Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?

Trẻ sơ sinh thường có làn da màu vàng nhạt hơn so với trẻ lớn do mức độ bilirubin trong máu cao hơn. Tuy nhiên, tình trạng này thường giảm dần sau khoảng 1 tuần sau khi trẻ sinh ra. Nếu vàng da là do bệnh lý, sẽ cần can thiệp điều trị để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Vậy, trẻ bị vàng da có sao không và liệu trị liệu như thế nào? Các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Bluecare nhé.

Contents

Trẻ sơ sinh bị vàng da là bệnh gì?

Vàng da sơ sinh là một hiện tượng phổ biến, xảy ra ở khoảng 60% trẻ sinh đủ tháng và 80% trẻ sinh non trước 37 tuần tuổi. Đây là tình trạng khi da của bé có màu vàng ở các vùng như mặt, ngực, mắt (bao gồm kết mạc và củng mạc – lòng trắng mắt), bụng, cánh tay, chân…

Trẻ sơ sinh bị vàng da thường có sức khỏe tốt, tuy nhiên đôi khi có thể kèm theo một số bệnh lý. Thông thường, màu vàng trên da của trẻ sơ sinh xuất hiện sau 1-2 ngày sau khi sinh và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da?

Nguyên nhân vì sao bé sơ sinh bị vàng da là do tích tụ bilirubin trong máu. Bilirubin là một chất có màu vàng được hình thành khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Gan có chức năng loại bỏ bilirubin bằng cách chuyển nó vào ruột để được đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh còn non nớt và chưa hoàn thiện, không thể xử lý bilirubin một cách hiệu quả, dẫn đến tích tụ bilirubin và gây vàng da (2).

Có những trường hợp đặc biệt, tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh có thể do các bệnh lý sau:

  1. Nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết.
  2. Tế bào hồng cầu bất thường: có quá nhiều hồng cầu, hồng cầu có hình dạng bất thường như hồng cầu hình lưỡi liềm, v.v.
  3. Bệnh lý về gan: viêm gan, xơ nang, v.v.
  4. Thiếu men G6PD.
  5. Xuất huyết bất thường trong cơ thể, có xuất hiện các vết bầm tím trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
  6. Nhóm máu không tương thích với mẹ, như bất đồng nhóm máu ABO hoặc Rh.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ có thể tăng khả năng mắc vàng da ở trẻ sơ sinh như:

  1. Trẻ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
  2. Trẻ không được bú đủ, không cung cấp đủ dưỡng chất và nước cho cơ thể.
  3. Trẻ có nguồn gốc từ các dân tộc Đông Á hoặc Địa Trung Hải…

Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị vàng da sơ sinh

Để nhận biết sớm trẻ bị vàng da bệnh lý, cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý theo dõi những dấu hiệu sau:

  1. Vàng da xuất hiện ngay sau sinh trong vòng 24 giờ.
  2. Tình trạng vàng da kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và hơn 2 tuần đối với trẻ sinh non.
  3. Vàng da phủ khắp cơ thể, bao gồm lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc mắt. Màu vàng ngày càng đậm và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  4. Nồng độ bilirubin trong máu vượt quá 12 mg% đối với trẻ sinh đủ tháng hoặc vượt quá 14 mg% đối với trẻ sinh non, và tốc độ tăng bilirubin vượt quá 5 mg% trong vòng 24 giờ.

Ngoài những dấu hiệu vàng da, trẻ có thể có các dấu hiệu bất thường khác như co giật, sốt cao, bỏ bú, ngủ ít và ít quấy khóc. Khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ này, việc đưa trẻ đi khám hoặc đặt lịch xét nghiệm vàng da tại nhà và can thiệp sớm có thể giúp chữa trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh.

Xet-nghiem-chi-so-vang-da-o-tre-so-sinh-tai-nha-thong-qua-ung-dung-Bluecare
Xet-nghiem-chi-so-vang-da-o-tre-so-sinh-tai-nha-thong-qua-ung-dung-Bluecare

Chuyên gia khuyến nghị rằng, nếu phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh trong vòng 7 ngày sau sinh, tỉ lệ tổn thương não của trẻ rất thấp. Đối với những trẻ có làn da màu đen hoặc màu đỏ hồng làm khó việc nhận biết dấu hiệu vàng da, cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách nhẹ nhàng ấn tay lên da của bé. Nếu da xuất hiện màu vàng rõ nét sau vài giây, điều này cho thấy trẻ đang bị vàng da. Cha mẹ nên thực hiện kiểm tra này hàng ngày trong những tuần đầu sau sinh.

Phân loại vàng da sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể được phân loại thành hai loại chính:

Vàng da sinh lý:

Vàng da sinh lý là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em, không gây nguy hiểm và thường tự giảm sau khoảng 2 tuần. Trẻ chỉ có màu vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực, phần trên bụng và không xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như gan lách to, thiếu máu, từ chối bú, v.v.

Trẻ bị vàng da sinh lý có mức bilirubin trong máu không vượt quá mức đòi hỏi can thiệp điều trị. Đồng thời, tốc độ tăng bilirubin không vượt quá 3mg%/24 giờ.

Vàng da bệnh lý:

Vàng da bệnh lý là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi sự kiểm tra từ bác sĩ và phương pháp điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm như bệnh não cấp tính do tăng bilirubin và vàng da nhân. Trẻ bị vàng da bệnh lý không chỉ có màu vàng da ở vùng mặt, mắt mà còn lan rộng sang nhiều khu vực khác của cơ thể như cánh tay, bụng, chân và có thể kèm theo các triệu chứng như nôn trớ, sốt cao, khóc liên tục, từ chối bú, phân bạc màu, v.v.

Vàng da sơ sinh bao lâu thì hết?

Vàng da ở trẻ sơ sinh mất bao lâu để hết phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng thông thường:

  • Trẻ sinh đủ tháng bị vàng da sinh lý thường tự khỏi sau khoảng 7 ngày.
  • Trẻ sinh non bị vàng da sinh lý thường tự khỏi sau khoảng 2 tuần.

Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ bilirubin và khả năng hoạt động của gan của trẻ.

Nếu tình trạng vàng da của trẻ kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm, vì có thể trẻ đang mắc phải vàng da bệnh lý.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một tình trạng khá phổ biến, gây ra do tăng bilirubin trong máu và xảy ra ở khoảng 25-30% trẻ sinh đủ tháng và hầu hết trẻ sinh thiếu tháng. Hầu hết vàng da sơ sinh ở trẻ là nhẹ, được gọi là vàng da sinh lý, và thường tự giảm sau 1-2 ngày và hết hoàn toàn sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý đến vàng da sơ sinh bệnh lý, đó là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như bệnh gan mật bẩm sinh, không tương thích nhóm máu giữa mẹ và con, bệnh tan máu bẩm sinh, xuất huyết dưới da, nhiễm virus từ thai nhi, v.v. Trong trường hợp này, các triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong vòng 24 giờ sau sinh và kéo dài hơn 10 ngày.

Nếu không điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là khi bilirubin gián tiếp thâm nhập vào não gây độc tố thần kinh. Trẻ có thể tử vong nhanh chóng hoặc phát triển bại não suốt đời, ngay cả khi được điều trị tích cực trong giai đoạn này.

Hơn nữa, một biến chứng khác do vàng da bệnh lý gây ra là hội chứng vàng đa nhân, đây là một tình trạng bệnh não cấp tính có thể gây tổn thương não, suy giảm trí tuệ và gây mất thính lực vĩnh viễn không thể khôi phục. Điều trị càng sớm thì trẻ càng ít gặp nguy cơ phát triển những biến chứng nguy hiểm do vàng da sơ sinh và tăng bilirubin quá mức trong máu. Do đó, cha mẹ cần lưu ý quan sát các dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh, và nếu triệu chứng kéo dài và trở nên nặng hơn trong những ngày đầu sau khi sinh, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định mức độ vàng da và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp, nhằm ngăn ngừa các biến chứng do bilirubin tích tụ trong máu và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Điều trị vàng da sơ sinh cho trẻ như thế nào?

Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh có thể tự phục hồi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu sau 2-3 tuần tình trạng vàng da không giảm nhẹ hoặc có các biểu hiện bất thường, hoặc trẻ bị nghi ngờ mắc vàng da bệnh lý, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được sử dụng cho vàng da ở trẻ sơ sinh:

Chiếu đèn vàng da:

Chiếu đèn điều trị và da sơ sinh là phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả và an toàn nhất. Ánh sáng từ đèn chiếu sẽ chuyển đổi bilirubin tự do thành bilirubin tan trong nước, sau đó được đào thải qua đường nước tiểu và phân. Trong quá trình này, trẻ sẽ nằm dưới ánh đèn mà chỉ mặc tã và được che mắt cẩn thận. Trong một số trường hợp, trẻ có thể được đặt trên một chiếc chăn đèn sợi quang hoặc kết hợp sử dụng đèn chiếu phía trên nếu mức độ vàng da nặng cần điều trị tích cực.

Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh tại nhà

Thay-truyền máu:

Đối với trẻ mắc vàng da nặng, nhanh chóng lan ra lòng bàn tay và bàn chân trong vòng 1 tuần tuổi và có các dấu hiệu ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc nồng độ bilirubin trong máu tăng cao (trên 20 mg%) kèm theo tình trạng ngủ li bì và bỏ bú, thì phương pháp này sẽ được áp dụng. Thay-truyền máu giúp loại bỏ bilirubin bằng cách thay thế một lượng máu nhỏ từ nguồn máu tươi khác (truyền máu đổi).

Tiêm miễn dịch tĩnh mạch (IVIg):

Phương pháp này được sử dụng khi trẻ có tình trạng tán huyết miễn dịch do không phù hợp nhóm máu với mẹ, gây ra vàng da nặng. Bằng cách tiêm immunoglobulin vào tĩnh mạch, cơ thể của trẻ có thể ngăn chặn sự tấn công của kháng thể lên hồng cầu, từ đó điều trị vàng da và giảm nguy cơ phải truyền máu cho trẻ.

Cung cấp nước và năng lượng:

Khi trẻ được cung cấp đủ nước và năng lượng thông qua việc bú hoặc truyền dịch, tốc độ chuyển hóa bilirubin tăng lên và nồng độ chất này trong máu giảm. Điều này dẫn đến giảm dần các dấu hiệu vàng da, và trẻ không gặp nguy hiểm từ biến chứng thần kinh khi nồng độ bilirubin tăng cao trong máu.

Tắm nắng có hết được vàng da cho trẻ sơ sinh?

BS Kim Anh nhấn mạnh rằng quan niệm tắm nắng có thể chữa được bệnh vàng da là sai lầm và có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Việc tắm nắng chỉ giúp phụ huynh dễ dàng nhận thấy màu da của con có sự thay đổi, nhưng không thể đẩy lùi bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh vàng da bệnh lý, trẻ có thể gặp biến chứng nhiễm độc thần kinh, được gọi là vàng da nhân, khi bilirubin gián tiếp thấm vào não. Hậu quả của điều này có thể dẫn đến tử vong hoặc bại não suốt đời cho trẻ. Vì vậy, để phân biệt trẻ bị vàng da sinh lý hay vàng da bệnh lý, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện chuyên khoa nhi để được khám, kiểm tra và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Vàng da sơ sinh vô cùng nguy hiểm mẹ cần biết

Phát hiện chẩn đoán sớm dấu hiệu vàng da sơ sinh

Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý : Giống và khác nhau

Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài – điều trị thế nào?

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh đúng cách

Tắm nắng chữa vàng da cho trẻ: Sai lầm nguy hiểm

Thời gian vàng để điều trị hiệu quả vàng da sơ sinh

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*