Bệnh đái tháo đường là căn bệnh mãn tính xuất hiện khi cơ thể bị thiếu hoặc không sử dụng được insulin. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường một cách chi tiết nhất sẽ giúp cho việc chăm sóc bệnh nhân cụ thể và rõ ràng hơn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đây là một trong những kiến thức quan trọng về y tá và điều dưỡng để tránh cho bệnh nhân có nguy cơ mắc thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận,…
Contents
Tổng quan về bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein. Biểu hiện chính của bệnh là mức đường trong máu luôn cao, thậm chí có đường trong nước tiểu nếu đường trong máu vượt quá ngưỡng thận.
Phân loại bệnh
Bệnh đái tháo đường có thể phân chia thành 2 loại chính dựa trên tình trạng insulin trong cơ thể:
- Đái tháo đường loại 1 (do tuyến tụy không tiết insulin): Đây là loại bệnh khá hiếm gặp, chỉ khoảng 5 – 10% tổng số bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường loại 1, trong đó đa số là trẻ em và người trẻ tuổi.
- Đái tháo đường loại 2 (do tiết giảm insulin và đề kháng insulin): Trong tổng số bệnh nhân đái tháo đường, có đến 90 – 95% người mắc phải bệnh đái tháo đường loại 2. Loại bệnh này rất phổ biến ở lứa tuổi trung niên nhưng đang ngày càng xuất hiện nhiều ở người lứa tuổi 30.
Triệu chứng bệnh
Loại 1 thường có các triệu chứng sau:
- Ăn nhiều: Bệnh nhân xuất hiện cảm giác thèm ăn liên tục, mỗi ngày ăn 3 – 4 bữa nhưng vẫn có cảm giác đói chỉ sau một thời gian ngắn
- Uống nhiều: Miệng khô và luôn có cảm giác khát, uống nước liên tục.
- Tiểu nhiều: Bệnh nhân phải đi tiều nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu thường từ 3 – 4 lít trong 24h. Nước tiểu trong, khi khô sẽ để lại vết bẩn hoặc mảng trắng
- Sút cân: Cơ thể xuất hiện tình trạng sút cân nhanh chóng, người gầy còm, xanh xao.
- Đối với trẻ em bị đái tháo đường, các em còn có thể bị chậm phát triển và dễ vị nhiễm trùng
Loại 2: Bệnh đái tháo đường loại 2 ít có triệu chứng rõ rệt mà chỉ được phát hiện khi các biến chứng đã xuất hiện hoặc khi xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm máu: lượng đường trong máu lớn hơn 1,4g/l ( > 7,7 mmol/lít)
- Có đường và Ketone trong nước tiểu.
- Một số triệu chứng của biến chứng: nhồi máu cơ tim, tai biến, nhiễm trùng da kéo dài, liệt dương,…
Một số kế hoạch khác liên quan khác mà một điều dưỡng viên nhất định phải biết:
- Tổng hợp vấn đề lập kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng
- LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
- Kỹ thuật cắt móng chân cho người bệnh đái tháo đường
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
Sau khi hiểu rõ về triệu chứng của bệnh đái tháo đường, các bạn đã có thêm thông tin về căn bệnh mãn tính này. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các y tá, điều dưỡng viên sẽ đưa ra kế hoạch chăm sóc bệnh nhân phù hợp nhất. Dưới đây là các bước cần thiết để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả
Nhận định người bệnh
Hỏi thăm tình trạng bệnh:
- Thời gian mắc bệnh
- Chế độ ăn uống mỗi ngày
- Tình trạng bài tiết
- Các dấu hiệu khác: sụt cân, mệt mỏi, mắt mờ
Quan sát và khám toàn thân:
- Cân nặng bao nhiêu?
- Có xuất hiện tình trạng viêm da hay mụn nhọt hay không?
- Chỉ số mạch và huyết áp như thế nào?
- Mắt có hiện tượng đục nhân không?
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm đường trong máu lúc đói
- Xét nghiệm đường niệu 24h
- Chụp phổi
Thực hiện chăm sóc
Chăm sóc cơ bản
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và tình trạng hạ đường máu
- Đảm bảo phòng bệnh thoáng mát, yên tĩnh và sạch sẽ, nên thay ga trải giường hàng ngày
- Cho bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế thoải mái nhất
- Vệ sinh cho bệnh nhân sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt với các vết mụn nhọt, lở loét cần được thay băng hàng ngày, tránh nhiễm trùng
- Cho bệnh nhân ăn uống và dùng thuốc theo kế hoạch
Cho bệnh nhân dùng thuốc theo y lệnh
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và chỉ định của bác sĩ, điều dưỡng viên cần lên kế hoạch dùng thuốc cho bệnh nhân một cách chi tiết nhất. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, bạn cần lưu ý một số loại thuốc sau:
Insulin
Loại thuốc được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường loại 1 và chỉ dùng cho loại 2 khi bệnh nhân đã dùng các thuốc điều trị khác cũng như thay đổi chế độ ăn mà không hiệu quả. Khi tiêm insulin, điều dưỡng viên cần chú ý một vài điều sau:
- Tiêm insulin dưới da cần thay đổi vùng tiêm, không nên tiêm quá 3 lần đối với cùng một vị trí tiêm.
- Mỗi mũi tiêm nên cách nhau khoảng 5 cm.
- Tiêm theo đúng kỹ thuật để hạn chế các phản ứng phụ như dị ứng, hạ glucose máu hay phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau,…).
Các loại thuốc dẫn xuất của Sulfonyl ure
Đây là nhóm thuốc dùng cho bệnh đái tháo đường loại 2, bao gồm:
- Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm – Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid
- Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm – Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid
Chế độ ăn uống khoa học
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường thì cần phải có một chế độ ăn phù hợp. Quá đó nhằm giúp giữ lượng đường huyết trong máu tăng chậm và ngăn ngừa cơ thể sản xuất quá nhiều insulin. Vì vậy, điều dưỡng viên cần đưa đến một chế độ ăn khoa học dành cho người bệnh.
- Bữa ăn nên có đầy đủ chất dinh dưỡng. Số lượng các thành phần lần lượt là glucid 50%, lipid 33% và protid 17%
- Ăn nhiều rau xanh, đậu và các loại trái cây không tinh bột và có chỉ số đường huyết thấp.
- Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên không chế biến sẵn, hạn chế các món ăn. Cụ thể như bánh mì, mì sợi trắng hay khoai tây trắng.
- Nên ăn các chất béo có lợi như dầu oliu, bơ, dầu thực vật và hạn chế chất béo bão hòa từ sữa, chất béo từ động vật
- Hạn chế tuyệt đối các đồ ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn.
- Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, ăn chậm và không nên ăn quá no.
Kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân
- Thường xuyên theo dõi cân nặng của bệnh nhân, ngăn chặn tình trạng béo phì.
- Nên lập kế hoạch giảm cân phù hợp, tùy vào sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Cho bệnh nhân tập luyện thường xuyên các bài tập vận động.
Đánh giá quá trình chăm sóc
Sau khi đã thực hiện chăm sóc bệnh nhân theo kế hoạch một thời gian. Điều dưỡng viên cần đánh giá quá trình để có sự điều chỉnh hợp lý nhất. Bạn có thể đánh giá qua các tiêu chí sau:
- Tình trạng bệnh nhân sau quá trình điều trị khi so sanh với tình trạng ban đầu
- Kết quả xét nghiệm đường máu, đường niệu
- Các dấu hiệu sinh tồn
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Tình trạng biến chứng của bệnh
Đái tháo đường là một căn bệnh đưa đến nhiều trở ngại cho cuộc sống của người bệnh. Nó cũng như tiềm tàng khá nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy chăm sóc người bệnh đái tháo đường yêu cầu kế hoạch rõ ràng và hợp lý. Hy vọng những chia sẻ về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường chi trên đã giúp các bạn phần nào khi chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment