Thiên Tài Vật Lý Albert Einstein từng chia sẻ:
Contents
“Nếu bạn đánh giá sự thông minh của một con cá qua khả năng leo cây của nó thì con cá đó cả đời nghĩ rằng mình thật là thất bại”.
Khi nuôi dưỡng con cái đôi lúc chúng ta thích đặt trẻ của mình lên bàn cân để so sánh với các bé khác từ sự tăng trưởng mập ốm đến khả năng nói, đi lại, học tập, và cả cái chuyện mọc răng sớm hay muộn.
Chúng ta thường theo đuổi những kỳ vọng kì lạ. Đó là dãy số chiều cao lý tưởng, là danh sách các kỹ năng con cần đạt qua độ tuổi, là con số về cân nặng, là danh sách các từ con cần học nói… và luôn so sánh để gắng ép nó “phải đúng” với những kỳ vọng này. Tuy nhiên, chúng ta đang có thể rơi vào cái bẫy của “trò chơi so sánh”.
TRÒ CHƠI SO SÁNH
Trò chơi so sánh là 1 dạng hành vi tồn tại song song khi chúng ta bắt đầu có khái niệm và muốn tìm hiểu chúng ta là ai, quá trình này là để nhận ra bản thân. Trẻ có thể bắt đầu nhận ra bản thân sớm từ 9 tháng tuổi. Sau đó trẻ sẽ trải qua nhiều cột mốc như nhận ra giới tính ở 2-3 tuổi (VD. thích chơi đồ chơi đúng giới tính), nhận ra và chấp nhận những khái niệm xã hội, dù chưa chắc hiểu đó là sai lệch (VD. con trai không học giỏi văn), từ sớm khi bước sang 5-7 tuổi.
Điều này có ý nghĩa gì?
Trẻ sẽ bắt đầu tìm hiểu bản thân trong thế giới trẻ sống và giao tiếp với tất cả mọi người, có thể vẫn tiếp tục tồn tại sự nhận ra cả khi trẻ trưởng thành. Đây là một sự phát triển cần thiết để hướng đến sự phát triển độc lập của trẻ-khi mà hằng ngày trẻ phải đối mặt với hàng trăm các quyết định. Khi nào kết thúc quá trình nhận ra bản thân là rất đa dạng ở mỗi người. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển lúc nhỏ, sự nhận ra bản thân có thể bị ảnh hưởng bởi lời nói hay sự so sánh của cha mẹ. TS. Jaswa, ĐH Virginia, cho biết ngay từ sớm khi trẻ 3 tuổi, trẻ có thể tin vào những gì cha mẹ nói. Điều này có thể một phần giải thích nhiều trường hợp đau lòng ở hành vi trẻ nhỏ như “thả rơi em của mình từ lầu cao vì nghĩ là cha mẹ không thương mình”
Do đó, khi bạn so sánh trẻ với những trẻ khác, đặc biệt về hình thể, năng lực, giới tính, trẻ có thể nhận ra bản thân mình một cách lệch lạc. Lúc này không chỉ có bạn đang so sánh trẻ, mà cả ở trẻ cũng rơi vào cái bẫy trò chơi so sánh này- nghĩa là trẻ có thể tin vào điều này và tự so sánh với trẻ khác. Tại sao chúng ta lại thích làm điều này? Tại sao chúng ta không công nhận rằng “mỗi đứa trẻ là duy nhất” dù tự nhiên đã cho bạn biết điều này từ hằng triệu năm nay.
SỰ ĐẶC BIỆT CỦA TỰ NHIÊN
Bạn có biết tự nhiên cố gắng nhét 99,9% giống nhau về bộ gien giữa 2 đứa trẻ, nhưng vẫn không thể nhét 0,1% còn lại cho giống hoàn toàn, chính điều này đã làm mỗi đứa trẻ là một phiên bản đặc biệt.
Sự khác biệt nằm ở cách trẻ phát triển, cách trẻ tăng trưởng, cách trẻ hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn…
ĐIỀU GÌ CHÚNG TA NÊN LÀM ĐỂ TRẺ TỰ DO PHÁT TRIỂN?
Như được đề cập ở trên, so sánh thường khập khiễng và không mang lại giá trị giáo dục. Hãy thoát khỏi trò chơi so sánh bằng cách đừng đặt trẻ lên bàn cân để so sánh với bất kì ai, bạn chỉ cần chăm sóc và quan sát sự phát triển của trẻ. Thay vì so sánh, hãy động viên và khuyến khích trẻ làm tốt hơn theo đúng sự phát triển và khả năng của trẻ. Hãy đồng hành cùng con, hướng dẫn con các hoạt động phù hợp với khả năng tự nhiên và thể trạng của con mình.
Làm điều này, bạn cũng sẽ giúp trẻ tránh trò chơi so sánh để giảm áp lực sống cho cả bạn và trẻ.
Bên cạnh ngừng so sánh, chúng ta cũng nên ngừng la mắng hổ báo và ngừng làm thay trẻ. Cả hai điều này cũng dễ làm trẻ nhận ra bản thân mình sai lệch và phát triển không thể toàn diện và đúng khả năng trẻ nên có.
Bottom line:
Trẻ con không phải là bông hoa trong chậu được đặt ngay ngắn trên bàn làm việc. Mỗi ngày bạn ngắm nghía và ước lượng xem nó lớn và đẹp ra sao. Muốn trẻ thành công, một người “Làm mẹ Khoa học” sẽ lấy bông hoa đó trồng xuống đất, mỗi ngày tính toán logic liệu con cần gì để phát triển tốt nhất, sáng chiều trò chuyện cùng con và phần còn lại như chống chọi với nắng, gió hoặc mưa, côn trùng thì hãy để con học cách trưởng thành. Bạn sẽ ngạc nhiên, bông hoa ấy đang lớn đẹp, khỏe mạnh theo cách cách tốt nhất của nó.
Note
Jaswal, VK et al. Young Children Have a Specific, Highly Robust Bias to Trust Testimony. Psychological Science, 2010.
Playing the Comparison Game. Hopemason. 2020
Bs. Anh Nguyễn
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment