Rối loạn tiền đình đã trở thành cái tên không quá xa lạ trong nhóm các căn bệnh thường gặp phải ở xã hội hiện đại. Gây tổn thương và phiền toái cho người bệnh. Dưới đây Bluecare xin chia sẻ hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình, hy vọng bài viết giúp ích được các bạn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Contents
1. Chẩn đoán bệnh nhân rối loạn tiền đình
- Những biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình thường khá rời rạc, và rất dể nhằm lẫn nên xác định chính xác để điều trị chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình đúng cách.
- Cần chẩn đoán chính xác để có phác đồ điều trị hợp lý nhất
a. Các triệu chứng chung
- Chóng mặt: Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi mắc phải rối loạn tiền đình. Thường kèo theo buồn nôn,…Những cảm giác này diễn ra với mức độ mạnh, cực kỳ khó chịu. Và bệnh nhân chỉ có thể nằm im
- Rối loạn thăng bằng: Người bệnh không thể đứng vững được, luôn sợ ngã rất khó chịu
Tuy nhiên, hội chứng được chia làm 2 loại: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. 2 loại này không giống nhau
-Rối loạn tiền đình ngoại biên
- Có đầy đủ các triệu chứng chung kèm theo ù tai, giảm thính lực,… do ngộ độc, các chấn thương và viêm mê nhĩ
-Rối loạn tiền đình trung ương
- Không xuất hiện tất cả các triệu chứng của rối loạn tiền đình, thường chỉ bị mất thăng bằng như đang đứng trên thuyền. Không có các triệu chứng ù tai. Do xơ cứng rải rác, tai biến mạch máu não, u thân não.
2. Cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình
Quy trình chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình vốn không phải kiến thức ai cũng biết. Vì vậy bạn cần chú ý để có thể chăm sóc
a. Chế độ ăn
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều trị của người bệnh, vì vậy cần chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lý
b. Thực phẩm nên ăn
Những thức ăn chữa bệnh rối loạn tiền đình, được khuyên dùng từ các bác sĩ chuyên môn:
- Hãy ăn nhiều rau xanh. Đặc biệt là các loại rau nhiều chất xơ, ngay cả những người không mắc bệnh cũng được khuyên nên bổ sung đều đặn loại chất này. vì nó giúp trao đổi chất dễ dàng và có thể hấp thu các chất dinh dưỡng
- Bổ sung trái cây tươi để có nhiều vitamin hơn, để có thể tăng cường sức đề kháng
- Hãy uống nhiều nước, từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để bổ sung lượng nước đã bị mất đi. Cân bằng chất điện giải và trao đổi chất trong cơ thể
- Ngoài ra, có thể bổ sung các loại sinh tố hoặc nước ép để quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn so với việc ăn trực tiếp bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể.
c. Thực phẩm không nên ăn
- Không cho bệnh nhân rối loạn tiền đình ăn các thực phẩm chế biến sẵn vì sẽ làm lượng cholesterol
- Hạn chế các loại mỡ động vật bởi chúng có chứa chất dễ gây tắc động mạch, không an toàn cho sức khỏe của người bệnh bên cạnh đó gây ra các bệnh khác như tim mạch
- Tránh sử dụng thuốc lá, bởi chúng có chứa nicotin làm cho các mạch máu trong cơ thể bị teo hẹp, tăng huyết áp, đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình
- Hạn chế sử dụng muối và đường để chế biến thức ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình. và nên chế biến thức nhạt
- Không cho người bệnh sử dụng các thực phẩm cũng như đồ uống có mùi vị mạnh, có chứa các chất kích thích
d. Luyện tập thể dục thể thao
Quá trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình luôn không thể thiếu việc luyện tập thể dục. Đặc biệt là cá vùng đầu, cổ, gáy. Những bài tập nhẹ nhàng để thư giãn
Kiểm soát công việc cũng như hạn chế căng thẳng
- Một trong những cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình cần thiết nhất đó chính là giữ cho bệnh nhân không làm việc quá sức. Không nên làm việc quá sức gây nên những căng thẳng, cần điều chỉnh lượng phù hợp .
- Hãy luôn giữ cho người bệnh tâm lý thoải mái, vui vẻ. Tránh cáu gắt, sử dụng máy vi tính quá nhiều và tuyệt đối không ngồi quá lâu một chỗ trong phòng bật điều hòa. Không nên thay đổi tư thế quá đột ngột
- Nên hạn chế tự điều khiển phương tiện tham gia giao thông nếu như thường bị đau đầu, choáng váng. Để tránh các tình huống xấu ngoài ý muốn xảy ra
3. Hãy thường xuyên khám sức khỏe định kỳ
- Hội chứng rối loạn tiền đình có rất nhiều triệu chứng để cảnh báo nhưng nó lại quá giống với một số bệnh lý khác. bởi vậy nên thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe
- Ngoài ra, dù đã chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình rất chu đáo, nhưng người nhà vẫn nên đưa bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ để có thể biết được tình trạng bệnh
- Chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình cần rất nhiều sự tỉ mỉ cũng như có nhiều kiến thức đúng đắn, đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện đột ngột. Nên biết cách chăm sóc phù hợp và chu đáo đối với bệnh nhân.
Xem thêm
Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng
Bách khoa về chăm sóc vết thương
kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Phù phổi, Cấp, mãn, khó thở
Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương/chấn thương sọ não
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan b
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi
Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment