Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý trị liệu vô cùng hiệu quả giúp tống khứ đờm nhớt ra khỏi hệ hô hấp của các bé. Mặc dù phương pháp này bao gồm những kỹ thuật khó và đòi hỏi người thực hiện phải là những kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng viên có chuyên môn cao. Ba mẹ vẫn nên trang bị cho mình kiến thức để áp dụng trong những trường hợp cần thiết nha. Bài viết sau đây, Bluecare xin gửi tới ba mẹ những lưu ý quan trọng để thực hiện vỗ rung long đờm cho bé một cách an toàn nhất. Cùng đón xem ba mẹ nhé!
Contents
Vỗ rung long đờm là gì?
Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý trị liệu hô hấp giúp cải thiện độ giãn nở của phổi, tăng cường sức cơ hô hấp và đào thải, bài trừ các chất tiết, đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp. Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh bằng biện pháp vỗ rung có thể thực hiện cho trẻ ở mọi độ tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ nên thực hiện động tác phù hợp, tránh tác động mạnh làm đau trẻ.
Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện vỗ rung long đờm cho bé
Việc đầu tiên mà ba mẹ cần lưu ý đó là chọn một tư thế phù hợp nhất cho trẻ.Tốt nhất là dựa vào cân nặng và số tháng tuổi của con:
- Với trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống ba mẹ có thể đặt bé ở trên cánh tay. Đỡ ngực của bé bằng bàn tay, để phần đầu của bé hơi cúi xuống. Điều này sẽ khiến việc đẩy đờm ra ngoài được thuận lợi hơn. Tuy nhiên ba mẹ lưu ý không áp dụng tư thế này cho những bé lớn hơn vì cân nặng của các bé sẽ khiến bé dễ ngã khỏi tay của ba mẹ.
- Nếu trẻ đã ngồi vững thì nên để trẻ nằm nghiêng. Tư thế này vừa giúp cho việc vỗ rung được thuận tiện vừa đảm bảo hạn chế tình trạng bé bị sặc.
- Ngoài ra, ba mẹ có thể vác bé lên vai, để cằm bé tựa trên vai khi thực hiện vỗ rung long đờm. Trong quá trình thực hiện, ba mẹ có thể tùy ý điều chỉnh sao cho bé được nằm thoải mái nhất, tránh làm bé khó thở.
- Ba mẹ cũng nên theo dõi sát những biểu hiện của bé. Nếu thấy bé khó thở thì nên điều chỉnh lại ngay cho phù hợp. Tránh tình trạng phát hiện chậm khiến bé bị tím tái người rất nguy hiểm.
- Ba mẹ cũng cần phải cởi bỏ hết các loại trang sức đeo trên tay trước khi vỗ rung để tránh gây đau, tổn thương đến trẻ.
Ba mẹ lưu ý rằng: phương pháp vỗ rung cho trẻ khá khó thực hiện. Đòi hỏi điều dưỡng viên và kỹ thuật viên có tay nghề cao. Do đó, bố mẹ chỉ nên áp dụng khi đã được hướng dẫn của bác sĩ cũng như của kỹ thuật viên chuyên môn.
Trong trường hợp bố mẹ chưa có kinh nghiệm, chưa được hướng dẫn hoặc thiếu tự tin để thực hiện loại bỏ đờm nhớt cho bé, bố mẹ tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này tại nhà. Thay vào đó, ba mẹ có thể đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị.
Đặc biệt là khi ba mẹ nhận thấy bé có những biểu hiện bất thường như thở khó khăn, thở khò khè, cổ họng có đờm nhớt,… Thông qua kiểm tra, chuẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp an toàn giúp bé cải thiện các vấn đề ở đường hô hấp.
Ba mẹ cần lưu ý gì khi thực hiện vỗ rung long đờm cho bé
- Ba mẹ chỉ nên thực hiện kỹ thuật vỗ rung sau bữa ăn từ 1 – 2 tiếng để tránh làm trẻ bị nôn trớ. Có thể thực hiện 1 hoặc 2 lần/ ngày tùy theo tình trạng ứ đọng đờm của bé.
- Không nên vỗ trực tiếp lên người bé khi cởi trần mà hãy phủ một tấm khăn mỏng lên người con trước khi vỗ rung.
- Ba mẹ nên chia quá trình vỗ rung ra nhiều lần tập ngắn và nhiều lần trong ngày đối với các bé còn non yếu, non tháng không thể chịu đựng được việc vỗ rung quá lâu.
- Đối với trẻ bị mất phản xạ ho hoặc ho yếu do bị nghẹt đờm thì nên kết hợp với điều dưỡng thực hiện hút đờm hoặc nhỏ nước muối sinh lý trong quá trình thực hiện.
- Tránh thực hiện thao tác vỗ này ở những trẻ bị trào ngược dạ dày vì sẽ làm tăng áp lực ở ổ bụng gây ra trào ngược vào phổi.
- Trường hợp trẻ đang phải thở oxy thì ưu tiên tăng lượng oxy trong lúc thực hiện. Đặc biệt, nếu trẻ thở máu qua nội khí quản thì cần phối hợp điều dưỡng bóp bóng để thực hiện vật lý trị liệu hô hấp.
- Nếu trong quá trình thực hiện kỹ thuật ba mẹ thấy bé có dấu hiệu khó thở, tím tái cần dừng thực hiện và đưa đến bệnh viện xử lý ngay lập tức.
Cách hỗ trợ tiêu đờm cho trẻ tại nhà
Ngoài việc thực hiện vỗ rung long đờm tại nhà cho trẻ. Ba mẹ còn có thể điều trị ho có đờm cho trẻ tại nhà bằng các biện pháp như:
- Đối với các bé trên 6 tháng tuổi ba mẹ nên cho bé uống nhiều nước, tốt nhất chỉ nên sử dụng nước ấm, hạn chế cho trẻ dùng nước lạnh. Còn với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho có đờm chưa thể uống nước được mẹ nên tăng các cữ bú để xoa dịu cổ họng và làm loãng dịch đờm cho bé.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng và khoang họng của trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý chuyên biệt cho trẻ nhỏ để hỗ trợ loại bỏ dịch đờm. Ba mẹ nên áp dụng các vệ sinh này nhiều lần trong ngày, tốt nhất nên thực hiện trước giờ ăn hoặc trước khi đi ngủ để con cảm thấy dễ chịu và ăn ngủ ngoan hơn.
- Ba mẹ nên dùng khăn giấy ướt để lau mũi cho trẻ, loại bỏ dịch đờm ứ đọng đầy trong khoang mũi. Tránh sử dụng khăn sữa hoặc khi dùng cần phải thay thường xuyên để tránh làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
- Ba mẹ đặt bé nằm ở tư thế ngửa hoặc nghiêng sang một bên khi ngủ, kê gối để đầu cao hơn phần thân dưới nhằm làm giảm bớt sự khó chịu.
- Tuyệt đối không được hút mũi cho trẻ bằng miệng vì khoang miệng của người lớn vốn tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
- Ba mẹ cũng tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế cơn ho cho bé nếu như không có sự cho phép của bác sĩ.
Nếu khu vực bạn sinh sống chưa có dịch vụ vỗ rung long đờm thì bạn có thể tìm mua Cốt gừng tươi kết hợp muối hồng Himalaya và tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp để tắm cho bé sẽ giúp long đờm cho bé rất hiệu quả.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment