Hôm qua có một mẹ nhắn tin hỏi mình, em làm trình tự ngủ 4s 5s đủ cả để giúp con tự ngủ mà con em khóc dã man lắm.
Ngày 1 khóc 22′
Ngày 2: 75′
Ngày 3: 90′!!!!
Mình chỉ hỏi mẹ ý một câu duy nhất: wind-down (LÀ BƯỚC SỐ 4 TRONG TRÌNH TỰ SINH HOẠT CỦA MỘT EM BÉ SƠ SINH THEO E.A.S.Y MÌNH NÊU BÊN DƯỚI ĐỂ CÁC MẸ THAM KHẢO) em làm bao nhiêu phút!
Mẹ trả lời, em quên ko làm!!!!!!
Nap sau lại í ới, em làm được 5 phút con ngủ trên người luôn!!!!!
Điều này cho thấy Wind-down là bước quan trọng của mọi hành trình tự ngủ
Mời ba mẹ tham khảo thêm: Khuyến khích bé sơ sinh tự ngủ – Làm sao cho đúng!
Windown là bước quan trọng của mọi hành trình tự ngủ.
Các mẹ tham khảo trình tự sinh hoạt của một bé sơ sinh theo phương pháp E.A.S.Y dưới đây;
(Eat – Activity – Sleep – Your Time)
E-EAT (Ăn)
Bé thức dậy. Mẹ tháo quấn. Bé được ăn.
A- Activity (Hoạt động)
Bé được vỗ ợ hơi, thay bỉm, tập tummy time.
Lưu ý: Thời gian ăn và Activity của bé 1 tháng tuổi chỉ gói gọn trong 50-60 phút: ăn 30-40’ và thời gian hoạt động 10’, và thời gian thức tăng dần khi bé lớn hơn.
S- Sleep (Ngủ)
Hãy khuyến khích bé ngủ tự lập, từ bé, thậm chí từ sơ sinh.
Bắt đầu bằng chu trình ngủ (bedtime routine) bao gồm:
- Quan sát cái ngáp đầu tiên, tay dụi mắt, giật tai hay chân giật. Bé hơi cáu.
- Mẹ quấn bé. Nói chuyện với con khi quấn: con ngủ đi, đến giơ con mệt rồi.
- Mẹ cùng con vào phòng, mẹ đóng cửa, tắt đèn.
- Mẹ bế bé dựng đứng (bế vác), mẹ hơi ngả người để con có điểm tựa vào ngực mẹ, hơi đưa người, có thể hát, có thể shhhh nhẹ vào tai để trấn tĩnh. Mục tiêu không phải để bé ngủ ngay mà để giúp bé thư giãn.
- Mẹ đặt bé, tốt nhất khi buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Và mẹ đi ra.
- Khi bé ọ ẹ tiếp theo, mẹ chờ con tự xoay xở. Nếu bé khóc, chờ 1-2p, nhiều mẹ chờ 5p (sau 4 tuần) thì mẹ vào, không bế con lên mà cúi xuống, ghé miệng và tạo tiếng ồn trắng shhhh vào tai con, tay vỗ vai, và cho con ngậm ti giả. Tracy Hogg có nói: Trẻ con không thể làm quá 3 thứ một lúc. Khi bé được shhhh vào tai, vỗ và ngậm ti thỏa mãn phản xạ mút, bé sẽ ngừng khóc. Và nếu mệt và buồn ngủ, bé sẽ đi vào giấc ngủ. Nếu mẹ không yên tâm, có thể shhh/vỗ con trong vòng 20p. Một số mẹ chọn giải pháp đi ra ngoài và để con tự xoay xở tiếp, tuân theo qui luật tự nhiên: Mệt sẽ nghỉ ngơi (Nên nhớ chỉ người mới có động tác ru con ngủ, ở loài vật không ru nhau ngủ đâu, con sẽ tự hết theo bản năng)
Lưu ý:
- Với các mẹ chưa sẵn sàng dạy con tự ngủ, bạn có thể bỏ qua bước 5-6 và ru con ngủ, bé ngủ được 10-20’ thì đặt.
- Chu trình ngủ giống như một tín hiệu từ từ, báo trước cho bé điều gì sắp xảy ra.
- Khi được thực hiện liên tục và giống nhau, trẻ sẽ có phản xạ có điều kiện và hiểu rằng sau đây sẽ là giờ đi ngủ, do đó trẻ sẽ không gắt ngủ nhiều như các bé bị thay đổi đột ngột môi trường, điều kiện sinh hoạt.
Y- Your time (Mẹ nghỉ ngơi)
Cuối cùng là thời gian dành cho mẹ.
Mẹ nghỉ ngơi, đi tắm, đi dọn nhà, nấu nướng, đọc sách, bơm sữa hay chơi với các bé lớn hơn. Sự lựa chọn là ở các mẹ. Thời gian Y thường là 1,5-2h.
Mình lại khuyên làm wind-down sớm lên 10′ và làm tầm 10-15′. Khi thấy người con mềm là đặt xuống. KHI ĐẶT TAY ĐÈ HƠI NẶNG DỌC THEO NGƯỜI BÉ ĐỂ VIỆC CHUYỂN GIAO ĐƯỢC DỄ DÀNG.
Chiều thấy chính bà mẹ đó nhắn lại: em làm Wind-down 5 phút thấy người con mềm em đặt luôn. Con tự ngủ trong vòng 3 nốt nhạc!
Các mẹ đừng đốt cháy giai đoạn wind-down và đè tay khi đặt con nhé, xin các mẹ đấy. Cái gì cũng có giai đoạn chuyển giao, ko đặt bụp phát mà được đâu!!!!!
Trình tự đi ngủ ngày
Mình tìm được ví dụ bằng hình ảnh có thể giúp được các mẹ. Dưới đây là nội dung của trình tự đi ngủ ngày (naptime routine – sleep routine)
- Thủ tục đi ngủ giúp con tin tưởng và tự tin. Bởi khi lặp đi lặp lại thứ tự hành động, con hiểu điều gì sắp xảy ra nên cuộc sống sẽ bớt chao đảo và khó đoán trước với cả con và mẹ.
- Thủ tục đi ngủ ra tín hiệu cho bé giờ ngủ đã đến. Thực hành nhiều bé càng hiểu tốt hơn.
- Chìa khoá vàng của thành công là sự thống nhất trong các hành động và môi trường ngủ. Vì đây là phản xạ có điều kiện, nên các hành động càng giống nhau thì con càng nhận ra pattern dễ và từ đó chấp nhận ngủ nhanh chóng và ít chiến đấu hơn!
- Thủ tục đi ngủ cho giấc ngày thường ngắn hơn thủ tục đi ngủ đêm. Cho giấc ngủ ngày, thủ tục này kéo dài 10-15′. Nếu con ngủ gật, hơi đánh thức bé dậy và đặt con xuống, lí tưởng là bé được đặt xuống khi con thức.
- Đặt con xuống khi con thức. Chúng tôi khuyên các bạn cho bé ăn ngay khi bé ngủ dậy, hoạt động cùng bé một chút. Khi bé có tín hiệu ngủ thì quấn bé, kéo rèm, bật whitenoise, bế vác hát một đôi bài hát và đặt bé. (Lưu ý: khi đặt, cô hơn ấn nhẹ vào người bé để có chút sức nặng trước khi ra. Đây là một trong những điều Tracy có bằng đến khi làm 4s, hơi tạo sức nặng lên người bé khi shhh/pat. Và nhiều mẹ có cùng ru ngủ trực tiếp cùng mình luôn được nhấn mạnh đến điều này)
Thắc mắc về trình tự ngủ của trẻ sơ sinh
1. Chị ơi, em blah blah blah. Giờ em chỉ luyện tự ngủ ban đêm, còn ban ngày nhờ ABC XYZ ru/vỗ con ngủ được không chị????
Trả lời:
Bao giờ em luyện được võ ngày viết bút bằng tay trái – đêm viết bằng tay phải thì em hẵng để con mỗi buổi một kiểu thế em nhé. Hướng dẫn tự ngủ không tránh được nước mắt, vì thế lúc làm lúc không con khóc mà chả học được gì thì tội lắm.
2. Chị ơi, em giãn cữ từ sáng đến giờ 4h cho nó ăn nó lại nhè?
Trả lời:
Ừ, em mà ăn bữa cỗ lúc 7h tối thì 11h bắt em ăn thêm bữa nữa là em sẽ nhè thôi em ạ. Trẻ con chu kỳ sinh học chưa thành mảng 12h như người lớn, vì đêm nó cũng ăn như ngày, giờ em cách 4h mà đêm con lục đục dậy đòi ăn thì lúc đó là lúc cần giảm ăn đêm chuyển cái đói và nhu cầu nạp năng lượng vào ban ngày nhá.
3. Chị ơi, em luyện ngủ từ hôm qua mà sau 3 – 4 giấc con khóc tự ngủ được rồi mà đến hôm nay vẫn rên rỉ là sao? Bao giờ hết.
Trả lời:
Hihi, bao giờ em đang một bước đi bộ nhảy lên học đi xe đạp mà đạp một phát được ngay không? Chơi bóng bàn tennis chưa, bao nhiêu buổi thì đánh đúng sân. Trẻ con không phải là cái máy, phải cho người ta có cơ hội làm quen chứ, cho hẳn 4-5 ngày cho nó hào phóng đi xem nào?
Bên cạnh những thông tin bổ ích giúp ba mẹ giáo dục con tốt hơn, Bluecare – ứng dụng đặt lịch chúng mình còn cung cấp các dịch vụ chăm sóc Mẹ & Bé: Tắm Bé – Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh – Massage Chăm Sóc Mẹ Bầu Toàn Diện tại nhà – Dịch Vụ Điều Dưỡng – Hộ Sinh Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Toàn Diện Tại Nhà Hoặc Bệnh Viện (Vú Em – Bảo Mẫu)
Tất cả đều do những điều dưỡng viên Bluecare có trình độ chuyên môn cao, có chứng chỉ hành nghề thực hiện, Mẹ không những yên tâm về chất lượng dịch vụ mà còn biết trước giá tiền, tự do lựa chọn thời gian phù hợp với gia đình, thanh toán linh hoạt …
Bluecare là sự lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ trẻ trong thời đại mới.
Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app
Hotline: 0985768181.
Thời gian biểu ngủ dành cho trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi
8 Lý do tại sao không nên tắm cho trẻ ngay khi mới sinh?
8 Lý do tại sao không nên tắm cho trẻ ngay khi mới sinh?
Mẹo dân gian trị táo bón tại nhà cho trẻ sơ sinh 3 – 5 ngày không ị
Cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh để giảm thiểu tình trạng nôn trớ, quấy khóc ở trẻ
Thiết lập thói quen tốt cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Mẹ trẻ sinh xong lột xác nhờ câu thần chú” mình còn chán mình nữa là chồng”
Tổng hợp review của các mom về phòng khám thai và chỗ đẻ ở tất cả các bệnh viện lớn trên cả nước
Những vấn đề thường gặp với rốn của trẻ, mẹ nên thận trọng chú ý
6 bài tập vận động sớm giúp trẻ sơ sinh cứng cáp nhanh biết lẫy, bò, đi
Trẻ sơ sinh bụng to có sao không?
Bảy cách dạy trẻ không cần là người giỏi nhất
9 dấu hiệu ở mẹ bầu cho thấy thai nhi đang không ổn chút nào, mẹ chú ý nhé
Khoa học chứng minh: Chồng chăm massage cho vợ bầu, con ra đời thông minh khỏe mạnh
Lịch tiêm phòng cho bà bầu, mẹ nhớ tiêm đầy đủ để ngừa tai biến, quái thai
3 Cơn Đau Báo Hiệu Mẹ Bầu Bị Thiếu Canxi Nặng, Cần Bổ Sung Ngay Kẻo Con Còi Xương, Kém Thông Minh
Tập thể dục 3 tháng đầu mang thai và những điều mẹ bầu cần biết
Sự kì diệu của bài tập Kegel với mẹ bầu
Tư thế Yoga giúp mẹ bầu thư giãn – thai nhi khỏe mạnh
Bà bầu quên tiêm phòng uốn ván có gây nguy hiểm cho thai nhi không?
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment