VÌ SAO KHÔNG NÊN CHO BÉ TI BÌNH TRƯỚC 6 TUẦN ĐẦU SAU SINH?

Viết bài: BS Lê Ngọc Anh Thy

Nguyên nhân khiến bé không chịu ti mẹ có nhiều (trong đó có tư thế và khớp ngậm sai, các mẹ nhớ chú ý nha), nhưng hay gặp nhất là việc các mẹ dùng bình sữa (hay vú giả) cho con quá sớm, trước 6 tuần, khi mà  kỹ năng ti mẹ của bé chưa thuần thục (sau 6-8 tuần)

Các mẹ không ngờ rằng chính cái bình sữa/núm vú giả (chứ k phải sữa trong bình) là “kẻ thứ ba” chia cách cặp đôi “mẹ-con”

Trước hết các mẹ hãy xem sự khác biệt giữa 2 cách bú ti mẹ và ti bình nhé!

Với bé bú mẹ:

 1. Đầu ti mẹ đút sâu bên trong, sâu đến mức có thể đến điểm A – vị trí giao giữa khẩu cái cứng (B) và khẩu cái mềm (C). Nhờ vậy ti mẹ có thể tạo áp lực đáng kể lên phần khẩu cái cứng (B), giúp kích thích phản xạ nút.

2. Khẩu hình miệng bé há to, môi bé trề ra như cá đớp mồi3. Lưỡi bé le dài ra phủ lên trên nướu hàm dưới

Với bé bú bình:

 1. Đầu ti giả nông, không nằm sâu bên trong, thường nằm phía trước điểm A – vị trí giao giữa khẩu cái cứng và khẩu cái mềm, như vậy rất khác với khi bé bú mẹ.

2. Khẩu hình miệng bé há nhỏ, môi bé có xu hướng chụm lại3. Lưỡi bé không le dài, thụt ra phía sau nướu

 

Khác nhau về nhóm cơ cần sử dụng khi bú:Khi bú, bé sẽ sử dụng nhiều nhóm cơ trên vùng đầu mặt. Tuy nhiên khi bú mẹ hay bú bình, các nhóm cơ được sử dụng ở mức độ khác nhau.

Bú mẹ: Cơ vận động chính là cơ cắn và cơ thái dương

Bú bình: Cơ vận động chính là cơ mút và cơ vòng miệng

Chính vì rất khác nhau trong cơ chế bú, nên nếu bé bú bình sớm trước khi bé thực sự “nhuần nhuyễn” (sau 6-8 tuần) thì khả năng bé sẽ thích bú bình hơn, vì bú bình chỉ cần nút nhẹ, ngậm nông là ra sữa, còn nút ti mẹ phải ngậm sâu nút mạnh mới ra sữa. Bé trở nên “LƯỜI”.

Vậy nếu trong những ngày đầu, không cho bé bú bình, mẹ sẽ phải làm sao?

bluecare
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare