Tổng hợp những lưu ý quan trọng khi chăm sóc bé trong giai đoạn ăn dặm

Một người mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và được khuyên là không cần phải cho bé uống thêm nước trong suốt 6 tháng tuổi đầu; nhưng đã vấp phải sự phản đối gay gắt của bậc ông bà trong gia đình.

Theo ông bà, chẳng có ai trên đời này có thể sống mà thiếu nước. Vậy trong trường hợp này ai đã nhầm lẫn và sai lầm ở đâu?

Các cụ” cho rằng cho trẻ uống thêm nước trong những tháng đầu đời là rất cần thiết để bé hết khát, chữa cảm lạnh và táo bón, sạch miệng…

Thực ra các bậc ông bà thường thương cháu và nghĩ mình có dày dặn kinh nghiệm nuôi con nên hay áp đặt vào con cái trong chuyện chăm sóc trẻ. Tuy nhiên kinh nghiệm phải đi đôi với kiến thức khoa học, và phải tùy thuộc vào từng đứa trẻ cụ thể để có cách chăm sóc bé một cách phù hợp.

Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước hoặc các chất lỏng khác như trà, nước đường, nước hoa quả… cùng với sữa mẹ là thói quen của hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam. Lý do về văn hóa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quan niệm này vì phần lớn các bà mẹ đều học kinh nghiệm của những thế hệ trước – đó là ông bà trong nhà. “Các cụ” cho rằng cho trẻ uống thêm nước trong những tháng đầu đời là rất cần thiết để bé hết khát, chữa cảm lạnh và táo bón, sạch miệng…

Sự thật là, nếu bé bú mẹ hoàn toàn, bé không cần phải uống thêm nước lọc cho đến khi tròn 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Vì việc thay thế nguồn sữa mẹ bằng những chất lỏng không có nhiều chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng, sự lớn lên và phát triển của bé. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ.

Ngoài ra, do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu nên nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Chẳng có nguồn nước nào sạch sẽ và đầy đủ bằng sữa mẹ. Sữa mẹ có thành phần 85% là nước; do đó việc bú mẹ hoàn toàn có thể cung cấp nhu cầu về nước và dinh dưỡng cho trẻ, ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức. Vì vậy, trong 6 tháng đầu, nếu bạn đủ sữa đảm bảo cho bé được bú mẹ hoàn toàn thì không cần thiết và không nên cho trẻ uống thêm nước nhằm giúp trẻ tận dụng tối đa nguồn sữa mẹ.

Nếu cần, bạn chỉ nên cho bé tráng miệng vài giọt nước cho sạch miệng sau khi bé bú xong.

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, bé không cần phải uống thêm nước lọc cho đến khi tròn 6 tháng tuổi.

Còn bé không bú sữa mẹ hoàn toàn, bé sẽ cần thêm một chút nước mỗi khi ăn/uống sữa bột.

Vì vậy, kết luận là: Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ vì sữa mẹ cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin, nước và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ.

Mẹ không nên cho bé uống thêm nước nếu mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ; và cũng không cần cho bé uống nước đường trong tuần đầu mới sinh, vì nước đường còn gây sụt cân và bệnh tật về sau. 

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, là lúc từng bước làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột theo độ tuổi. Cơ thể con còn non nớt, chưa hề có một sự chuẩn bị nào cho việc tiếp nhận nguồn dinh dưỡng mới, vì thế trong qúa trình chuẩn bị thức ăn dặm cho bé, mẹ nên chú ý tránh nhé.

1. Muối

Bạn không nên cho thêm muối vào bất cứ thức ăn nào dành cho bé, vì lúc này thận của bé chưa thích ứng với lượng muối nhiều. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc xích, thịt hun khói cũng nên hạn chế cho trẻ ăn. Khi mua các thực phẩm dành cho bé, bạn cần kiểm tra kỹ thành phần muối trên bao bì.

2. Hải sản có vỏ

Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy, bác sỹ đặc biệt khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không nhé.

3. Thức uống có chứa caffein

Đây là thứ hiển nhiên cấm kỵ với trẻ. Chúng không hề có bất kỳ một loại vitamin hay chất dinh dưỡng nào cho trẻ, ngược lại còn có thể làm bé cảm thấy buồn nôn và nhiều tác hại khác cho dạ dày, khiến bé mệt mỏi, khó ngủ.

4. Một số loại phô mai mềm

Các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềm nhé, bởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria rất cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.

5. Pa-tê gan động vật

Vì trong pate gan có chứa nhiều vi khuẩn Listeria dễ khiến bé bị ngộ độc đồng thời hàm lượng vitamin A quá cao cũng không tốt cho sự phát triển của bé.

6. Sữa bò

Vì sữa bò là thực phẩm có hàm lượng protein cao có thể khiến trẻ bị dị ứng đồng thời hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khó có thể tiêu hóa được thực phẩm này gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng,…

7. Đường

Các thực phẩm và thức uống có đường thường chứa nhiều chất ngọt nên hay làm sâu răng khi răng trẻ mới mọc. Chỉ nên thêm đường vào thực phẩm khi thực sự cần thiết. Trẻ dưới một tuổi tốt nhất không cho dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem.

8. Mật ong

Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả khi trẻ bị ho. Bởi vì, trong mật ong có chứa một loại vi khuẩn có thể gây độc tố cho đường ruột của bé. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng là ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Mật ong cũng là một dạng đường, cũng có nghĩa nó có thể ảnh hưởng không tốt cho răng và gây sâu răng.

9. Các loại hạt

Trẻ dưới 5 tuổi không nên cho ăn các loại hạt, nhất là đậu phộng vì có thể gây nghẹn, tắc nghẽn đường thở. Bên cạnh đó, đậu phộng cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.

10. Cá biển sâu

Cá mập, cá kiếm, cá maclin là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thần kinh của trẻ, do đó cũng nên tránh cho trẻ ăn.

11. Trứng sống

Không nên dùng trứng sống hay trứng chưa chín kỹ cho bé. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể cho ăn trứng nhưng bạn phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại.

12. Dâu tây

Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.

Chỉ cho con ăn thức xay nhuyễn

Hầu hết các hướng dẫn cho trẻ tập ăn dặm hiện nay đều nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc cho trẻ ăn thức ăn có độ thô ngay từ đầu. Trẻ 6 tháng tuổi thường đang phát triển các chức năng của cơ miệng, cơ hàm nên cần được làm quen với những miếng, khúc, mẩu thức ăn cắt nhỏ. Bắt con ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài sẽ khiến bé chỉ quen tiêu hóa với những món đồ mềm nhuyễn, không có bản năng nhai, cắn thức ăn, làm chậm lại sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn.

Mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn. (Ảnh minh họa)

Cho con ăn cháo ăn liền

Cháo ăn liền là món ăn đã qua xử lí công nghiệp, hương vị và dinh dưỡng của gạo đã không còn được nguyên vẹn, thậm chí là biến đổi hoàn toàn. Đây không phải là một sự lựa chọn lành mạnh cho các bé có hệ tiêu hóa vô cùng non yếu. Do đó, mặc dù món cháo ăn liền rất tiện lợi, nhanh chóng trong chế biến nhưng không thích hợp cho các bé đang tập ăn.

Bỏ qua triệu chứng táo bón và nổi mẩn

Không may là hai hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ em nên thường bị các bà mẹ bỏ qua mà không nhận ra rằng, đây là dấu hiệu của việc chế độ ăn của trẻ có vấn đề. Trẻ mới tập ăn dặm hay bị táo bón hoặc nổi mẩn vì hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với thức ăn mới. Hãy xem lại thực đơn của trẻ và chọn lại những thực phẩm bé dễ tiêu hóa hơn, nên bổ sung thức ăn giàu vitamin A, sắt , axit béo, đặc biệt là thức ăn chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé (như sữa chua).

Cho con ăn dặm quá sớm

Thông thường, hệ tiêu hóa của em bé sẽ bắt đầu sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Ở một số bé, điều này có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, quan trọng là bố mẹ phải dựa vào những dấu hiệu cho việc sẵn sàng ăn thức ăn ngoài sữa của con.

Một số dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu ăn dặm: có thể ngồi dậy mà không cần trợ giúp, thích thú với thế giới xung quanh, mở miệng khi nhìn thấy thức ăn. Nếu trẻ bị táo bón hoặc gặp một số phản ứng khác, có thể trẻ chưa sẵn sàng với thức ăn dặm. Lúc này, bố mẹ nên ngừng lại, kiên nhẫn chờ hệ tiêu hóa của con phát triển hoàn thiện hơn rồi mới cho con tập ăn sau. Cho bé ăn dặm quá sớm, trước khi hệ tiêu hóa của bé sẵn sàng sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng lên rất cao.

Ép con ăn nhiều

Ở độ tuổi tập ăn này, trẻ nhỏ là người hiểu rõ nhất nhu cầu ăn uống của chúng. Trẻ biết khi nào chúng đói, khi nào chúng no. Chúng biết loại thực phẩm nào không phù hợp với chúng hoặc khi nào chúng không ưa mùi vị hay kết cấu của món ăn. Vì thế, bắt ép trẻ ăn hết bát bột đầy hay gặm sạch chỗ rau quả mẹ đã cắt cho trẻ là biện pháp phản khoa học, không hiệu quả. Nên nhớ là trẻ đang ở thời kì “ăn dặm”, tức là thức ăn chỉ là thành phần “thêm” vào, còn sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ. Do đó, đừng quá lo lắng về vấn đề liều lượng thức ăn dặm bé hấp thụ được.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng trong một số trường hợp, bé phải bú sữa công thức bên ngoài. Khi đó, mẹ cần nắm vững một số điều cấm kị dưới đây để không làm ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của sữa và sự an toàn cho bé.

Hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng

Bất kể bình sữa của bé làm bằng chất liệu gì, đừng bao giờ hâm bình sữa trong lò vi sóng. Lò vi sóng không làm nóng sữa đều, chỗ nóng chỗ lạnh khác nhau và có thể gây ra những chỗ cực nóng trong sữa, làm bỏng miệng bé.

Thay đổi công thức pha sữa

Trên vỏ lon sữa đã có ghi rõ ràng các bước chuẩn bị chuẩn xác để có bình sữa cho bé “tuti”, quy trình và cách thức của mỗi nhãn hiệu sữa có thể khác nhau. Mẹ cần phải làm đúng như những gì hướng dẫn đã chỉ để pha cho bé. Nếu cho quá nhiều nước, em bé có thể sẽ bị thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu cho quá ít nước, em bé lại có nguy cơ bị mất nước. Vì vậy, làm theo đúng những gì đã hướng dẫn ở trên vỏ hộp sữa là vô cùng cần thiết, trừ khi có chỉ định đặc biệt khác của bác sĩ.

Dùng nước khoáng để pha sữa công thức cho bé

Đôi khi, nhiều bậc cha mẹ dùng nước khoáng thay thế cho nước lọc đã đun sôi để để pha sữa cho em bé. Nước khoáng là loại nước bão hòa chứa hàm lượng khoáng chất cực kì cao có thể gây hại đến trẻ sơ sinh. Một số loại nước khoáng còn chứa nhiều muối và canxi, cao hơn lượng chất mà trẻ cần hấp thụ. Vì thế, dùng nước khoáng pha sữa cho con có thể khiến bé bị ngộ độc, hại thận, rất nguy hiểm.

Nước pha sữa không đủ nóng

Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến khích nước pha sữa cần phải nóng đến ít nhất là 70 độ C để thanh trùng, diệt vi khuẩn trong cả nước và cả sữa công thức. Nước để pha sữa còn phải là nước không để quá 30 phút sau khi đun sôi. Trước khi cho em bé uống, hãy làm mát một cách nhanh chóng bằng cách để bình sữa dưới vòi nước đang chảy, cho đến khi sữa hạ nhiệt độ đến mức vừa phải để bé uống được.

Cho bé bú quá lâu

Một chai sữa nóng luôn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Kể cả vi khuẩn từ nước bọt của bé cũng có thể sinh sản ngay trong bình sữa khi bé ngậm quá lâu. Tổ chức WHO khuyến cáo, nếu sau 2 tiếng đồng hồ mà bé không chịu “ti” hết bình thì cần bỏ bình sữa đi. Nếu mẹ mang bình sữa đã pha sẵn đi theo trong khi đi xa, bình sữa cần phải được bỏ đi sau 24 giờ không sử dụng.

Cho bé bú quá nhiều

Chính bé yêu của bạn là người quyết định chính xác nhất bé cần ăn bao nhiêu là đủ. Mẹ đừng hi vọng một em bé sơ sinh luôn luôn bú hết sạch bình sữa trong mỗi lần ăn. Nếu thấy bé ngừng bú thì mẹ cũng không phải ép bé bú tiếp.

Để bé ngủ trong lúc đang bú sữa

Nguy cơ bé hóc, nghẹn, nôn trớ khi ngủ gật trong lúc bú sữa là rất cao. Ngoài ra thì răng của bé cũng dễ bị sâu nếu ngậm sữa trong một thời gian dài.

Để bé tự bú sữa một mình

Đừng bao giờ để bé tự cầm bình sữa và tu một mình, nguy cơ nôn trớ và nghẹt thở cũng rất cao.

Hâm nóng sữa hơn 10 phút

Khi hâm nóng bình sữa, các mẹ phải chú ý lấy bình ra trong 10 phút. Để quá 10 phút có thể sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong sữa. Điều này có thể khiến em bé bị tiêu chảy.

Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ. Đặc biệt là các chất béo không bão hòa như omega 3 loại chất chiếm 60% chất cần thiết cho não bộ, giúp não điều khiển đúng hành vi, tăng cường trí nhớ và nhận thức. Chất béo còn giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể (A, D, E, K ), … việc sử dụng chất béo thế nào cho hợp lý với cơ thể của trẻ em là điều rất quan trọng.
Một chế độ ăn thiếu chất béo có thể khiến trẻ khó hấp thụ vitamin D dẫn đến còi xương, chậm lớn, chậm tăng cân.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần phải sắm ngay cho bé vài lọ dầu ăn. Cho thêm từ 1-2 thìa cà phê dầu mỗi lần vào bát cháo, bột của con là cách tốt nhất để mẹ đảm bảo sự phát triển của não bộ và hệ miễn dịch cho bé yêu. Tuy nhiên, cho như thế nào, liều lượng ra sao và loại dầu ăn gì thì không phải bà mẹ nào cũng rõ.

Sử dụng dầu ăn khi trẻ bắt đầu ăn dặm
Trong 6 tháng đầu, thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ và nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ có rất nhiều chất béo, đủ cho trẻ phát triển.
Sau 6 tháng, trẻ bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm với thức ăn đặc hơn sữa (bột, cháo, cơm …). Lúc này, khi chế biến thức ăn cho bé, mẹ cần đảm bảo phần ăn của bé đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng (bột đường, béo, đạm, chất xơ- vitamine ). Vì vậy, dầu ăn bắt đầu được sử dụng thường xuyên từ độ tuổi này trở đi.
Số lượng dầu ăn sử dụng trong ngày cho trẻ.

Dưới 2 tuổi là giai đoạn trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng để phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này tốc độ phát triển thể chất của bé rất cao, mẹ có thể “thấy” trẻ lớn nhanh từng ngày, nên lượng chất béo trong khẩu phần chiếm tỉ lệ khá nhiều, tùy theo độ tuổi có thể lên đến 30% khẩu phần hoặc nhiều hơn.

Thức ăn của trẻ trong giai đoạn này chủ yếu là những món ăn lỏng, chưa có các món chiên xào. Vì vậy, trong 1 chén bột /cháo, súp của trẻ cần khoảng 10ml dầu ăn.
Sau 2 tuổi, tốc độ phát triển của trẻ bắt đầu chậm lại. Phần lớn trẻ đã mọc đủ răng phục vụ tốt cho việc nhai thức ăn đặc. Lúc này, trẻ có thể ăn chung thức ăn với người lớn nhưng được làm mềm và xé nhỏ hơn. Thức ăn của trẻ nên phong phú và có nhiều sự lựa chọn hơn.

Vì vậy, lượng dầu ăn trong khẩu phần của trẻ sẽ tăng giảm tùy thuộc cách thức chế biến món ăn, sở thích ăn uống và thể trạng của bé chứ không cứng nhắc như trước 2 tuổi. Ví dụ, nếu thấy trẻ hơi gầy, thiếu cân hay suy dinh dưỡng, phụ huynh có thể bổ sung thêm chất béo trong khẩu phần bằng các món chiên xào, những món khoái khẩu của bé.

Ngược lại, nếu bé đã quá tròn trĩnh, phụ huynh cần giảm chất dầu mỡ trong thức ăn của bé vì độ tuổi này trẻ hay tròn trịa quá mức cần thiết do ăn quà vặt quá nhiều, sử dụng thức ăn nhanh, nước ngọt…

DÙNG DẦU ĂN ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ
Trong đa số các loại dầu ăn có chứa một thành phần chất béo quý rất tốt cho sức khỏe, đó là chất béo chưa bão hòa. Tuy nhiên, chất béo có lợi này không bền vững, khi gặp nhiệt độ cao trong quá trình chế biến thức ăn sẽ bị biến đổi thành chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.

Cho một muỗng dầu ăn vào thức ăn của trẻ khi chuẩn bị bắc khỏi bếp mới có tác dụng tốt đối với sự phát triển của bé vì khi đó dầu chưa bị biến chất do tác động của nhiệt độ cao và sẽ giúp bé dễ dàng hấp thu hơn. Dầu ăn là cực kỳ quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Các mẹ có thể sử dụng linh hoạt là luân phiên 3 loại dầu sau đây để tận dụng tối đa lợi ích của từng loại dầu ăn cũng như cho trẻ được đổi vị hàng ngày.

3 LOẠI DẦU NÊN CHO BÉ ĂN

DẦU OLIU
Dầu oliu vốn là một loại dầu rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây. Tuy nhiên mẹ nên nhớ, loại dầu oliu duy nhất nên mua cho bé là loại dầu siêu nguyên chất (Extra Virgin Olive Oil). Đâu là lớp dầu đầu tiên và lạnh nhất được chiết ra khi ép hạt oliu và chưa qua bất cứ một công đoạn đun nóng hay xử lý hóa học nào.
Dầu oliu có thể có mùi hơi hắc với một số mẹ không quen dùng. Tuy nhiên, dầu oliu lại cực kỳ tốt cho bé. Khi biết được những lợi ích dưới dây của dầu oliu, mẹ sẽ muốn nêm cho trẻ thêm 1 thìa cà phê dầu mỗi ngày:
– Dầu oliu chứa axit linoleicvà linolenic, là loại axit béo cũng được chứa trong sữa mẹ và đóng góp vào sự phát triển trí não và tăng trưởng xương của em bé.
– Dầu oliu có chứa vitamin A, C, D, E, K – vitamin B+, và rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và ung thư.
Tuy loại dầu ăn nào cũng có nhiều chất chống oxy hóa, nhưng các chất chống oxy hóa trong dầu oliu nhiều hơn trong bất kỳ loại dầu nào khác. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng chính vì ăn nhiều dầu oliu nên những người dân ở vùng Địa Trung Hải có sức khỏe và cuộc sống rất lâu dài.
– Dầu oliu có đặc tính kháng viêm, tác dụng nhuận tràng nhẹ, tránh cho bé bị táo bón. Tuy nhiên, mẹ đừng lạm dụng đặc tính này của dầu oliu. Quá nhiều dầu oliu cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.
– Dầu oliu chứa lượng calo cao thường được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dùng cho trẻ sinh non, nhẹ cân hay thấp còi.

DẦU GẤC
Nếu mẹ Tây hay dùng dầu oliu thì mẹ Ta cũng có một loại dầu “lợi hại” không kém. Đó là dầu gấc. Dầu gấc là loại dầu chiết xuất từ màng đỏ quả gấc, dầu gấc sánh, có màu đỏ tự nhiên, mùi vị thơm ngon đặc trưng của gấc.
Nếu dầu oliu có tác dụng lớn trong việc cung cấp omega 3 để phát huy trí não trẻ thì dầu gấc lại có ưu thế riêng dành cho trẻ biếng ăn. Dầu gấc có chứa hàm lượng lớn vitamin A và E – hai nhóm vitamin quan trọng mà 70% trẻ em Việt Nam bị thiếu.
Nhờ có hàm lượng beta-caroten rất cao (cao hơn cà rốt 15 lần và gấp gần 70 lần cà chua) nên dầu gấc cung cấp cho bé một nguồn vitamin A tự nhiên đáng quý. Chính lượng vitamin A này sẽ giúp cho bé có một đôi mắt khỏe mạnh, góp phần phòng chống các bệnh về mắt. Lượng dầu gấc thích hợp cho trẻ là ½ thìa cà phê nhỏ vào bát cháo, bột mỗi ngày.

DẦU QUẢ ÓC CHÓ
Quả óc chó hay còn gọi là quả hồ đào, quả hạnh đào. Trong 100g nhân quả óc chó có 642 calo, 14g protein, 62g chất béo. Loại dầu chiết xuất từ hạt óc chó, được khoa học cũng như viện sức khỏe Mỹ chứng minh dầu quả óc chó có hàm lượng Omega 3 rất cao.
• Một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên các bé dưới 7 tuổi cho thấy, những bé được cung cấp Omega 3 từ dầu quả óc chó với liều lượng thích hợp từ trong bụng mẹ có khả năng tập trung cao và thị lực tốt hơn những bé không được bổ sung dầu quả óc chó đầy đủ.
• Bé được cung cấp dầu quả óc chó (Omega 3) cũng đạt nhịp độ phát triển nhanh hơn so với những bé khác.
• Giảm nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cũng như hành vi sau này.

Bà bầu ăn quả óc chó bổ sung Vitamin E, Omega 3
Dầu quả óc chó có thể giúp bà bầu bổ sung Vitamin E, Omega – 3, các loại axit hữu cơ và phốt pho. Đặc biệt loại axít hữu cơ có trong quả óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi và trẻ nhỏ. Cụ thể hơn nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, Axit béo Omega – 3 có trong quả óc chó giúp duy trì chất béo cấu trúc, loại chất chiếm 60% chất cần thiết cho não bộ. Loại chất béo cấu trúc này giúp bộ não điều khiển đúng hành vi, tăng cường trí nhớ và nhận thức, giúp bé thông minh hơn từ trong bụng mẹ.

Tuy muối là chất cần thiết nhưng nếu lạm dụng quá đà đối với các bé đang tập ăn dặm sẽ gây hậu quả khôn lường.

Chủ đề “Có nên cho muối vào đồ ăn dặm của bé” hẳn là chủ đề phổ biến gây ra những “cuộc chiến” mâu thuẫn chăm con trong nhiều gia đình Việt. Người sợ con nhạt miệng nên muốn cho mắm muối thêm vào cháo cho con ngon miệng hơn, người lại nhất quyết phản đối việc cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên rằng không cần cho muối vào đồ ăn ăn dặm của bé.

Tại sao không cần cho muối vào đồ ăn dặm của bé?

– Hại thận

Muối là một vi chất không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi chúng ta. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần muối nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ trong chế độ ăn uống. (nhỏ hơn 1g đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi) Hệ thống các cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và thận là một trong những cơ quan yếu ớt nhất. Thận của bé không thể chuyển hóa được một hàm lượng muối quá lớn đi vào trong người. Vì thế, cho bé hấp thụ quá nhiều muối sẽ làm tổn thương thận của bé, có thể ảnh hưởng đến não.

– Hình thành thói quen ăn mặn khó bỏ

Khi mẹ nêm muối/mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai.

– Không có muối, không sợ bé nhạt miệng

Nhiều mẹ sợ không cho muối vào đồ ăn dặm thì bé sẽ phải nếm những món bột, cháo lỏng lét, nhạt toẹt, khó ăn. Thực ra, điều này không hề ảnh hưởng đến vị ngon của món ăn cho trẻ vì ở trẻ mới ăn dặm, các bé hoàn toàn chưa biết khái niệm mặn, nhạt là gì.

Nguy hiểm “giật mình” khi cho muối vào đồ ăn dặm của bé – 1

Trẻ mới ăn dặm, các bé hoàn toàn chưa biết khái niệm mặn, nhạt là gì nên mẹ không sợ bé bị nhạt miệng vì không được ăn muối. (Ảnh minh họa)

Không cho muối vào đồ ăn dặm, trẻ hấp thụ muối qua đâu?

Các chuyên gia y tế đều khuyên rằng việc cho muối vào thức ăn của những bé đang độ tuổi tập ăn dặm là không cần thiết. Đối với các bé này, lượng muối khoáng có tự nhiên trong rau củ quả, sữa mẹ và sữa công thức mà bé hấp thụ là hoàn toàn đủ. Nếu mẹ cảm thấy cần thiết, chỉ cần nêm thêm một vài hạt muối vào cháo ăn dặm cho bé (thường đó là trong trường hợp bé ăn bột gạo xay, còn nếu mẹ dùng bột ăn liền có gia vị sẵn cho trẻ thì không cần thêm bất kì gia vị nào khác)

Nhu cầu muối theo từng độ tuổi của bé:

– Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g.

– Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g.

– Trẻ 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.

– Trẻ 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.

– Trẻ 9-13 tuổi: 2,2g/ngày.

– Trẻ 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.

Thận trọng với thức ăn tiềm ẩn lượng muối cao

Mặc dù bố mẹ không cố tình cho muối vào đồ ăn của con nhưng rất nhiều trẻ em bị vô tình cho ăn những loại thực phẩm có hàm lượng muối rất cao. Do đó, khi dùng bất cứ thực phẩm công nghiệp, thực phẩm chế biến sẵn nào cho bé, mẹ cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm. Từ đó, mẹ gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Dưới đây là một số thực phẩm cần phải để ý đến hàm lượng muối bên trong khi cho trẻ ăn:

– Sữa bò: sữa bò có hàm lượng muối cao hơn và hàm lượng vitamin và khoáng chất thấp hơn so với sữa mẹ và sữa công thức. Đó là lí do vì sao mà trẻ em dưới 1 tuổi không được phép uống sữa bò.

– Bánh mì, pho mát, ngũ cốc ăn sáng

– Các thực phẩm đồ hộp, thức ăn công nghiệp…

1. Cho bé ăn dặm đúng cách sai thời điểm

Đôi khi bố mẹ, ông bà mong muốn con mau cứng cáp nên quá vội vàng cho con ăn dặm từ dưới 6 tháng. Việc làm này chẳng những không giúp bé tăng cường sức khỏe mà còn “hành hạ” dạ dày bé. Vì dưới 6 tháng, bộ máy tiêu hóa vẫn còn rất non nớt, chưa đủ sức “xử lý” các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho con ăn dặm quá trễ, vì sau 6 tháng lượng dinh dưỡng, nhất là sắt, trong sữa mẹ không còn đủ đáp ứng cho con. Thế nên, để cho bé ăn dặm đúng cách mẹ phải cho bé ăn dặm đúng thời điểm – khi bé được 6 tháng.

Mẹ cũng lưu ý là một số trường hợp bé có thể được cho ăn dặm sớm hơn, từ 4 tháng, nhưng chỉ trong các trường hợp: bé bú đầy đủ nhưng không phát triển cân nặng hoặc mẹ bị bệnh không cho bé bú được. Đồng thời, các trường hợp này cần được bác sĩ tư vấn cụ thể trước khi thực hiện, mẹ nhé!

2. Cho bé ăn dặm sai giai đoạn

Cho bé ăn cháo lợn cợn, cơm nát quá sớm, hoặc vẫn xay nhuyễn thức ăn dù con đã lớn là các nguyên nhân khiến con chậm lớn, biếng ăn thậm chí suy dinh dưỡng. Mẹ cần lưu ý, ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé có nhu cầu ăn uống rất khác nhau. Mẹ cần tìm hiểu kỹ các bước phát triển và giai đoạn ăn của bé để có chế độ ăn uống thích hợp. Một số mốc thời gian ăn dặm mẹ cần nhớ:

6 tháng: ăn bột ngọt
7 tháng: ăn bột mặn
8 tháng: ăn cháo
19 tháng: khi con đã mọc được khoảng 16 chiếc răng, ăn cơm nhão tán nhuyễn
24 tháng: khi con được 20 chiếc răng sữa, tập ăn cơm mềm
Trên 2 tuổi: khi đã mọc đủ răng, con có thể tập ăn như bé lớn.
3. Cách chế biến của mẹ chưa đúng để cho bé ăn dặ

Sơ chế chưa đúng

Một số công đoạn sơ chế không đúng là rửa trước khi cắt, ngâm rau củ quá lâu, xay thức ăn một lần rồi cho vào tủ lạnh,… Khi thực hiện sơ chế thức ăn, rau củ bằng cách này, mẹ có thể khiến thực phẩm bị mất đi phần lớn vitamin tan trong nước.

Cách chế biến không đúng

Mẹ có biết, 80% dưỡng chất trong thức ăn có thể bị mất qua quá trình đun nấu. Ngoài ra, nhiệt độ, điều kiện bảo quản, cách chế biến của mẹ cũng làm mất khoảng 80% dưỡng chất cần thiết cho con. Đó là lý do con “nạp” thật nhiều nhưng vẫn suy dinh dưỡng.

Để quá lâu mới dùng

Đôi khi vì lý do công việc hoặc để tiện sử dụng, mẹ thường nấu một nồi cháo, bột to rồi cho con ăn cả ngày. Việc làm này cũng góp phần làm mất chất trong thức ăn của bé. Vì để sau 1 giờ, món ăn sẽ bị mất 25% dưỡng chất, sau 2 giờ mất từ 34-57%. Còn nếu mẹ chế biến sẵn sau đó làm nóng lại thì vitamin mất tới 90%.

Giúp mẹ giải quyết

Cho bé ăn dặm đúng cách cần phải chính xác ngay từ khâu sơ chế, đun nấu đến bảo quản. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng các loại bột pha sẵn có chứa các dưỡng chất hòa tan trong đó, hoặc cho bé dùng thêm viên dinh dưỡng bổ sung. Tuy nhiên, với các loại viên bổ sung, mẹ cần tham vấn bác sĩ trước khi cho con dùng, mẹ nhé!

4. Cho con ăn dặm sai thực phẩm

Cho bé ăn dặm đúng cách không chỉ bao gồm các bước ăn, mà còn thực phẩm mà mẹ chuẩn bị cho bé. Đôi khi mẹ vì muốn bổ sung đa dạng dưỡng chất cho con mà cho con ăn rất nhiều món như tôm, cua, cá, lươn,… khi bé còn quá nhỏ. Mẹ cần lưu ý, các thực phẩm này rất dễ gây kích ứng cho bé yêu. Đồng thời, cho bé ăn quá sớm bé cũng chưa thể hấp thụ được các dưỡng chất này. Với cua, cá, mẹ nên cho bé ăn khi bé được 8 tháng trở lên, đặc biệt, nếu trong gia đình có người bị dị ứng, mẹ không nên cho bé thử cho đến hơn 3 tuổi.

5. Mẹ cho bé ăn quá lâu

Mẹ không ngại mất thời gian, dành cả giờ kiên nhẫn cho con ăn. Thế nhưng, mẹ có biết, sự kiên nhẫn này của mẹ chỉ “làm đầy” dạ dày của con mà không mang đến giá trị về mặt dưỡng chất? Để bên ngoài quá lâu, bột hoặc cháo của con sẽ bị vữa, vừa mất không ngon vừa mất chất, bé có ăn hết cũng không thêm chút chất bổ nào. Vì vậy, để cho bé ăn dặm đúng cách, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài 30 phút thôi, mẹ nhé!

Mẹ cần lưu ý, bé ăn nhiều, mập mạp chưa hẳn đã tốt, vì điều quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé là lượng chất dinh dưỡng bé hấp thu được. Vì vậy, BSnhi mong rằng với những lưu ý trên, mẹ có thể cho bé ăn dặm đúng cách hơn, giúp bé yêu luôn khỏe mạnh mỗi ngày.

Chỉ cho con ăn thức xay nhuyễn

Hầu hết các hướng dẫn cho trẻ tập ăn dặm hiện nay đều nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc cho trẻ ăn thức ăn có độ thô ngay từ đầu. Trẻ 6 tháng tuổi thường đang phát triển các chức năng của cơ miệng, cơ hàm nên cần được làm quen với những miếng, khúc, mẩu thức ăn cắt nhỏ. Bắt con ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài sẽ khiến bé chỉ quen tiêu hóa với những món đồ mềm nhuyễn, không có bản năng nhai, cắn thức ăn, làm chậm lại sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn.

Mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn. (Ảnh minh họa)

Cho con ăn cháo ăn liền

Cháo ăn liền là món ăn đã qua xử lí công nghiệp, hương vị và dinh dưỡng của gạo đã không còn được nguyên vẹn, thậm chí là biến đổi hoàn toàn. Đây không phải là một sự lựa chọn lành mạnh cho các bé có hệ tiêu hóa vô cùng non yếu. Do đó, mặc dù món cháo ăn liền rất tiện lợi, nhanh chóng trong chế biến nhưng không thích hợp cho các bé đang tập ăn.

Bỏ qua triệu chứng táo bón và nổi mẩn

Không may là hai hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ em nên thường bị các bà mẹ bỏ qua mà không nhận ra rằng, đây là dấu hiệu của việc chế độ ăn của trẻ có vấn đề. Trẻ mới tập ăn dặm hay bị táo bón hoặc nổi mẩn vì hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với thức ăn mới. Hãy xem lại thực đơn của trẻ và chọn lại những thực phẩm bé dễ tiêu hóa hơn, nên bổ sung thức ăn giàu vitamin A, sắt , axit béo, đặc biệt là thức ăn chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé (như sữa chua).

Cho con ăn dặm quá sớm

Thông thường, hệ tiêu hóa của em bé sẽ bắt đầu sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Ở một số bé, điều này có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, quan trọng là bố mẹ phải dựa vào những dấu hiệu cho việc sẵn sàng ăn thức ăn ngoài sữa của con.

Một số dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu ăn dặm: có thể ngồi dậy mà không cần trợ giúp, thích thú với thế giới xung quanh, mở miệng khi nhìn thấy thức ăn. Nếu trẻ bị táo bón hoặc gặp một số phản ứng khác, có thể trẻ chưa sẵn sàng với thức ăn dặm. Lúc này, bố mẹ nên ngừng lại, kiên nhẫn chờ hệ tiêu hóa của con phát triển hoàn thiện hơn rồi mới cho con tập ăn sau. Cho bé ăn dặm quá sớm, trước khi hệ tiêu hóa của bé sẵn sàng sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng lên rất cao.

Ép con ăn nhiều

Ở độ tuổi tập ăn này, trẻ nhỏ là người hiểu rõ nhất nhu cầu ăn uống của chúng. Trẻ biết khi nào chúng đói, khi nào chúng no. Chúng biết loại thực phẩm nào không phù hợp với chúng hoặc khi nào chúng không ưa mùi vị hay kết cấu của món ăn. Vì thế, bắt ép trẻ ăn hết bát bột đầy hay gặm sạch chỗ rau quả mẹ đã cắt cho trẻ là biện pháp phản khoa học, không hiệu quả. Nên nhớ là trẻ đang ở thời kì “ăn dặm”, tức là thức ăn chỉ là thành phần “thêm” vào, còn sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ. Do đó, đừng quá lo lắng về vấn đề liều lượng thức ăn dặm bé hấp thụ được.

ĐẶT LỊCH CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ
                          BẤM VÁO ẢNH ĐỂ TẢI APP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*