Phác đồ điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em

Riêng ở giai đoạn sơ sinh, và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là các loại vi khuẩn đường ruột.

Contents

I.Nhận định chung

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do các tác nhân gây bệnh có khả năng sinh mủ (chủ yếu là một số loại vi khuẩn) xâm nhập vào màng não gây nên. Là một trong những bệnh cấp cứu nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em, nhiều nhất là ở lứa tuổi dưới 3 tuổi, tỷ lệ tử vong và di chứng khá cao. Ba loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ hay gặp nhất là:

Phế cầu (Streptococcus pneumoniae).

H. Influenzae (Haemophilus influenzae).

Não mô cầu (Neisseria meningitidis).

Riêng ở giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi (cũng như ở người già), căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là các loại vi khuẩn đường ruột (như E. Coli, Proteus, Klebsiella, Listeria, Streptococci nhóm B…). Ngoài ra nhiều loại vi khuẩn và nấm khác cũng có thể là căn nguyên gây viêm màng não mủ nhưng ít gặp hơn và thường xảy ra trên những bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn huyết.v.v

Bluecare – ứng dụng đặt lịch đặt lịch chăm sóc bệnh nhân tại nhàchăm sóc người cao tuổi tại nhà,  chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện  tập phục hồi chức năng vật lý trị liệuchâm cứu xoa bóp bấm huyệt , tác động cột sốngthay băng cắt chỉ rửa vết thương, hút đờm dãiđặt sonde dạ dàysonde tiểutắm gội cho bệnh nhân tại nhà, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện. Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app 📷 Hotline 0985768181.

II.Phác đồ điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em

1.Nguyên tắc chung

Viêm màng não mủ là một trong các bệnh cấp cứu, cần được định chẩn đoán, điều trị kịp thời và theo dõi chặt chẽ tiến triển của bệnh tại cơ sở y tế. Liệu pháp kháng sinh cần được chỉ định đúng, càng sớm càng tốt ngay khi xác định chẩn đoán. Trong những trường hợp bệnh nặng, các biện pháp điều trị tích cực và hỗ trợ là hết sức quan trọng để cứu sống người bệnh và giảm thiểu các di chứng.

2.Liệu pháp kháng sinh

Khi chưa xác định được chính xác căn nguyên vi khuẩn, liệu pháp kháng sinh được chỉ định theo lứa tuổi bệnh nhân, cụ thể như sau:

Bảng. Liệu pháp kháng sinh điều trị viêm màng não mủ khi chưa xác định căn nguyên

Liệu pháp kháng sinh điều trị viêm màng não mủ khi chưa xác định căn nguyên

(Chữ viết tắt trong bảng 1: IV: Tiêm tĩnh mạch; PIV: truyền tĩnh mạch; IM: Tiêm bắp) Khi không đáp ứng đổi kháng sinh phổ rộng bao vây phế cầu và H. Influenzae.

Liệu pháp kháng sinh khi đã xác định được căn nguyên gây viêm màng não mủ (có kết quả cấy dịch não tuỷ dương tính và có kháng sinh đồ):

Với Phế cầu (S. Pneumoniae): Nếu vi khuẩn còn nhạy cảm với Penicilin: Dùng Benzyl Penicilin liều 60mg/kg tiêm TM chậm cho mỗi 6 giờ (250.000UI /kg/24h). – Nếu không làm được hay không có kháng sinh đồ và MIC nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) > 0,125mg/l cần dùng Cefotaxime hoặc Ceftriaxone theo cách dùng tại bảng 1, phối hợp với Vancomycine 60mg/kg/24h chia 4 lần truyền tĩnh mạch, phối hợp Rifampicin 20mg/kg chia 2 lần uống . Thời gian điều trị thường phải kéo dài từ 10-14 ngày.

Với H. Influenzae: Dùng Cefotaxime hoặc Ceftriaxone theo cách dùng tại bảng. Thời gian điều trị thường từ 7- 10 ngày. Nếu không đáp ứng phối hợp pefloxacine 10 – 15 mg/kg/ngày chia 2 – 3 lần truyền tĩnh mạch trong ngày hay Meropenem 120mg/kg/ngày chia 3 – 4 lần tiêm mạch hay truyền tĩnh mạch.

Với Não mô cầu (N. Meningitidis): Penicillin G 250000UI/kg/24h; hoặc Ampicillin 200mg/kg/24h IV chia 4 lần. Cũng có thể dùng Cefotaxime hoặc Ceftriaxone theo cách dùng và liều lượng đã nêu trong bảng. Thời gian điều trị thường từ 5 – 7 ngày.

Với các loại trực khuẩn đường ruột Gr (-): Dùng Cefotaxime hoặc Ceftriaxone phối hợp với Gentamycin như đã nêu trong bảng. Thời gian điều trị thường kéo dài hơn tới 3 tuần.

Riêng với Listeria cần dùng Benzyl Penicilin (liều 250.000UI / Kg / 24h chia 4 lần) hoặc Ampicillin (liều 300 mg / Kg / 24h chia 4 – 6 lần). (kết hợp Trimethoprim + sulfamethoxazole liều “5 + 25” mg/Kg cho mỗi 6 giờ (“20+100”/Kg/24h), hoặc kết hợp Gentamicin theo liều 5mg/Kg/24h cho những trường hợp nặng). Có thể Thời gian điều trị thường từ 2 – 3 tuần. Chú ý: Trên những trường hợp bệnh nhân VMNM có biểu hiện suy gan, suy thận liều kháng sinh sử dụng cần được cân nhắc, tính toán cụ thể tuỳ theo mức độ suy gan, thận và tình trạng bệnh viêm màng não mủ.

3.Điều trị phối hợp

Nếu bệnh nhân hôn mê hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng, đe doạ shock nhiễm khuẩn cần được điều trị, chăm sóc tại phòng cấp cứu hoặc điều trị tích cực.

Nếu bệnh nhân có co giật: Cắt cơn giật bằng Seduxen, liều 0,1- 0,2mg /kg/lần pha trong dung dịch NaCl 0,9% tiêm tĩnh mạch chậm cho tới khi ngừng giật. Nếu vẫn còn giật có thể tiêm lại cứ sau mỗi 10 phút nhưng không quá 3 lần. Phòng co giật bằng Barbituric (Gardenal) uống liều 5-20mg/kg/ngày, kết hợp với việc dùng thuốc hạ nhiệt, chống phù não, cân bằng nước, điện giải và thăng bằng toan kiềm khi cần thiết.

Nếu bệnh nhân có suy hô hấp cần được cho thở oxy hoặc hô hấp hỗ trợ, kể cả cho thở máy khi có chỉ định.

Chống viêm bằng Dexamethason liều 0,2 – 0,4 mg/kg/ngày chia 2 lần tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 ngày đầu cho những trường hợp nặng.

Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng: Bảo đảm thông khí, chống ứ đọng đờm rãi (hút đờm rãi, vỗ rung, đặt tư thế nằm ngiêng, đầu thấp…). Nếu bệnh nhân không ăn được cần cho ăn qua sonde và nuôi dưỡng hỗ trợ bằng đường tĩnh mạch.

4.Điều trị cụ thể tại các tuyến y tế

Tuyến xã:

Cần khám xét thận trọng, tỷ mỷ; nếu nghi ngờ bệnh nhân có khả năng mắc bệnh viêm màng não mủ phải chuyển tuyến trên ngay sau khi đã sơ cứu. Các biện pháp sơ cứu cần thiết là chống co giật hoặc phòng co giật, hạ sốt, chống suy hô hấp… Những trường hợp nặng, nếu điều kiện cho phép cần báo gấp để được hỗ trợ phương tiện vận chuyển và cấp cứu.

Tuyến huyện:

Chỉ tiếp nhận điều trị nếu có khả năng xác định chẩn đoán (chọc dò dịch não tuỷ, xét nghiệp dịch não tuỷ) và bệnh nhân không có biểu hiện tiên lượng nặng như hôn mê, suy hô hấp, đe doạ shock nhiễm khuẩn hoặc có khả năng biến chứng, không có các bệnh mạn tính kèm theo.

Tuyến tỉnh, trung ương:

Là nơi tiếp nhận và điều trị tất cả các trường hợp viêm màng não mủ, thực hiện được tất cả các biện pháp điều trị như đã nêu ở trên.

Trào ngược a xít dạ dày ở trẻ sơ sinh

Chăm sóc mẹ để trẻ không bị suy dinh dưỡng bào thai

Bại não – Dấu hiệu cảnh báo sớm ở trẻ ba mẹ phải biết

Nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Các hoạt động ngoài trời đơn giản dành cho trẻ tự kỷ

Trẻ sơ sinh ngủ hay rướn người giật mình không sâu giấc nguyên nhân và cách xử lý

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm phế quản phổi

 

 

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*