Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi

Contents

1. Chăm sóc trẻ từ 0 đến 1 tháng tuổi.

Đây là khoảng thời gian trẻ vừa tạm biệt lòng mẹ và bước vào thế giới với tiếng khóc chào đời. Là niềm vui không gì có thể so sánh được của cha mẹ, là những nụ cười, nhưng giọt nước mắt hạnh phúc.

Giai đoạn này bố mẹ cần chú ý những điều quan trọng sau :

  • Trẻ sẽ ngủ từ 16 đến 20 tiếng mỗi ngày, nên bố mẹ yên tâm đừng làm phiền con ngủ nhé. Nhưng cũng cần cho con bú sau mỗi khoảng thời gian là 3 tiếng.
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống thêm nước, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa. Có thể gây nên ngộ độc nước, suy dinh dưỡng.
  • Không nên cho trẻ nằm gối vì nó sẽ ảnh hướng rất lớn nên cột sống của con.
  • Có thể cho trẻ xem thêm tranh ảnh nhưng chỉ trắng, đen thôi vì khoảng thời gian này con chưa có khái niệm màu sắc trong từ điển đâu.

2. Chăm sóc trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi.

Khoảng thời gian này con bắt đầu nhận biết, nghe ngóng và trò chuyện với bố mẹ. Nên bố mẹ đừng có mà cứ cầm cái điện thoại mà bỏ quên không nói chuyện hàn huyên với con nhé. Con sẽ rất buốn đấy ạ !

Có một số chú ý sau bố mẹ nên biết để xắp xếp thời khóa biểu cho phù hợp :

  • Con sẽ ngủ ít hơn, khoảng 12 đến 16 tiếng mỗi ngày thôi mẹ ạ. Nên mẹ đừng có cằn nhằm về con nhé !
  • Con sẽ ăn nhiều hơn khoảng 2 tiếng là con lại đói rồi. Mẹ chú ý cho con ti nhé !
  • Tuyệt đối không rung, lắc, đu võng mạnh vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến não của trẻ !

3. Chăm sóc trẻ từ 2 đến 3 tháng tuổi.

Là khoảng thời gian con bắt đầu tập lẫy nên bố mẹ chú ý giường cẩn thận không con sẽ lăn ngay xuống đất nhé.

  • Trẻ bú khoảng 9 lần một ngày, mỗi lần khoảng 100ml đến 120ml
  • Bố mẹ nên cho con nhìn vào những đồ vật có hình dạng khác nhau, dịch chuyển từ từ cho mắt trẻ dõi theo.
  • Khoảng thời gian này con bắt đầu phát triển hệ thần kinh và cơ quan xúc giác. Bố mẹ nhớ thường xuyên massage vùng lưng, bụng, chân tay cho con bằng dầu massage chuyên biệt để con cảm nhận được tình yêu của bố mẹ nhé.

 4. Chăm sóc trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi.

Con đã năng động và nghịch hơn rất nhiều. Bố mẹ đừng phiền lòng mà hãy chú ý mấy điều sau nhé :

  • Tuyệt đối không nên cho con nhìn vào màng hình  tivi hay điện thoại, vì những tia bức xạ cực hại đến mắt của trẻ.
  • Bố mẹ có thể cho con gối đầu nên một chiếc gối mỏng.
  • Con rất thích bơi lội, bố mẹ nên cho con đến các trung tâm bơi để phát triển hệ miễn dịch và tăng dung tích phổi, cho con khỏe mạnh ạ.

5. Chăm sóc trẻ từ 4 đến 5 tháng tuổi.

Một số bố mẹ sẽ cằn nhằn rằng con nghịch quá lăn lê khắp chỗ. Nhưng bổ mẹ hãy để con khám phá không gian và đồ vật xung quanh nhé.

  • Không nên cho trẻ ăn dặm ở thời điểm này.
  • Con đã bắt đầu mọc răng nên dễ quấy khóc, đi tướt, sốt. Bố mẹ đừng quá lo lắng hãy chú ý đến chế độ ăn ngủ của con là được rồi.
  • Bố mẹ cũng nên dạy con tập nói những từ đơn giản, và nói chuyện với con nhiều hơn để con nhanh biết nói nhé.

