I. ĐẠI CƯƠNG
– Tổn thương móng quặp thường phổ biến, hay gặp ở người bệnh đái tháo đường. Người bệnh thường bị đau, đi lại khó khăn. Đặc biệt khi ngón cái bị móng quặp hoặc ở bên trong hay bên ngoài móng cái.
– Nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến bị móng quặp là cắt móng không đúng quy cách, dẫn đến quá trình tổn thương, viêm nhiễm trùng vùng da xung quanh móng. Nguyên nhân khác đó là đi những đôi giày dép có kích cỡ chật, làm cho các ngón chân chụm lại với nhau từ đó gây ra hiện tượng móng quặp.
– Ngoài hai nguyên nhân hay gặp trên còn có những nguyên nhân khác ít gặp như những thay đổi về hình thái móng, những dị dạng bẩm sinh của
móng…dẫn đến móng quặp.
– Khi bị móng quặp người bệnh thường bị đau dọc theo bờ của móng, đau tăng lên khi bị tỳ đè như đi giày. Sưng nề và đỏ tấy thường biểu hiện và nếu nhiễm trùng xảy ra có thể có dịch mụn mủ.
– Phương pháp điều trị triệt để là cắt bỏ móng một phần hay hoàn toàn.
II. CHỈ ĐỊNH
– Móng quặp ở người bệnh đái tháo đường
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Bệnh lý đang dùng thuốc chống đông
– Dị ứng thuốc gây tê tại chỗ
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện
– 01 Bác sỹ chuyên khoa bàn chân
– 01 Điều dưỡng chuyên khoa bàn chân
2. Phƣơng tiện
– Thuốc gây tê tại chỗ, không có epinephrine
– Kim tiêm 5ml
– Gạc betadin
– Băng vô khuẩn
– Dây chun cao su
– Kẹp cầm máu
– Dung dịch phenol
– Thuốc mỡ kháng sinh
– Băng gạc dạng ống
– Kéo vô khuẩn hay kìm cắt móng
3. Ngƣời bệnh
+ Khám và giải thích về bệnh tình cho người bệnh và người nhà người bệnh.
+ Không có tình trạng nhiễm trùng
+ Người bệnh phải được kiểm soát tốt đường huyết (< 10 mmol/l) bằng Insulin
+ Nước tiểu không có ceton 206
4. Hồ sơ bệnh án
Làm hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định chung của Bộ Y tế.
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2.Kiểm tra ngƣời bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
– Gây tê ngón chân
+ Đặt người bệnh ở vị trí nằm thấp
+ Sát khuẩn ngón bằng gạc tẩm povidone-iodine, cách ly ngón với các ngón xung quanh bằng săng vô khuẩn.
+ Lấy khoảng 5ml thuốc tê, tiêm khoảng 1ml thuốc tê vào xung quanh mỗi sợi thần kinh của ngón chân tại gốc ngón chân. Gồm có 4 dây thần kinh: 2 sợi mặt gan bàn chân, 2 sợi mặt mu bàn chân.
– Cầm máu bằng cách quấn dây cao su xung quanh ngón chân tại gốc của ngón.
– Cắt bỏ móng.
+ Sử dụng kéo vô khuẩn hoặc kìm cắt móng. Cắt móng theo chiều dọc, cách nếp gấp móng tổn thương khoảng 4-5m.
+ Nâng móng bằng dụng cụ nâng màng xương (có thể sử dụng bề mặt phẳng của kéo) và nhấc từ từ phần móng bị cắt ra khỏi giường móng (tránh làm tổn thương giường móng).
– Làm khô giường móng bằng gạc vô khuẩn, sau đó sử dụng que bông có tẩm phenol 88% đặt giường móng khoảng thời gian 3 phút để loại bỏ hoàn toàn chất nề của móng.
– Tháo bỏ dây cao su
– Bôi thuốc mỡ kháng sinh vào giường móng.
– Đặt gạc và băng ngón chân lại.
VI. THEO DÕI SAU MỔ
– Chảy máu
– Nhiễm trùng
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
– Chảy máu: băng ép ngón chân
– Nhiễm trùng: kháng sinh, chống phù nề.
Xem thêm:
Kỹ thuật cắt móng chân cho người bệnh đái tháo đường
Kỹ thuật điều trị vết loét bằng máy hút áp lực âm trên người bệnh đái tháo đường
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÀN CHÂN CHO NGƯỜI BỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG ĐỂ XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NÊN SINH Ở TUẦN THỨ BAO NHIÊU?
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé?
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment