Trẻ sơ sinh khò khè giả

Bác sĩ nhi khoa khám bệnh mỗi ngày thì phân nửa là viêm hô hấp trên, mà khi khám bệnh có rất nhiều mẹ khai là khò khè lúc đang ngủ. Khò khè thông thường là do hẹp đường thở dưới ở các phế quản nhỏ trong phổi, đôi khi do hẹp phế quản lớn nếu hẹp nhiều. Tiếng khò khè thường ở thì thở ra, nếu nặng thì cả 2 kỳ thở ra và hít vào, âm sắc cao nếu nghe bằng ống nghe. Ở trẻ em, khò khè rất phổ biến và hầu hết là do suyễn, nhưng cũng chính vì điều này mà khò khè hay bị lạm dụng và đưa đến nhiều hệ quả về sau. Vì vậy dưới đây Bluecare xin chia sẻ những dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh khò khè giả, các mom cùng tham khảo để chăm con tốt hơn nhé.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng khò khè ở trẻ

Đường thở không chỉ là phổi, đường thở là một hệ thống ống dẫn khí bắt đầu từ mũi, miệng, thanh quản, dây thanh, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và cuối cùng tới phế nang là hệt thống túi chứa khí khổng lổ, ngoài ra còn sự tham gia của các cơ hô hấp. Bất kỳ vùng nào bị hẹp hay bất thường đều làm phát sinh những âm thanh bất thường khi thở, tuỳ theo đặc điểm từng vùng mà tạo ra nhiều âm khác nhau: tiếng nói nghẹt mũi, ngáy, khan tiếng, thở rít, khò khè,….Thành ra không phải tiếng thở bất thường nào cũng là khò khè.

Trở lại chuyện khò khè lúc ngủ, đây thực ra là tình trạng hẹp đường hô hấp TRÊN tạm thời khi trẻ có nhiều đàm nhớt ở đường hô hấp trên chứ không phải là khò khè. Tình trạng này hay gặp ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi vì đường hô hấp còn nhỏ, ít thở miệng, hay viêm hô hấp trên, không biết hỉ mũi.

Trẻ sơ sinh khò khè giả

Đặc điểm hay gặp:

– Hay gặp lúc ngủ khi trẻ không thở miệng, nằm lâu làm đàm nhớt ứ đọng, không khí khô làm đàm đặc, ít ho làm không tống xuất đàm, tư thế nằm gập đầu làm hẹp thêm đường thở, có khi gặp sau vận động do tăng dung lượng thở. Thỉnh thoảng có thể gặp ở trẻ lớn hơn nhất là trẻ có viêm mũi dị ứng.

– Tiếng thở ồn ào như tiếng ngáy, nếu nghe ống nghe thì nghe rõ hơn ở vùng cổ hơn là ở phổi, không nghe khò khè, tiếng thở này không nhất quán, thay đổi nếu thay đổi tư thế hay đàm nghẹt làm trẻ giật mình thức dậy và tiếng thở ồn ào biến mất, sau đó sẽ xuất hiện lại nếu ngủ được một lúc. Tiếng này có thể nghe được khi kề tai sát mũi bé, thường là thì hít vào.

Thông thường khi khám ở phòng khám thì phổi trong, đôi khi nghe nhiều rhonchi, hay tiếng thở ngáy, có thể thử bằng cách nhỏ nước muối hút mũi (có thể thử ở nhà), hay thở khí dung nước muối thì tiếng này sẽ mất đi hay giảm nhiều.

– Trẻ không thở nhanh, không co kéo, thở thoải mái, tuy đôi lúc nghẹt hô hấp trên làm trẻ giật mình và tiếng thở mất đi. Nếu là khò khè thật sự thì KHÔNG mất đi nhé, và nghe phổi cũng vẫn sẽ có khò khè nếu không có điều trị nhé.Hỏi bệnh sử cẩn thận, thăm khám cẩn thận, dùng các phương pháp thử sẽ nhận định được khò khè giả hay thật. Thậm chí có thể nhờ mẹ quay video clip lúc ngủ mà coi thì sẽ biết thật giả, thời buổi nguyên tử hột nhưn thì phải biết dùng khoa học kỹ thuật khám bệnh chứ

Trẻ sơ sinh khò khè giả

Chuyện này lớn hay nhỏ?

Thật ra là chuyện nhỏ vì nó không làm ai chết, chỉ cần giải thích cho cha mẹ an tâm, dùng chút nước muối hút mũi và máy xông hơi, vỗ rung long đờm, ngủ đầu cao là có thể làm giảm triệu chứng, từ từ khi lớn hơn sẽ không còn.

Chuyện lớn là khi bị kết tội khò khè, suyễn, viêm phổi, mềm sụn thanh quản,… rồi phải dùng nhiều thuốc xịt, uống, chích kháng sinh, vô ra viện như cơm bữa, và nhiều hệ luỵ về sau.

Chuyện này lỗi phần lớn là do bs, cha mẹ thiếu kiến thức y khoa và lo lắng là không có lỗi, lỗi ở người bs thiếu kinh nghiệm và không cẩn thận. Không thể đổ lỗi cho ai.

Đôi khi gặp vài mẹ dù giải thích vẫn thích cho con xài khí dung, khám tới khám lui, tội đứa nhỏ thôi.

Xem thêm:

Review top thuốc siro ho long đờm

Hướng dẫn lấy đờm cho bé

Tống đờm ra ngoài cho trẻ bị viêm đường hô hấp

Có nên hút đờm dãi cho trẻ sơ sinh hay không?

Hướng dẫn kỹ thuật vỗ rung long đờm cho trẻ bị ho hiệu quả

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*