Thuốc long đờm – Cơ chế hoạt động và lưu ý khi sử dụng

1. Thuốc long đờm là gì?

Thuốc long đờm còn được gọi là thuốc làm loãng đờm/thuốc tiêu chất nhầy. Thuốc có tác dụng làm loãng dịch được tiết ra từ niêm mạc khí quản – phế quản, khiến đờm nhầy ở phế quản giảm bớt độ đặc và độ nhớt. Nhờ đó các đờm nhầy có thể dễ dàng di chuyển ra khỏi hệ thống hô hấp hơn thông qua phản xạ ho.

2. Cơ chế hoạt động:

Dựa trên cách tác dụng, thuốc long đờm được chia thành 2 loại:

  • Thuốc làm loãng đờm

Thuốc làm loãng đờm thường chứa các hoạt chất như: guaifenisin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, natribenzoat, terpin… giúp kích thích tăng tiết dịch trên đường hô hấp, làm đờm nhầy tăng thể tích và loãng ra. Nhờ đó, đờm nhầy dễ dàng bị tống ra ngoài bằng phản xạ ho.

 Thuốc long đờm ipecacuanha
Thuốc long đờm ipecacuanha
  • Thuốc tiêu chất nhầy

Thuốc tiêu chất nhầy thường chứa các hoạt chất như: acetylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon… Các chất này có tác dụng phá hủy các liên kết hoá học của đờm nhầy (liên kết disulphur, liên kết oligosaccharides). Đờm nhầy khi mất các liên kết sẽ bị lỏng ra giúp người bệnh dễ dàng ho khạc ra hơn.

Thuốc long đờm acetylcystein
Thuốc long đờm acetylcystein

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm

  • Không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ do thuốc có một số tác dụng phụ nhất định. Tránh lạm dụng trong một thời gian dài, chỉ nên sử dụng thuốc 8-10 ngày trong một đợt điều trị.
  • ĐA SỐ các loại thuốc long đờm không phù hợp với trẻ em dưới 2 tuổi. Do trẻ chưa đủ khả năng để kiểm soát việc tống đờm ra ngoài bằng phản xạ ho, khạc. Ngoài ra, người có sức khoẻ quá yếu cũng không nên sử dụng do không thể khạc nhổ được đờm

Tham khảo một số loại siro long đờm phù hợp với trẻ sơ sinh tại đây

  • Trẻ em sử dụng thuốc nên dùng liều thấp nhất có thể và sử dụng trong thời gian càng ngắn càng tốt để tránh tác dụng phụ của thuốc

Trẻ sơ sinh dùng thuốc tiêu đờm cần lưu ý gì?

  • Các loại thuốc long đờm có tác dụng phụ tăng tiết dịch vị dạ dày và gây ra cơn co thắt phế quản. Do đó, người bị bệnh về dạ dày và hen suyễn cần cân nhắc và được bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng.
  • Không nên sử dụng chung với thuốc ho. Trong thuốc trị ho thường có một số chất (Neocodion, Codepect, Atussin, Arsiba…) sẽ gây ra những tương tác bất lợi với thuốc long đờm.

Nếu bạn đã sử dụng các loại thuốc long đờm mà chưa thấy hiệu quả thì bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ VỖ RUNG LONG ĐỜM hoặc tắm cho bé bằng nước cốt gừng tươi là 2 biện pháp long đờm hết sức hiệu quả và lành tính.

>>Xem thêm:

Siro ho long đờm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

Lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ sơ sinh

Cách sử dụng thuốc long đờm cho bé an toàn, hiệu quả

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*