Cách vệ sinh bầu ngực cho mẹ bầu 3 tháng cuối để giảm tắc tia sữa

Phụ nữ khi mang thai bên cạnh việc mệt mỏi do ốm nghén, thay đổi nội tiết tố, còn có sự tăng trưởng hơn bình thường của vùng ngực, nhất là khi mang thai 3 tháng cuối. Để biết cách vệ sinh bầu ngực cho mẹ bầu 3 tháng cuối để giảm tắc tia sữa, viêm tuyến vú, áp xe vú cho người mẹ bảo vệ nguồn sữa cho em bé các mom cùng tham khảo bài viết sau của Bluecare nhé. 
 
Cách vệ sinh bầu ngực cho mẹ bầu 3 tháng cuối để giảm tắc tia sữa
𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch XÉT NGHIỆM NIPT, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH, XÉT NGHIỆMCHIẾU ĐÈN VÀNG DA SƠ SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

Contents

1. Chăm sóc nhũ hoa khi mang thai như thế nào?

Trong thời kỳ mang thai, phần ngực của người mẹ sẽ phát triển to hơn bình thường, đó là do sự kích thích đồng thời của tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, estrogen, progesterone để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, khi mang thai 3 tháng cuối, nhũ hoa người mẹ có nhiều thay đổi như : núm vú to ra, chuyển sang màu đen, quầng vú đậm màu hơn, đầu ngực thường tiết ra những giọt dịch loãng màu vàng gọi là sữa non. Sữa non chứa rất nhiều dinh dưỡng và khoáng chất, là thực phẩm vàng đối với trẻ nhỏ.

Vì vậy để bảo vệ nguồn dinh dưỡng cho con, người mẹ cần lưu ý các phương pháp chăm sóc nhũ hoa trong thời kỳ thai sản như sau:

Không chỉ lúc mang thai mà bất cứ giai đoạn nào, việc chọn áo ngực phù hợp là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ và chăm sóc phần ngực của chị em phụ nữ. Khi mang thai, ngực sẽ tăng kích thước để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ . Vì vậy, kích thước áo ngực mẹ vẫn thường dùng sẽ không còn phù hợp nữa. Người mẹ cần lựa chọn áo ngực có kích cỡ lớn hơn, phải có chất liệu mềm mại, thông thoáng, mặt trong êm ái để tránh gây kích ứng núm vú.
Để vệ sinh đầu ngực khi mang thai đúng cách, người mẹ cần thường xuyên tắm rửa, vệ sinh bầu ngực, mỗi ngày nên dùng nước ấm, khăn mềm để rửa sạch núm vú, loại bỏ những chất khô tiết ra và tích quanh núm vú. Hạn chế dùng xà phòng để vệ sinh vùng ngực vì dễ làm khô, nứt núm vú. Khi tắm, lúc da đang mềm, bạn cũng có thể nặn nhẹ đầu vú cho ra một ít sữa non giúp các lỗ tiết thông và sau này không bị tắc sữa.

Tụt núm vú

Nếu bạn thấy núm vú ở một bên hay cả hai bên bị thụt vào trong, cần xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ sau này. Trước tiên cần rửa sạch đầu vú và bầu vú, sau đó kéo lên xuống, sang trái và phải, nhẹ nhàng kéo da quầng vú xuống phía dưới, sau đó thực hiện theo hướng ngược lại. Làm nhiều lần, mỗi lần 5 phút.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thường xuyên massage bầu vú để kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy chức năng tiết sữa.
Nếu mẹ bị chảy sữa nhiều, liên tục đến mức làm ướt áo, gây cảm giác khó chịu, mùi hôi, thì mẹ bầu nên thường xuyên thay áo ngực, sử dụng vải xô hoặc vải mềm lót bên trong áo ngực, đồng thời vệ sinh bầu ngực sạch sẽ.
Cần lưu ý không nên tác động mạnh vào ngực và nhũ hoa trong những tháng cuối thai kỳ. Việc xoa nắn không đúng cách có thể gây ra hiện tượng co bóp tử cung dẫn đến sinh non.

2. Tiết sữa non sớm có phải là dấu hiệu nguy hiểm không?

Việc tiết sữa non khi mang thai từ tháng thứ 6 trở đi là hiện tượng rất bình thường. Đầu tiên, người mẹ sẽ thấy xuất hiện ở đầu ti những gợn trắng, dấu hiệu này cho biết mẹ chuẩn bị tiết sữa non. Khoảng một vài ngày sau đó, người mẹ mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự, sữa non có màu vàng, đặc dính. Tiết sữa non quá sớm khi sữa tiết ra sớm hơn (từ tháng thứ 5 trở về trước) thì bạn nên đi khám. Đó có thể là dấu hiệu cho biết thay đổi nội tiết trong cơ thể.
Nếu trong sữa non có lẫn máu, bạn không nên quá lo lắng, đây có thể là do sự phát triển quá nhanh về số lượng của các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực. Điều này không gây nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sữa non có lẫn máu quá nhiều, đầu ngực bị căng tức thì bạn nên đi khám ngay.
 
Xem thêm:
ĐẶT LỊCH CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ
Click vào ảnh để xem chi tiết
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare