Phân biệt viêm phổi – ho thường với ho gà ở trẻ

Do cơ thể còn non yếu, trẻ em rất dễ gặp một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn chưa phân biệt được một số bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ như viêm phổi, ho thường và ho gà. Điều này gây ra hậu quả lớn trong viện điều trị bệnh cho trẻ. Dưới đây là đặc điểm giúp cha mẹ có thể Phân biệt viêm phổi – ho thường với ho gà ở trẻ:

Contents

1. Viêm phổi

Ở trẻ em bị viêm phổi thường gặp một số triệu chứng sau:

Thở nhanh là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất. Theo tiêu chuẩn của WHO, trẻ dưới 5 tuổi thở nhanh như sau:

  • Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi;
  • Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên đối với trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi; nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên đối với trẻ 1 – 5 tuổi. Cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và phải đếm trong 1 phút, muốn có kết quả chính xác thì đếm 2 – 3 lần.
  • Rút lõm lồng ngực cũng là dấu hiệu để chẩn đoán viêm phổi.

Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Chú ý rằng, khi chỉ thấy phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Mặt khác ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị phân loại vì lồng ngực của trẻ nhỏ còn mềm và yếu nên khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Do đó ở những trẻ này rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị để chẩn đoán viêm phổi.


Sốt cao và thở khò khè có thể ở trẻ lớn bị viêm phổi do Mycoplasma. Song triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh hen nếu không chụp X-quang phổi. Những triệu chứng phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích và các bất thường khi khám phổi thay đổi phụ thuộc vào tuổi bệnh nhi và mức độ nặng của bệnh viêm phổi.
Các triệu chứng như bỏ bú, thở rên, tím trung tâm có thể là những gợi ý của tình trạng thiếu oxy, nhưng các triệu chứng này không có độ nhạy và đặc hiệu cao.

2. Ho thường

Ho thường có dịch nhầy, ngoài ra bé còn bị sổ mũi, đau họng, chảy nước mắt, và chán ăn. Chỉ là chứng cảm lạnh thông thường, có thể kéo dài 1-2 tuần, nặng nhất (và dễ lây nhất) là thời gian vài ngày đầu tiên. Trẻ thường bị cảm lạnh trung bình từ 6-10 lần một năm. Vì cảm lạnh là do virus nên thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì.

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch TẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH, VỖ RUNG LONG ĐỜM tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

Nếu bé còn quá nhỏ không thể hỉ mũi được, mẹ hãy dùng nước muối nhỏ mũi chuyên dụng và ống hút mũi để giúp lấy đi các chất nhầy, giúp bé bớt ngứa mũi, ngứa họng gây ho. Máy phun sương tạo độ ẩm và tắm nước ấm cũng rất có ích lúc này.

Ngoài ra, bạn phải hỏi ý bác sĩ trước khi cho con uống bất kỳ loại thuốc không cần bán theo đơn nào, và đừng quên hỏi ở tuổi của bé thì có thể ngậm thuốc ho được hay chưa.

3. Ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Ho gà rất dễ lây, gây bệnh gần như 100% các cá thể nhạy cảm có tiếp xúc giọt bắn chứa vi khuẩn. Đây là bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia khi bé được 2-3-4 tháng tuổi và nhắc lại lúc 18 tháng.

Vi khuẩn ho gà tấn công niêm mạc đường hô hấp, gây viêm nhiễm nặng làm thu hẹp đường hô hấp. Trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ có nhiều nguy cơ mắc ho gà. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh là nguy cơ cao nhất. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng chưa đủ sức nên tiếng ho gà cũng không rõ ràng lắm, vì vậy bố mẹ sẽ khó phát hiện. Thay vào đó, khi cơn ho gà có thể kéo dài đến đỉnh điểm là bé sẽ nôn ói, tạm ngưng thở, và môi có thể ngả thành màu tím vì bé không tiếp nhận đủ oxy.

Bệnh ho gà diễn biến theo 3 giai đoạn chính

Ở giai đoạn đầu

Bệnh nhi ho kéo dài từ 1-2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ (phần nhiều là ho về đêm). Ở giai đoạn này, để chẩn đoán phân biệt ho gà rất khó do triệu chứng của ho gà giống với những biểu hiện cảm cúm, viêm đường hô hấp thông thường.

Ở giai đoạn toàn phát (từ 1-2 tuần kế tiếp),

Bệnh nhi bắt đầu ho nhiều hơn, ho từng cơn kéo dài, sặc sụa. Sau những cơn ho trẻ thường đỏ mặt hay tím tái cả người do ho nhiều không đủ dưỡng khí để thở, lâu dần gây suy hô hấp. Cũng chính những con ho dài dữ dội khiến trẻ mệt, kiệt sức, biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Giai đoạn 3

Của ho gà là giai đoạn hồi phục, các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn ho giảm.

Điều trị ho gà

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được điều trị nội trú và theo dõi tại phòng cấp cứu đặc biệt. Với trẻ lớn hơn và bệnh ho gà chưa gây biến chứng sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu từ 10 – 14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý dùng kháng histamin, thuốc long đờm, thuốc giảm ho, thuốc an thần,… để chữa bệnh ho gà cho trẻ vì vừa không hiệu quả mà dễ gây tác dụng phụ.

Gia đình có trẻ sơ sinh bị bệnh ho gà có thể điều trị bằng thuốc Erythromycin liều 30 – 50mg/kg/ngày, chia uống 4 lần hoặc Cotrimoxazol 30 – 50mg/kg/ngày; uống kèm Salbutamol 0,2mg/kg/ngày; Prednisolon 1 – 2mg/kg/ngày. Lưu ý không cho trẻ sơ sinh dùng Cotrimoxazol.

Ngoài việc sử dụng thuốc, cha mẹ cũng cần chú ý tới quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho gà bằng cách:

Dùng nước muối sinh lý vệ sinh răng miệng và mũi họng cho bé, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Giữ ấm cơ thể để tránh bé bị lạnh đột ngột.
Với trẻ sơ sinh, chỉ cần cho bé bú sữa mẹ. Với trẻ lớn hơn, nên cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất để vừa tránh tình trạng suy nhược cơ thể, vừa giúp trẻ tăng sức đề kháng, chóng phục hồi sức khoẻ. Cha mẹ nên cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, có thể chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, cho bé ăn nhiều lần trong ngày để giúp trẻ dễ ăn hơn. Ngoài ra đừng quên cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước.
Tránh để trẻ sơ sinh bị ho gà tiếp xúc với khói bếp và khói thuốc lá vì sẽ khiến bệnh tình nặng hơn. Cần giữ môi trường xung quanh bé được sạch sẽ và thoáng mát.
Bệnh ho gà có khả năng lây lan rất cao, nên cần cách ly, tránh để trẻ tiếp xúc với nhiều người. Người lớn chăm sóc cho trẻ bị bệnh ho gà cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị dự phòng, tránh nguy cơ mắc bệnh và lây lan. Cách tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vắc-xin cho con theo đúng phác đồ.

Bs. Anh Nguyen

Xem thêm:

Ba mẹ có nên thực hiện vỗ rung long đờm tại nhà cho trẻ?

Kỹ thuật vỗ long đờm cho trẻ bị ho hiệu quả

Thế nào là nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh?

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ HÔ HẤP VÀ TAI MŨI HỌNG BẰNG KHÍ DUNG

CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP CHO TRẺ BẰNG CÁCH NGHE NHỊP THỞ

TRẺ KHÒ KHÈ SỔ MŨI – CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Nên làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị ho nghẹt mũi?

GIÚP TRẺ SƠ SINH 5 THÁNG TUỔI KHỎI HO HANH CHÓNG MÀ KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC KHÁNG SINH

LÝ DO TRẺ HO KÉO DÀI, CHỮA MÃI KHÔNG KHỎI

BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ MAU HẾT SỔ MŨI – NGHẸT MŨI

Vitamin D nhiễm trùng đường hô hấp và Covid 19

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*