Dậy thì ở trẻ gái

Dậy thì ở trẻ gái là một giai đoạn của cuộc đời khi cơ quan sinh sản bắt đầu hoạt động và các đặc điểm giới tính khác phát triển. Đối với trẻ gái dậy thì là thời điểm bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt và tuyến vú phát triển.

Contents

Thế nào là dậy thì?

Dậy thì là lúc cơ thể bạn thay đổi và trở nên giống người trưởng thành hơn.

Dậy thì ở trẻ gái bắt đầu khi nào?

Thông thường cơ thể bắt đầu thay đổi sớm nhất là 8 tuổi hoặc muộn nhất là 13 tuổi. Dậy thì bắt đầu khi não bộ của bạn gửi tín hiệu đến một số bộ phận của cơ thể để bắt đầu phát triển và thay đổi. Những tín hiệu này được gọi là hormone. Hormone là chất hóa học giúp kiểm soát các chức năng của cơ thể.

Những thay đổi xảy ra trong tuổi dậy thì ở trẻ gái?

Ở tuổi dậy thì, hormone gây ra những thay đổi sau:

  • Phát triển chiều cao và tăng cân.
  • Hông nở rộng hơn.
  • Vú phát triển.
  • Bắt đầu mọc lông nách và lông mu.
  • Mùi cơ thể có thể thay đổi.
  • Có thể bị nổi mụn trứng cá.
  • Có kinh nguyệt lần đầu tiên.

Tuyến vú sẽ thay đổi như thế nào trong tuổi dậy thì ở trẻ gái?

Khi vú của bạn bắt đầu thay đổi, các vùng tối xung quanh núm vú (được gọi là quầng vú) có thể nổi gồ lên. Vú cũng phát triển tròn và đầy đặn hơn. Vú bên này có thể lớn hơn một chút so với bên còn lại. Đôi khi bạn có thể cảm thấy đau. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Sự thay đổi tuyến vú ở trẻ gái dậy thì

Kinh nguyệt ở trẻ gái dậy thì là gì?

Bắt đầu ở tuổi dậy thì, mỗi tháng cơ thể của bạn sẽ chuẩn bị cho một lần mang thai. Hormone báo hiệu cho buồng trứng giải phóng một trứng mỗi tháng. Trứng di chuyển vào một trong hai vòi trứng. Đồng thời, niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển và dày lên. Nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng của người đàn ông, việc mang thai không thể xảy ra. Lớp niêm mạc bị vỡ và chảy ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Điều này được gọi là kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt hoặc chỉ là “tới kỳ”.

Kinh nguyệt ở trẻ gái dậy thì bắt đầu khi nào?

Hầu hết trẻ gái ở Hoa Kỳ bắt đầu có kinh nguyệt trong độ tuổi từ 12 đến 14, nhưng đôi khi có thể sớm hoặc muộn hơn.

Kinh nguyệt ở trẻ gái dậy thì kéo dài bao lâu?

Thời gian hành kinh thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Kinh nguyệt bình thường có lại sau mỗi 21-45 ngày. Chúng thường không đều trong giai đoạn đầu. Bạn có thể thiếu một chu kỳhoặc có thể có hai chu kỳ trong một tháng. Điều này là bình thường. Mất khoảng 1-2 năm sau lần có kinh đầu tiên để cơ thể bạn có được chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Hãy nhớ rằng nếu bạn có quan hệ tình dục, một kỳ kinh bị lỡ là dấu hiệu của việc bạn đang mang thai.

kinh nghuyệt ở trẻ gái dậy thì

Trẻ gái dậy thì cần chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Tốt hơn là nên chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt của bạn ngay cả khi chưa bắt đầu. Chuẩn bị sẵn băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san ở nhà và mang chúng đến trường cùng bạn.

Băng vệ sinh, băng vệ sinh dạng ống (tampon) và cốc nguyệt san hoạt động như thế nào?

Băng vệ sinh gắn vào bên trong đồ lót của bạn. Chúng thấm máu kinh khi máu rời khỏi âm đạo. Tampon được đưa vào âm đạo, thấm máu

kinh trước khi máu chảy ra ngoài. Cốc nguyệt san dùng để hứng lấy máu kinh thay vì hấp thụ như băng vệ sinh và tampon.

Bao lâu thì cần thay băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san?

Bạn nên thay băng vệ sinh hoặc tampon ít nhất 4-8 giờ một lần. Vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, bạn có thể cần thay chúng nhiều hơn bình thường vì kinh nguyệt thường ra nhiều hơn. Nếu bạn sử dụng cốc nguyệt san, bạn nên làm trống, rửa và đặt lại ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Băng vệ sinh – tampon

Kinh nguyệt có gây khó chịu?

Một số cô gái bị chuột rút (căng tức và đau) ở bụng dưới và lưng khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Một số bị đau đầu hoặc cảm thấy chóng mặt. Một số khác bị tiêu chảy.

Làm thế nào để giảm bớt chuột rút?

Để giảm bớt chuột rút, bạn có thể thử một số cách như sau:

  • Dùng ibuprofen hoặc naproxen sodium (nếu bạn không bị dị ứng với aspirin hoặc hen suyễn nặng).
  • Tập thể dục.
  • Đặt một miếng đệm nóng lên bụng hoặc phần lưng dưới.

Những vấn đề nào của chu kỳ kinh nguyệt nên gặp bác sĩ ?

Nói chuyện với bác sĩ hoặc bố mẹ về chu kỳ kinh nguyệt với bất kì lý do nào sau đây:

  • Bạn đã 15 tuổi mà vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt.
  • Kinh nguyệt của bạn trước đó đều (mỗi tháng xuất hiện một lần) và sau đó trở nên thất thường.
  • Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn (dưới 21 ngày) hoặc quá dài (trên 45 ngày)
  • Khoảng cách giữa hai chu kì kinh nguyệt kéo dài 90 ngày (ngay cả khi dấu hiệu này chỉ xuất hiện 1 lần)
  • Kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày.
  • Lượng máu kinh quá nhiều khiến bạn phải thường xuyên thay băng vệ sinh hoặc tampon (phải sử dụng nhiều hơn 1 băng hoặc 1 tampon cứ mỗi 1-2 tiếng).
  • Đau bụng kinh dữ dội làm hạn chế hoạt động thường ngày và không giảm khi sử dụng thuốc giảm đau.

Xem thêm:

DAY BẤM HUYỆT CHỮA ĐAU BỤNG KINH

Khi nào cần đến gặp bác sĩ Sản-phụ khoa?

Bác sĩ Sản – phụ khoa là bác sĩ chuyên chăm sóc về sức khỏe của phụ nữ. Trẻ gái nên đi khám phụ khoa lần đầu tiên trong độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi. Lần khám này có thể chỉ là một buổi nói chuyện giữa bạn và bác sĩ. Bạn có thể tìm thấy những điều mong đợi ở những lần khám sau và biết  thêm được nhiều thông tin về cách giữ gìn sức khỏe. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi về cơ thể, phát triển và tình dục.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là do tuyến bã hoạt động quá mức gây ra. Tuyến bã tiết ra chất bã nhờn. Ở tuổi dậy thì, tuyến bã nhờn bài tiết quá mức gây bít tắt lỗ chân lông.

Nên làm gì khi bị mụn?

  • Rửa mặt thường xuyên với nước và sữa rửa mặt dịu nhẹ sẽ giúp loại bỏ bớt bã nhờn thừa – giúp giảm mụn nhọt và mụn trứng cá.
  • Tránh các sản phẩm làm khô hoặc kích ứng da.
  • Không tự ý nặn mụn hoặc dùng tay sờ vào vùng da mụn.
  • Một số loại thuốc có thể hỗ trợ giảm mụn nhọt hoặc mụn trứng cá.
  • Đến khám với bác sĩ.
Mụn trứng cả ở bé gái tuổi dậy thì

Chú thích cho trẻ gái dậy thì

Trứng: còn được gọi là noãn – tế bào sinh sản nữ được tạo ra và phóng thích từ buồng trứng.

Ống dẫn trứng: là ống giúp trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung.

Hormone: là chất được tạo ra trong cơ thể giúp điều hòa chức năng tế bào hoặc các cơ quan.

Kinh nguyệt: là hiện tượng xảy ra mỗi tháng một lần, bong nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể, xảy ra ở những người phụ nữ không có thai.

Bác sĩ Sản-phụ khoa: là bác sĩ được đào tạo và học tập chuyên môn về sức khỏe cho phụ nữ.

Buồng trứng: là cơ quan sinh sản nữ chứa nhiều trứng, cần thiết cho viêc mang thai và sản xuất ra nhiều hormon quan trọng như estrogen, progesteron và testosterone.

Dậy thì: đây là một giai đoạn của cuộc đời khi cơ quan sinh sản bắt đầu hoạt động và các đặc điểm giới tính khác phát triển. Đối với phụ nữ, đây là thời điểm bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt và tuyến vú phát triển.

Quan hệ tình dục: còn được gọi là làm tình hoặc giao hợp, chỉ hành vi đưa bộ phận sinh dục nam (dương vật) vào bên trong bộ phận sinh dục nữ (âm đạo).

Tinh trùng: là tế bào được sản xuất từ tinh hoàn và có thể thụ tinh với trứng.

Tử cung: là cơ quan sinh sản nằm trong khung chậu phụ nữ. Khi mang thai, tử cung giúp trứng đã được thụ tinh làm tổ và nuôi dưỡng thai nhi.

Âm đạo: cấu tạo dạng ống, bao xung quanh là mô cơ. Âm đạo kéo dài từ tử cung đến ra ngoài cơ thể (âm hộ).

Âm hộ: phần bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.acog.org/Patients/FAQs/Your-Changing-Body-Puberty-in-Girls-Especially-for-Teens
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*