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi để hoàn thiện với đầy đủ các răng trên khuôn miệng. Có những trường hợp bé mọc răng rất sớm hoặc mọc răng muộn, bạn không cần lo lắng nhiều vì có thể do nguyên nhân di truyền hoặc cấu trúc răng khiến bé mọc răng chậm, thời gian chênh lệch thường không đến 1 năm. Mẹ có thể theo dõi lịch mọc răng sữa của bé khi có những dấu hiệu mọc răng dưới đây:
Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu, dễ bị kích động.
Chảy nhiều nước dãi, nướu sinh đỏ, có thể lở loét.
Thường xuyên cắn, gặm đồ vật, nghiến nướu, gặm ngón tay.
Rối loạn tiêu hóa nhẹ, hay còn gọi là hiện tượng “đi tướt mọc răng”.
Sốt nhẹ. Thông thường, các trường hợp sốt mọc răng sẽ không quá 38 độ C.
Trẻ ăn uống kém, sụt cân.
Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ thường xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi chiếc răng nhú mọc và tự hết sau 3 – 7 ngày.
2. Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ sơ sinh
#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
Từ 6 – 9 tháng: Bốn răng cửa giữa
Chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 ở vị trí răng cửa hàm dưới. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ gây đau đớn cho bé nhiều nhất. Trẻ có thể cáu gắt, khó chịu, bỏ bú và sốt nhẹ.
Sau khi hai răng cửa hàm dưới xuất hiện, hai răng cửa hàm trên sẽ tiếp tục mọc khi bé bước sang tháng thứ 8.
Từ 7 – 10 tháng: Hai răng cửa trên
Khi bé được 7 tháng đến 10 tháng, 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp tục nhú mọc, hai răng cửa hàm dưới thường xuất hiện muộn hơn, mọc khi bé bước vào tháng tuổi thứ 16.
Từ 12 – 14 tháng: 4 răng hàm sữa
Sau khi răng cửa mọc đầy đủ, răng hàm sẽ bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên, đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa.
Tiếp theo là sự xuất hiện của hai chiếc răng hàm dưới đối diện với hai chiếc răng hàm trên. Lúc này, mẹ cần chú trọng việc chăm sóc răng miệng của trẻ để bổ sung flo và phòng ngừa các bệnh răng miệng.
Từ 16 – 18 tháng: 4 răng nanh sữa
Chiếc răng nanh sữa hàm trên nhú mọc khi trẻ được 16 – 18 tháng, lấp đầy chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm.
Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện sau khi hai chiếc răng nanh sữa hàm trên mọc đầy đủ. Trong một vài trường hợp, trẻ phải đến 22 tháng mới nhú mọc đầy đủ bốn chiếc răng nanh sữa này.
Từ 20 – 30 tháng: Bốn răng hàm sữa cuối cùng
Hai chiếc răng hàm cuối cùng sẽ lấp đầy hàm dưới vào tháng thứ 20. Khi hai răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của hai răng hàm cuối cùng của hàm trên.
Lịch mọc răng của trẻ sơ sinh hoàn thiện khi trẻ bước vào tháng tuổi thứ 30.
3. Cách chăm sóc răng sữa cho trẻ
Chăm sóc và vệ sinh răng sữa rất quan trọng để phòng tránh những bệnh răng miệng cho bé. Ngay từ khi những chiếc răng đầu tiên xuất hiện, mẹ cần lưu ý những hướng dẫn chăm sóc răng sữa cho bé dưới đây:
Ở giai đoạn đầu (0 – 6 tháng):
Mẹ dùng khăn sạch hoặc gạc y tế quấn vào ngón trỏ rồi chà nhẹ nhàng lên nướu của trẻ. Vệ sinh nướu cả hàm trên lẫn hàm dưới sau khi ăn và trước khi đi ngủ để tránh vi khuẩn phá vỡ bề mặt răng sữa của bé.
Giai đoạn 6 – 12 tháng:
Ở giai đoạn bắt đầu mọc răng, bé sẽ chảy nhiều nước dãi và hay nhai, gặm các đồ vật xung quanh. Mẹ có thể giữ vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách dùng gạc hoặc khăn nhỏ quấn quanh ngón trỏ, chà nhẹ lên nướu trẻ. Nếu bé quấy khóc trong quá trình mọc răng, mẹ có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau.
Giai đoạn 12 – 18 tháng:
Ở giai đoạn này, bé đã có thể dùng bàn chải đánh răng. Bạn nên chọn những loại bàn chải lông mềm, kích thước nhỏ cùng loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ, không cay, vị ngọt dịu sẽ khiến bé thích thú hơn.
Bên cạnh vệ sinh răng hàng ngày, bé cần làm sạch vùng lưỡi để tránh vi khuẩn và mảng bám gây hôi miệng, sâu răng.
Bé nên đánh răng hai lần một ngày và thay bàn chải tối đa 3 tháng/lần.
Để bảo vệ răng sữa cho trẻ, cha mẹ nên đưa bé khám răng định kỳ 6 tháng một lần kể từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên.
Xem thêm:
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment