Bạn vừa đi khám thai ở tuần thứ 32 về và bác sĩ nói thai nhi bị thiếu cân so với tiêu chuẩn tương ứng với tuổi thai, bạn lo lắng làm sao để thai nhi có thể tăng cân nhanh hơn để đảm bảo khi sinh con sẽ đạt được mức cân nặng tiêu chuẩn? Những lo lắng như vậy của mom là hoàn toàn đúng đắn. Vì trẻ sinh ra thiếu cân sẽ ăn ít hơn, giấc ngủ sẽ ngắn hơn so với trẻ sinh đủ cân, do vậy việc chăm sóc con sẽ rất vất vả. Nhiều bà bầu thường có thói quen ăn thật nhiều vào thời gian cuối thai kỳ để cải thiện cân nặng của thai nhi trước khi được sinh ra. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen ăn vô tội vạ và thiếu khoa học sẽ gây ra hệ lụy như tiểu đường thai kỳ, bé bị thừa cân, dưỡng chất vào mẹ nhưng không vào bé,…. Vì thế, việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học vào tháng cuối của thai kỳ là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là giải đáp thắc mắc “Bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh các tháng cuối?” bạn có thể tham khảo.
Clip: Bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh các tháng cuối của thai kỳ:
Contents
Nguyên tắc dinh dưỡng vào những tháng cuối của thai kỳ
Vào 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển về da thịt, vì thế chế độ dinh dưỡng của mẹ vào giai đoạn này có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cân nặng của thai nhi. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, vào 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu phải tăng cân từ 6 – 7kg để có thể đáp ứng được cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đồng thời, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể lúc này còn giúp mẹ bầu có một sức khỏe tốt để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn diễn ra. Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho mẹ bầu vào những tháng cuối của thai kỳ là:
– Ưu tiên thực phẩm giàu đạm:
Đạm có vai trò quan trọng trong việc giúp bé phát triển hệ cơ và các tế bào máu nhưng không làm mẹ bầu tăng cân quá mức. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bổ sung với hàm lượng vừa đủ để tránh ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của trẻ. Một số loại thực phẩm giàu đạm mà mẹ bầu có thể sử dụng trong thời gian thai kỳ là thịt, trứng, cá, hải sản, đậu,…
Click vào ảnh để xem chi tiết
– Tinh bột và ngũ cốc:
Đây cũng là nhóm dưỡng chất rất cần thiết cho thai nhi vào những tháng cuối của thai kỳ. Tinh bột có rất nhiều trong gạo, khoai, ngô,… đây là nguồn dưỡng chất giúp cả mẹ và bé tăng cân. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên ăn vừa đủ để tránh tình trạng tăng cân quá đà. Còn ngũ cốc sẽ giúp cung cấp nguồn năng lượng rất dồi dào cùng nhiều thành phần khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin, chất xơ, khoáng chất,…
– Bổ sung sữa và phô mai:
Đây là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều thành phần khoáng chất thiết yếu cho sự tăng cân của thai nhi như vitamin D, protein, carbohydrat,… Để tránh tình trạng sữa đi vào cơ thể mà không vào con thì bạn nên ưu tiên sử dụng sữa tươi không đường hoặc sữa tách béo. Ở những trường hợp mẹ bầu bị khó tiêu hoặc tiêu chảy khi uống sữa thì bạn có thể bổ sung thay thế bằng phomai hoặc sữa chua không đường.
Click vào ảnh để xem chi tiết
Bên cạnh việc tăng khẩu phần ăn thì mẹ bầu cũng phải hết sức thận trọng với nguy cơ tiểu đường thai kỳ, đồng thời hạn chế ăn quá nhiều muối để tránh bị phù tay chân. Mẹ tuyệt đối không được tự ý giảm cân hoặc giảm khẩu phần ăn vào thời điểm này để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Một số điều cần lưu ý về chế độ ăn uống vào những tháng cuối của thai kỳ mà mẹ bầu cần lưu ý là:
- Uống nhiều nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa tình trạng sưng phù tay chân
- Tuyệt đối không được bỏ bữa, tốt nhất sau 4 tiếng bạn nên có một bữa ăn.
- Nói không với các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ ăn tái sống và thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống trong những tháng cuối thai kỳ sao cho hợp lý.
Bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh các tháng cuối?
Dưới đây là thông tin về một số loại thực phẩm giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng vào các tháng cuối được chuyên gia khuyến khích thai phụ nên tăng cường sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên không phải cái gì nhiều cũng tốt, bạn chỉ nên sử dụng với hàm lượng vừa đủ để tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát trong thời gian thai kỳ.
1. Bà bầu nên ăn cá giúp thai nhi tăng cân nhanh
Cá là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể, đặc biệt lượng acid béo omega-3 dồi dào trong cá còn giúp kích thích sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Đồng thời thành phần dưỡng chất này còn giúp mẹ tránh được nguy cơ dị ứng thức ăn và bệnh eczema cho trẻ. Tốt nhất, mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể từ 2 – 3 bữa cá/tuần. Các loại cá được chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên tăng cường sử dụng là cá hồi, cá chép, cá trôi,…
Click vào ảnh để xem chi tiết
2. Bổ sung cho cơ thể các loại thịt nạc
Thịt là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể và không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ bầu. Thành phần dưỡng chất trong thịt rất dễ hấp thụ giúp thai nhi tăng cân một cách nhanh chóng. Phụ nữ mang thai vào những tháng cuối được chuyên gia khuyến khích nên tăng cường sử dụng thịt bò.
Trong thịt bò có hàm lượng protein và sắt rất cao, giúp bồi bổ khí huyết cho mẹ bầu, tăng cường cơ bắp và cân nặng của thai nhi, ngăn ngừa tình trạng băng huyết sau sinh. Tuy nhiên, khi chế biến thịt sử dụng mẹ nên ưu tiên món ăn đã được nấu chín kỹ, nói không với thịt tái sống.
Click vào ảnh để xem chi tiết
3. Ăn trứng vịt lộn giúp thai nhi tăng cân nhanh
Trứng vịt lộn là món ăn rất bổ dưỡng và đặc biệt tốt cho thai nhi vào những tháng cuối của thai kỳ. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, một quả trứng lộn có chứa đến 182kcal năng lượng, 212mg photpho, 82mg canxi, 13,6g protein, 12,4g lipit,… đây đều là những dưỡng chất cần thiết đối với mẹ bầu. Đồng thời, hàm lượng vitamin trong trứng vịt lộn cũng rất đa dạng như vitamin A, vitamin B, vitamin C,… Trứng vịt lộn được đánh giá là món ăn phù hợp cho mẹ bầu có thai nhi bị thiếu cân và thiếu máu ở mức độ nhẹ. Để thai nhi tăng cân nhanh chóng vào tháng cuối bạn nên ăn từ 3 – 4 trái vịt lộn/tuần.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn trứng lộn vào ban đêm vì hàm lượng đạm trong chúng khá cao, dễ gây ra hiện tượng đầy hơi và khó tiêu. Đồng thời, những mẹ bầu đang gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ, mắc bệnh về tim mạch hoặc huyết áp thì cũng không nên ăn trứng vịt lộn vì hàm lượng cholesterol trong thực phẩm này khá cao.
Click vào ảnh để xem chi tiết
4. Bổ sung trứng gà vào thực đơn của mẹ bầu
Để thai nhi tăng cân nhanh chóng vào tháng cuối của thai kỳ thì không thể không nhắc đến trứng gà. Trong trứng gà chứa rất nhiều loại acid thiết yếu đối với cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Hàm lượng chất choline tìm thấy trong trứng gà còn có khả năng duy trì chức năng của các tế bào bên trong cơ thể và hình thành nên bộ nhớ cho thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 3 trái trứng/tuần để tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Để chống ngấy thì mẹ bầu có thể chế biến chứng thành nhiều món khác nhau để sử dụng như luộc, chiên,…
5. Bà bầu nên uống sữa tươi và sữa chua
Sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất rất đa dạng cho cơ thể và đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của thai nhi. Việc uống sữa bầu sẽ khiến cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh chóng do hàm lượng đường trong loại sữa này khá cao. Để cải thiện tình trạng này mẹ bầu có thể uống kết hợp sữa bầu với sữa tươi không đường, sữa tách béo hoặc chế chế phẩm từ sữa đó là sữa chua.
Trong sữa chua chứa rất rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và ngăn ngừa chứng táo bón có thể xảy ra, thành phần dưỡng chất trong sữa chua cũng tương tự như sữa tươi vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Tốt nhất, mỗi ngày mẹ bầu nên uống từ 2 – 3 cốc sữa dành cho mẹ bầu, đồng thời kết hợp với uống sữa tươi và ăn sữa chua trong bữa phụ.
6. Ăn vặt bằng các loại hạt
Các loại hạt như mắc ca, hạt hạnh nhân, hạt có chó, hạt dẻ,… chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi (omega-3, kẽm, vitamin, acid folic,…) Vì thế, trong giai đoạn thai kỳ mẹ bầu nên tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm này trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa các dị tật tại ống thần kinh của trẻ.
Tốt nhất, mẹ bầu hãy sử dụng các loại hạt này như một loại thức ăn vặt an toàn, vừa có khả năng cải thiện trọng lượng của trẻ mà không ảnh hưởng đến cân nặng của mẹ.
7. Trái bơ giúp thai nhi phát triển cân nặng và trí não
Bơ là trái cây được rất nhiều người yêu thích và rất thích hợp sử dụng cho thai phụ. Hàm lượng chất béo bão hòa tìm thấy rất đa dạng, chúng có tác dụng đặc biệt tốt đối với sức khỏe của bà bầu, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Lượng calo trong quả bơ cao, đủ đáp ứng cho hoạt động hàng ngày của cả mẹ và bé. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, vào những tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu nên ăn từ 2 – 3 trái bơ/tuần giúp tăng cường sức khỏe và da dẻ mịn màng.
8. Cân bằng dinh dưỡng bằng rau quả tươi
Rau quả tươi là nhóm thực phẩm tuyệt đối không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của mẹ bầu trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, rau xanh có tác dụng hỗ trợ thai nhi tăng cân rất tốt do thành phần dưỡng chất trong nhóm thực phẩm này giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn.
- Một số loại rau xanh giúp làm tăng cân thai nhi trong những tháng cuối của thai kỳ mà thai phụ nên tăng cường sử dụng là bông cải xanh, cà rốt, cải bó xôi, măng tây,…
- Sử dụng các loại rau củ có nguồn sắt dồi dào giúp ngăn chặn nguy cơ thiếu máu ở thai phụ như rau dền, rau màu xanh đậm, đu đủ chín, táo tây,…
9. Tránh tiểu đường bằng trái cây ít ngọt
Trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Nếu mẹ bầu muốn tăng cân nhanh chóng nhưng không bị tiểu đường thai kỳ thì nên tăng cường sử dụng các loại trái cây ít ngọt trong chế độ ăn uống hàng ngày như dâu tây, chanh leo, cam bưởi,… Bạn có thể ăn trái cây trong bữa phụ hoặc chế biến thành nước ép và sinh tố để sử dụng ngay trong bữa ăn hàng ngày.
Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh các tháng cuối?” bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp giúp cải thiện cân nặng của thai nhi nhưng không gây tăng cân quá đà ở người mẹ. Tốt nhất, mẹ bầu đến tiến hành khám thai định kỳ để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, dựa vào đó mới xây dựng thực đơn ăn uống sao cho hợp lý.
Xem thêm:
- Sự khác biệt giữa trẻ sinh ra 2kg, 3kg và hơn 4kg
- Review top các loại sữa bầu tốt nhất hiện nay
- Review vitamin tổng hợp cho bà bầu
Click vào ảnh để xem chi tiết
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment