Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Su-phat-trien-cua-tre-so-sinh-1-thang-tuoi-bluecare
Su-phat-trien-cua-tre-so-sinh-1-thang-tuoi-bluecare

Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi luôn là vấn đề quan tâm của nhiều bà mẹ. Tháng đầu tiên sau sinh hay còn gọi là giai đoạn sơ sinh, là giai đoạn trẻ chuyển từ môi trường nước sang môi trường không khí. Do đó thời gian này trẻ đang tập thích nghi với môi trường bên ngoài. Hãy cùng Bluecare tìm hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, ba mẹ nhé!

Contents

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi – Số đo tiêu chuẩn

Sự phát triển về thể chất của bé 1 tháng tuổi đầu tiên sau sinh sẽ dựa trên nhiều yếu tố như cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, thóp:

  • Cân nặng: Cân nặng bình thường của trẻ sơ sinh bình thường lúc mới đẻ ra trung bình từ 2,8-3kg. Nếu dưới 2,5kg được gọi là đẻ non hoặc nhẹ cân/suy dinh bào thai và trên 4kg trở tức là thai nhi quá to.
  • Chiều cao: Chiều cao của trẻ sơ sinh lúc mới đẻ trung bình 48-50cm, dưới 45cm được coi là đẻ non. Trong quý đầu, mỗi tháng trẻ có thể tăng thêm được 3,5cm.
  • Vòng đầu: Vòng đầu của trẻ sơ sinh là 34cm.
  • Vòng ngực: Vòng ngực là 32cm.
  • Thóp: Thóp trước có kích thước của mỗi chiều trung bình là 2cm. Đối với trẻ đẻ non sẽ có kích thước lớn. Thóp sau có hình tam giác và thường kín ngay sau đẻ.
Sự phát triển của bé sơ sinh 1 tháng tuổi.

Sự phát triển của bé sơ sinh 1 tháng tuổi – Chế độ dinh dưỡng

Ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ không nên cho bé sơ sinh 1 tháng tuổi ăn hay uống bất cứ thứ gì, kể cả nước lọc. Việc cho trẻ sơ sinh uống nước cũng có thể khiến con bị ngộ độc dẫn đến hạ natri máu, co giật, tổn thương các mô, thậm chí là tử vong.

Em bé 1 tháng tuổi nên được ăn ít nhất 6 cữ/ (nếu được nuôi bằng sữa công thức) và 12 cữ/ngày (nếu được nuôi bằng sữa mẹ). Về lượng sữa, mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu của và bất cứ khi nào con đói.

Bé sơ sinh 1 tháng tuổi chỉ nên uống sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi – Chăm sóc giấc ngủ

Em bé sơ sinh tháng đầu tiên ngủ trung bình từ 16-18 tiếng/ngày, mỗi cữ ngủ kéo dài 3-4 tiếng. Thông thường trẻ sẽ dậy chơi khoảng 30 phút rồi ngủ tiếp.

Chú ý là mẹ nên cho em bé nằm ngửa ngủ (không nằm nghiêng hoặc nằm sấp) để tránh nguy cơ đột tử ở trẻ nhũ nhi. Nên cho trẻ 1 tháng tuổi nằm trên giường hoặc cũi riêng (mặt phẳng cứng) của con (không nằm trên cũi điện, võng).

Thường xuyên thay đổi đầu giường ngủ cho em bé 1 tháng tuổi để phòng tránh tình trạng bẹp đầu cho con.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi – Khả năng giao tiếp

Khóc là cách giao tiếp chính của trẻ trong giai đoạn này. Đó là cách bé sơ sinh 1 tháng tuổi cho mẹ biết bé buồn, đói hoặc bị đau. Bé cũng dùng nét mặt và cử động cơ thẻ để biểu lộ cảm xúc.

Sự phát triển của em bé 1 tháng tuổi – Phản xạ tự nhiên

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có những phản xạ tự nhiên bao gồm:

  • Phản xạ nuốt, phản xạ bú.
  • Phản xạ Robinson: Đưa một vật chạm vào lòng bàn thì trẻ nắm rất chặt.
  • Phản xạ vòi: Khi chạm vào má, hay vị trí gần miệng ở bên nào thì môi trẻ sẽ hướng về bên để ngậm bú.
  • Phản xạ Moro: Khi vỗ vào thành giường nơi trẻ nằm, hoặc có tiếng động mạnh trẻ giật mình hai tay giang ra ôm choàng vào thân.

Các cột mốc phát triển của bé sơ sinh 1 tháng tuổi

Vận động thô: Có thể di chuyển đầu qua lại khi nằm sấp.

Vận động tinh: Khả năng bám chắc.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Nhìn chằm chằm bàn tay và ngón tay.

Xã hội: Theo dõi chuyển động bằng mắt.

Sự phát triển của em bé sơ sinh 1 tháng tuổi – Vấn đề sức khỏe

Hiện tượng bé 1 tháng tuổi quấy khóc trong giai đoạn này, ba mẹ thường nghi ngờ em bé bị hội chứng colic hay còn gọi là khóc dạ đề. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết căn bệnh này:

  • Bé co đầu gối lên gần phía ngực.
  • Khi khóc, mắt bé mở to hoặc nhắm thật chặt.
  • Bụng của bé cứng.
  • Nếu theo dõi kỹ, ba mẹ có thể nhận ra bé có thể nín thở trong khi khóc.
  • Thời gian khóc rất nhiều, tần suất 3 giờ/ngày, 3 ngày/tuần và kéo dài tối thiểu 3 tuần.
  • Nếu bé sơ sinh 1 tháng tuổi chỉ ọ ẹ mà không khóc, mẹ nên đưa bé tới bám sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Ba mẹ cũng cần chú ý việc giữ vệ sinh cho bé để phòng bệnh như rửa tay trước và sau khi thay tã hay chăm sóc cho bé, giữ cho bé tránh xa các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên theo dõi kỹ tình trạng ho của bé để có được nhận định chính xác nhất về sức khỏe của trẻ.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi – Lịch tiêm chủng

Vắc xin Engerix B/ Euvax B liều sơ sinh phòng bệnh Viêm gan B, tiêm cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh.
Vắc xin BCG liều sơ sinh phòng bệnh lao.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể đi máy bay không?

Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng: Ít nhất em bé phải được 2-3 tháng tuổi mới nên cho đi máy bay. Vì khi đó, hệ thống miễn dịch của bé mới phát triển đủ sức chống lại được những sự thay đổi của môi trường lạ.

Đồng thời lúc này cả mẹ và con mới được thoải mái khi cùng sinh hoạt trên máy bay (đỡ vất vả trong các khâu chăm sóc nho nhỏ như thay tã, cho bú, cho bé ngủ… trên máy bay).

Em bé 1 tháng tuổi có thích nghe nhạc không?

Đây là thời gian thích hợp mẹ có thể kích thích sự phát triển giác của bé sơ sinh 1 tháng tuổi. Mẹ hãy thử một số bài hát thiếu nhi hoặc chơi một loại nhạc cụ cho con nghe.

Lời khuyên dành cho ba mẹ khi chăm sóc bé 1 tháng tuổi

Cho trẻ 1 tháng tuổi bú mẹ càng sớm càng tốt, bú ngay sau khi ra đời.

Cho trẻ 1 tháng tuổi bú đúng cách.

Giữ ấm vệ sinh cho em bé sơ sinh 1 tháng tuổi: rốn, da, tã lót sạch sẽ.

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh về mùa lạnh và thoáng mát khi mùa nóng.

Đưa em bé đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

Sự phát triển của em bé sơ sinh 1 tháng tuổi vô cùng quan trọng, đây là giai đoạn bé còn bỡ ngỡ vì phải thích nghi với môi trường sống mới. Ba mẹ nên quan tâm, theo dõi sự phát triển từng ngày của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi để có sự chăm sóc phù hợp và khoa học.

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*