6. Chăm sóc trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi.

Đây là khoảng thời gian con có nhiều thay đổi, con có thể tự ngồi khá vững. Nhưng bố mẹ cũng nên biết thêm một số điều sau :

  • Bố mẹ hãy bắt đầu tập cho bé ăn dặm với bột, chú ý đến hàm lượng chất dinh dưỡng.
  • Con bắt đầu có nhận thức về chủ nghĩa cá nhân, sẽ quấy khóc nếu không được bố mẹ đáp ứng đúng nhu cầu hay làm theo ý muốn của trẻ.

7. Chăm sóc trẻ từ 6 đến 7 tháng tuổi.

Khoảng thời gian này con nghe, nhìn và học theo bố mẹ rất nhiều. Nên bố mẹ cần chú ý đến hành động và lời nói để có tác động tốt đến tính cách của con sau này.

  • Bố mẹ nên đọc cho con nghe nhiều chuyện hơn. Cho con xem tranh có nhiều mầu sắc để con bổ sung vào kho từ điển ngôn ngữ và mầu sắc của con bố mẹ nhé.
  • Tuyệt đối tránh nổi nóng với con. Con rất sợ người lạ, nên cho con có chút thời gian để con làm quen bố mẹ ạ.
  • Trẻ biết giả vờ khóc để đỏi hỏi bố mẹ, bố mẹ chú ý để không hình thành thói quen xấu cho trẻ.

8. Chăm sóc trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi.

  • Bố mẹ có thể tập cho cho con thói quen cầm thìa tự ăn, cầm cốc để uống nước.
  • Không nên hù dọa trẻ về ma, ông ba bị…. như thế sẽ làm con nhút nhát, mất tự tin.
  • Lúc này trẻ có khả năng lặp đi lặp lại một vài động tác, nên bố mẹ hãy tranh thủ dạy cho con một số việc nhỏ để con phát triển tư duy và thể chất một cách toàn diện.

9. Chăm sóc trẻ từ 8 đến 9 tháng tuổi.

Đây là khoảng thời gian trẻ bắt đầu tập đứng, và men theo các mép tường, giường, tủ. Bố mẹ chú y để con không bị ngã đau nhé.

  • Không nên cho con ăn nhiều kẹo, bánh, đồ ngọt hay thức ăn khó tiêu.
  • Trẻ ăn dặm thuần thục rồi thì bố mẹ nên cho con ăn cháo, cơm nát để kích thích con ăn ngon hơn.
  • Trẻ thích leo trèo lên xuống giường bố mẹ không nên cấm mà nên theo dõi trẻ tránh nhưng sự không mong muốn xảy ra.

10. Chăm sóc trẻ từ 9 đến 10 tháng tuổi.

  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, sôcôla, vì nó gây hại trục tiếp cho răng và hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính để tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh.
  • Bố mẹ nên dành nhiều thời gian bên con, kể chuyện cho con nghe trước lúc đi ngủ, tập cho con thói quen tốt bên gia đình.

11. Chăm sóc trẻ từ 10 đến 11 tháng tuổi.

  • Bố mẹ nên rèn luyện cho con có suy nghĩ độc lập về một vật nào đó.
  • Cùng con xem sách về các con vật, đồ vật, hoa quả dạy con đọc từng loại lập đi lặp lại nhiều lần.
  • Tuyệt đối không chiều con, hạn chế đáp ứng những nhu cầu không cần thiết của trẻ.

12. Chăm sóc trẻ từ 11 đến 12 tháng tuổi.

Là khoảng thời gian con đã có thể tự đi trên chính đôi chân của mình. Bố mẹ hãy cho con tập đi bằng chân trần để con vững vàng hơn phát triển xúc giác ở chân, tăng khả năng miễn dịch.

Dậy con biệt tự đứng dậy mỗi khi vấp ngã. Dạy con nói nhiều từ hơn, nói đi nói lại bằng cách gợi mở cho con bằng hình ảnh và hành động

 

 

 

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*