Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), mỗi năm có gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới, cao nhất trong tất cả bệnh truyền nhiễm khác như HIV, sốt rét hoặc bệnh lao. Cứ mỗi 39 giây lại có 1 trẻ chết vì viêm phổi, 80% số ca tử vong là ở trẻ em dưới 2 tuổi và người già trên 65 tuổi. Mặc dù vắc-xin phòng ngừa viêm phổi không đảm bảo hoàn toàn bạn sẽ không bao giờ bị mắc viêm phổi, nhưng nếu mắc thì sẽ giảm mắc độ nặng và tránh được các biến chứng nguy hiểm của viêm phổi, thậm chí là tử vong. Vì vậy Vắc xin phòng ngừa viêm phổi là vắc xin quan trọng cần được tiêm để bảo vệ sức khỏe lâu dài cho trẻ em và người lớn. Để giúp các mom có biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi toàn diện nhất cho con, Bluecare xin chia sẻ với các mom các loại vắc xin phòng ngừa viêm phổi.
Contents
Nguyên nhân gây viêm phổi
Viêm phổi thường xảy ra sau khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể do cảm lạnh hoặc cúm do virus, nấm và vi khuẩn (trong đó có vi khuẩn Hib). Các tác nhân này có thể lây lan nhiều cách khác nhau:
- Thông qua tiếp xúc, chẳng hạn như bắt tay hoặc hôn
- Thông qua không khí, như hắt hơi hoặc ho mà không che miệng hoặc mũi
- Qua các bề mặt có thể chạm vào
- Trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe thông qua tiếp xúc với các nhân viên Y tế hoặc các thiết bị trong bệnh viện.
Các tác nhân phổ biến
- Tại Hoa Kỳ, nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do virus là cúm và virus hợp bào hô hấp (RSV). Nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn là Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn).
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là khi người bệnh bị viêm phổi trong cộng đồng (không phải ở bệnh viện).
- Viêm phổi tại bệnh viện là khi người bệnh bị viêm phổi trong hoặc sau khi điều trị tại cơ sở y tế gồm bệnh viện, cơ sở chăm sóc dài hạn và trung tâm lọc máu.
- Viêm phổi do thở máy.
- Vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae type b) là vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ em do lây truyền qua không khí hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với chất bài tiết.
Các loại vắc xin phòng ngừa viêm phổi
Vắc xin phòng ngừa viêm phổi dạng uống Broncho Vaxom
Broncho Vaxom là dạng khô của một số loại vi khuẩn đã được làm giảm hoạt tính hay còn gọi là dạng vắc xin bất hoạt, giúp cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại những loại vi khuẩn đó. Vì vậy cơ chế tác dụng của nó tương tự như một loại vắc xin bất hoạt dạng uống.
Broncho Vaxom giúp tăng cường hệ miễn dịch và có hiệu quả trên hệ hô hấp nhằm phòng ngừa nhiễm khuẩn cấp kịch phát của viêm phế quản mãn tính và nhiễm khuẩn tái phát đường thở. Đồng thời, điều trị phối hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp.
Trong các nghiên cứu cho thấy nó làm giảm nhiễn khuẩn đường hô hấp đến 36-50% và giảm khò khè và bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ đến 40%. Hợp chất này được chứng minh “tăng cường hệ miễn dịch” có thể giúp con bạn khỏe mạnh. Broncho Vaxom, hiện tại đã có thể mua TẠI ĐÂY.
Liều dùng thuốc Broncho Vaxom
Thuốc Broncho Vaxom có 2 chế phẩm là Broncho Vaxom Adult ( dành cho người lớn) và Broncho Vaxom Child ( cho trẻ em 6 – 12 tháng tuổi). Thuốc không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Với từng đối tượng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng liều lượng thuốc khác nhau.
Với Broncho Vaxom Adult (dành cho người lớn): Uống 1 viên/ngày khi đói. Uống liên tục trong 10 ngày/tháng. Dùng liền trong 3 tháng. Trong trường hợp điều trị giai đoạn cấp tính, người bệnh sẽ uống 1 viên/ngày khi đói. Uống trong vòng ít nhất trong 10 ngày đến khi hết triệu chứng. Trong quá trình điều trị, người bệnh dùng thêm cả kháng sinh thì cần kết hợp Broncho Vaxom từ khi bắt đầu quá trình điều trị.
Broncho Vaxom Child ( cho trẻ em 6 – 12 tháng tuổi): Uống 1 viên hoặc gói/ngày khi đói, cho bé uống liên tục trong 10 ngày/tháng, dùng liền trong 3 tháng. Trong trường hợp điều trị giai đoạn cấp tính, uống 1 viên khi đói/ngày, uống liền đến khi hết triệu chứng bệnh thì dừng lại. Nếu trẻ phải uống kháng sinh thì kết hợp uống Broncho Vaxom ngay từ khi bắt đầu điều trị.
Các em bé từ 6 – 12 tháng tuổi, có thể không nuốt được viên nang, bố mẹ có thể mở ra hòa bột thuốc vào nước, nước trái cây, sữa…
2 loại vắc xin phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn
Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm phổi. Bệnh gây tử vong từ 10-20% và 50% ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già. Phế cầu khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em. Được lây truyền nhiều nhất qua đường không khí (ho, hắt hơi) và lây lan thông qua việc tiếp xúc với người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong người.
Bác sĩ Bạch Thị Chính cảnh báo: “Viêm phổi do phế cầu khuẩn ngày càng gia tăng mức độ đề kháng với các loại kháng sinh nên rất khó điều trị. Cụ thể, trong điều trị viêm phổi do phế cầu khuẩn cho trẻ, bác sĩ phải phối hợp 2 đến 3 loại kháng sinh mạnh ở liều tối đa với chi phí điều trị rất tốn kém mới có khả năng khỏi bệnh. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, trung bình mỗi ngày có đến 30 – 40 trẻ bị bệnh đường hô hấp phải nằm viện điều trị nội trú, trong đó có viêm phổi.”
Có hai loại vắc xin ngừa bệnh do phế cầu. Cả hai loại đều hiệu quả và an toàn. Ở người từ 65 tuổi trở lên, tiêm ngừa vắc xin cho thấy có thể giảm đến 45% nguy cơ viêm phổi do các týp huyết thanh có trong vắc xin và giảm 75% nguy cơ viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Ở trẻ nhỏ, tiêm chủng vắc xin ngừa phế cầu rộng rãi đã giảm số ca bệnh đến 99% ở trẻ em và làm giảm số ca nhiễm bệnh ở các nhóm tuổi khác.
Hiện nay, Việt Nam có 2 loại vacxin viêm phổi được khuyến cáo tiêm cho trẻ em và người lớn để phòng ngừa nguy cơ mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn:
Vắc xin Synflorix (Bỉ): Được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp.
Vắc xin Prevenar 13: phòng các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, … đặc biệt có thể sử dụng cho cả trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi.
“Đặc biệt lưu ý tiêm phòng viêm phổi sớm, đủ mũi để mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Trẻ trên 5 tuổi, người lớn, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý mãn tính trước đây không có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn có thể tiêm vắc xin Prevenar 13 với 1 mũi duy nhất cho hiệu quả trọn đời.” – Bác sĩ Bạch Thị Chính nhấn mạnh.
4 loại vắc xin ngừa viêm phổi do virus cúm
Viêm phổi do virus là loại viêm phổi thường gặp thứ hai, sau viêm phổi do vi khuẩn. Nhóm virus “nổi cộm” nhất ở đây là cúm. Influenza là một virus gây cúm mùa, thường sau khi nhiễm influenza, người bệnh sẽ sốt, sổ mũi, ho và sau đó trở thành viêm phổi, đây được coi là một nhiễm trùng thứ phát. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do virus influenza làm yếu cơ chế bảo vệ thông thường của phổi, khiến các vi khuẩn khác có thể ăn theo mà tràn vào, nhân rộng và gây bệnh. Điều này đặc biệt đúng với trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người có hệ miễn dịch yếu rất nhạy cảm với virus cúm.
Cúm mùa do influenza không quá nghiêm trọng, nhưng viêm phổi thứ phát do vi khuẩn sau đó mới là đáng sợ. Người ta không chết vì bệnh cúm nhưng sẽ chết vì những biến chứng của nó, đặc biệt nguy hiểm vì căn bệnh này hay gặp ở người trẻ tuổi nên rất dễ bị chủ quan, coi nhẹ. Bằng chứng là bệnh cúm đã gây tử vong cho khoảng 500,000 người mỗi năm trên thế giới, tương đương với 1 ca tử vong mỗi phút vì bệnh cúm (theo Tổ chức Y tế Thế giới).
Viêm phổi do cúm mùa là căn bệnh nguy hiểm, nhất là trong thời điểm Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để phòng tránh bệnh hiệu quả, tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm là cách bảo vệ tối ưu, đơn giản và tiết kiệm nhất. Các loại vắc xin phòng cúm dành cho trẻ em và người lớn hiện có bao gồm: Vaxigrip (Pháp), Influvac (Hà Lan) (*), Vaxigrip tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), Ivacflu-S (Việt Nam), GC Flu (Hàn Quốc), tùy theo từng đối tượng mà có phác đồ khác nhau:
Tên vắc xin | Vaxigrip Tetra (Pháp) | Influvac Tetra (Hà Lan) | Ivacflu-S (Việt Nam) | GC Flu (Hàn Quốc) |
Đối tượng | Trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn | Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn | Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi | Trẻ em trên 3 tuổi và người lớn |
Lịch tiêm | Trẻ từ 6 tháng tuổi – 9 tuổi:Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.Trẻ 9 tuổi:Tiêm 1 mũi duy nhất.Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm. | Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi:Mũi 1: lần tiêm đầu tiênMũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuầnSau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.Từ 9 tuổi trở lên: lịch tiêm 1 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm. | Tiêm 1 mũi duy nhất.Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm. | Trẻ từ 3 tuổi – 9 tuổi:Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:Tiêm 1 mũi 0.5mlSau đó tiêm nhắc lại hàng năm. |
(*) Hiện vắc xin phòng cúm Tam giá Vaxigrip (Pháp) đã được chuyển đổi sang vắc xin phòng cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp). Vắc xin phòng cúm Tam giá Influvac (Hà Lan) đang dần chuyển đổi sang vắc xin phòng cúm Tứ giá Influvac Tetra (Hà Lan).
2 loại vacxin phòng viêm phổi do não mô cầu
Hiện nay, viêm phổi do não mô cầu khuẩn đang chiếm đến 9% trong tổng số các ca viêm phổi. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì có thể gây các biến chứng nặng nề, thường khởi phát nhanh và đột ngột. Các triệu chứng thông thường gồm: sốt, ớn lạnh, ho, thở khò khè, thở nhanh, khó thở,… Những triệu chứng này dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, do đó viêm phổi do não mô cầu khuẩn thường không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Viêm phổi do não mô cầu khuẩn thường xuất phát từ 2 tuýp chính là BC và ACYW-135. Điều may mắn, hiện nay bệnh đã có thể phòng ngừa bằng vacxin viêm phổi:
- Vắc xin VA-MENGOC-BC (Cu Ba) được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến người lớn 45 tuổi. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 khoảng 6-8 tuần.
Tại Việt Nam, bên cạnh vắc xin phòng viêm phổi do não mô cầu khuẩn tuýp B+C – Mengoc BC (CuBa) – thì nhu cầu chủng ngừa vắc xin phòng bệnh do não mô cầu khuẩn tuýp ACYW-135 rất cao, do đó khi vắc xin cộng hợp Menactra (Mỹ) với hiệu quả phòng bệnh tốt hơn, cho trẻ cơ hội chủng ngừa từ sớm hơn xuất hiện tại Việt Nam thì được rất nhiều người đón nhận, dưới đây là phác đồ tiêm của vắc xin Menactra:
Tiêm chủng cơ bản:
- Trẻ từ 9 tháng đến dưới 24 tháng tuổi: tiêm 2 liều cách nhau 3 tháng
- Trẻ từ tròn 24 tháng và người lớn đến 55 tuổi: tiêm 1 liều duy nhất
Tiêm chủng nhắc lại:
- Liều nhắc lại có thể được áp dụng cho nhóm tuổi từ 15 – 55 tuổi tiếp tục có nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn não mô cầu, nếu liều vắc xin trước đây đã được tiêm ít nhất 4 năm.
Lưu ý: Vắc xin Menactra được chỉ định tiêm phòng cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 55 tuổi. Trẻ đã tiêm vắc xin phòng não mô cầu tuýp B, C vẫn nên tiêm thêm vắc xin Menactra để phòng ngừa vi khuẩn não mô cầu tuýp A, C, Y, W-135.
6 loại vắc xin chích ngừa viêm phổi do Hib
Vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae type b) là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nguy hiểm là viêm phổi dưới 5 tuổi, khi chưa có vắc xin phòng ngừa, vi khuẩn Hib gây viêm phổi nặng ở ¼ trẻ. Hib rất dễ lây lan và có thể lây qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường cho vào miệng nên nguy cơ lây nhiễm tăng cao ở nhóm trẻ tại nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo. Bất cứ trẻ nào chưa có miễn dịch phòng bệnh đều có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Vì thế ngoài các biện pháp vệ sinh cá nhân và môi trường sống, các phụ huynh cần có biện pháp chủ động phòng ngừa viêm phổi do Hib bằng tiêm vắc xin. Việc tiêm chủng sớm cho trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh là biện pháp quan trọng nhằm chống lại nguy cơ nhiễm viêm phổi, tăng cường bảo vệ trẻ trước nguy cơ dịch bệnh.
Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp), Infanrix Hexa (Bỉ) phòng 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB. Phác đồ tiêm như sau:
- 3 mũi chính: khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi.
- Mũi tiêm nhắc lại cách mũi thứ 3 tối thiểu 6 tháng.
Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp), ComBe Five (Ấn Độ) phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh viêm phổi – viêm màng não do Hib. Phác đồ tiêm như sau:
- 3 mũi cơ bản: tiêm cho trẻ ở thời điểm 2, 3, 4 tháng tuổi.
- Mũi tiêm nhắc: khi trẻ được 16 – 18 tháng tuổi.
Vắc xin Infanrix IPV+Hib (5in1) (Bỉ) phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do Hib. Phác đồ tiêm như sau:
- 3 mũi tiêm trong 6 tháng đầu đời và có thể bắt đầu từ 2 tháng tuổi.
- Mũi nhắc lại: khi trẻ vào năm tuổi thứ 2 và cách mũi tiêm cuối cùng trong lịch tiêm cơ bản ít nhất 6 tháng.
Ngoài ra có thể phòng bệnh viêm phổi do Hib cho trẻ từ 2 tháng tuổi bằng Vắc xin Quimi – Hib.
Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, trong chương trình tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ đều có các vắc xin phối hợp 5 trong 1 (Quinvaxem, Pentaxim, Infanrix IPV+Hib) hoặc 6 trong 1 (Infanrix Hexa), trong đó đã có thành phần Hib. Do đó, vắc xin Quimi – Hib ngừa viêm phổi chủ yếu được sử dụng làm vắc xin tiêm nhắc lại cho trẻ trên 1 tuổi (trường hợp trẻ trên 1 tuổi đã được tiêm nhắc lại mũi thứ 4 bằng vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 thì không cần phải tiêm Quimi – Hib).
Xem thêm:
Tiêm phòng RSV – virus hợp bao hô hấp gây viêm phổi
Tăng cường miễn dịch hô hấp cho trẻ
Tăng cường miễn dịch để mẹ bầu chống lại dịch Covid-19
Hướng dẫn mẹ giải pháp toàn thể tăng cường miễn dịch cho trẻ
Review tăng sức đề kháng cho bé
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment