Viêm cổ tử cung khi mang thai – cách xử trí

Khi mang thai sức đề kháng của cơ thể mẹ giảm xuống, cùng với sự thay đổi nội tiết làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Viêm cổ tử cung khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, sinh hoạt hàng ngày của chị em mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Tình trạng này nếu không được điều trị có thể dẫn tới tình trạng sảy thai, sinh non, có thể gây nhiễm trùng ối, nhiễm khuẩn sơ sinh làm tăng nguy cơ tử vong sau sinh.

Contents

1. Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm cổ tử cung là chỉ tình trạng viêm nhiễm do các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cổ tử cung tồn tại và phát triển gây bệnh. Bình thường nữ giới cũng rất dễ bị mắc viêm cổ tử cung nếu như không chú ý tới chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đối với phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của chu kỳ thì nguy cơ mắc viêm cổ tử cung cao hơn.

Viêm cổ tử cung khi mang thai ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé như:

Gây bất tiện cho sinh hoạt: khi bị viêm cổ tử cung, thai phụ thấy xuất hiện tình trạng khí hư ra nhiều, có sự bất thường về màu sắc và có mùi hôi khó chịu. Vùng kín lại có cảm giác ngứa ngáy, đau rát và sưng tấy, khiến cho chị em sinh hoạt rất khó khăn.
Viêm cổ tử cung nặng có thể gây tình trạng sảy thai, thai chết lưu, sinh non. Nhất là viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu làm tăng nguy cơ thai lưu, sảy thai.
Nếu không điều trị gây nhiễm trùng ối, nhiễm khuẩn sau sinh ở trẻ sơ sinh.
Trẻ cũng có khả năng bị mắc các bệnh viêm phổi, mắt…

2. Những nguyên nhân dẫn đến viêm cổ tử cung khi mang thai

Mất cân bằng nội tiết tố mang thai ba tháng đầu, cơ thể có nhiều thay đổi suy giảm sức đề kháng, nội tiết tố mất cân bằng khiến cho các loại virus, vi khuẩn, nấm… có điều kiện xâm nhập và phát triển gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có viêm cổ tử cung.
Môi trường âm đạo thay đổi: Sự mất cân bằng nội tiết tố nữ khi mang thai cũng dẫn đến sự thay đổi độ pH trong môi trường âm đạo. Ngoài ra một số mẹ bầu thường xuyên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính kiềm mạnh làm cho môi trường âm đạo thay đổi và khiến các vi khuẩn lây lan từ âm đạo đến cổ tử cung và gây viêm cổ tử cung.
Quan hệ tình dục không an toàn: Vấn đề quan hệ tình dục khi mang thai mà không có một bệnh pháp an toàn cũng khiến cho vi khuẩn dễ dàng lây lan và gây viêm.
Không vệ sinh vùng kín thường xuyên hay vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến chị em dễ mắc bệnh viêm cổ tử cung cũng như các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác.

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

3. Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu viêm cổ tử cung thay đổi theo từng nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân do vi khuẩn hay nấm…thì có các dấu hiệu khác nhau.

Thông thường viêm nhiễm phụ khoa có các dấu hiệu như:

Khí hư ra nhiều, màu sắc bất thường như trắng đục, vàng, xanh… Hay có lẫn máu, có mùi hôi khó chịu
Ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín
Cảm giác nóng rát vùng kín, nhất là khi đi tiểu
Đau và có thể chảy máu khi quan hệ tình dục, có thể thấy xuất huyết âm đạo bất thường
Đau tức vùng bụng dưới

4. Xử lý viêm cổ tử cung khi mang thai

Khi thấy có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai phụ nữ nên đến cơ sở y tế khám, biết rõ tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa và được kê loại thuốc phù hợp.
Thông thường khi khám, kết hợp với xét nghiệm dịch tiết âm đạo bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây viêm cổ tử cung có thể là nấm, vi khuẩn từ đó kệ loại thuốc đặt âm đạo phù hợp với tình trạng bệnh.
Viên đặt âm đạo mà bác sĩ kê đơn thường được phối hợp giữa 3 loại thuốc kháng sinh và kháng nấm cho tác dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay vi nấm. Loại thuốc đặt dùng cho phụ nữ có thai là loại chưa thấy được bằng chứng có hại cho phụ nữ mang thai, nên khi cần thiết và thấy lợi ích nhiều hơn tác hại thì bác sĩ vẫn có chỉ định dùng viên đặt.

5. Những điều cần chú ý khi điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai:

Tuân thủ điều trị theo đơn của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc và cũng không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định nhất là mang thai trong 3 tháng đầu.
Thông thường nếu nhiễm nấm thì bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp điều trị cho chồng, phải tuân thủ sử dụng đủ liều.
Kết hợp viên đặt âm đạo với nước vệ sinh phụ nữ, tăng hiệu quả điều trị.
Không quan hệ tình dục khi đang điều trị.
Mặc quần áo thông thoáng, tránh mặc đồ quá chật, hầm bí.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng cũng sẽ giúp mẹ điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Tái khám sau khi dùng hết thuốc.

Xem thêm:

Dấu hiệu viêm phụ khoa nặng – nhẹ

Viêm phụ khoa khi mang thai – nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị

ĐẶT LỊCH CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ
Click vào ảnh để xem chi tiết
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare