Sản phụ khi sinh thường không chỉ đối mặt với những cơn đau chuyển dạ mà còn đứng trước nguy cơ phải rạch tầng sinh môn để đưa em bé ra ngoài. Sau quá trình này tưởng như mọi mệt mỏi, đau đớn đã kết thúc nhưng thực tế không ít trường hợp sản phụ có vết khâu tầng sinh môn bị hở và phải quay trở lại bệnh viện để xử lý.
Contents
Tại sao phải rạch tầng sinh môn?
Ở cơ thể người phụ nữ, tầng sinh môn có chiều dài khoảng 3 – 5cm, chính là phần nông của sàn chậu, nằm ở phần mô giữa hậu môn và âm đạo. Trong quá trình sinh đẻ, việc sử dụng thủ thuật cắt tầng sinh môn có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ khi sản phụ xuất hiện các dấu hiệu sinh khó vì thai quá lớn hay bị hẹp xương chậu, lưỡng đỉnh rộng. Ngoài ra, rạch tầng sinh môn cũng giúp cho việc sử dụng các thủ thuật hỗ trợ sinh như giác hút hay kẹp forcep được dễ dàng hơn.
Thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ được chỉ định trong các trường hợp sản phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn và có dấu hiệu suy thai, sinh non, hoặc em bé có đầu quá lớn hay ngôi thai ngược. Sau khi ca sinh kết thúc, các bác sĩ sẽ thực hiện các vết khâu sau sinh cho sản phụ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách dẫn đến tình trạng chảy máu nhiều, khá nhiều chị em cảm thấy lo lắng và không biết phải làm gì khi gặp phải tình trạng này.
Vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách vì sao?
Việc bị rách hay hở ở vết khâu sau sinh (khu vực giữa âm đạo và hậu môn) khá phổ biến, do sự chèn ép của đầu em bé khi cố gắng chui ra ngoài. Theo thống kê thì có đến 50% các sản phụ sinh thường có vết khâu tầng sinh môn bị hở một lỗ nhỏ sau khi sinh, nguy cơ bị rách hay hở đều có thể xảy ra với sản phụ sinh thường.
Vết khâu sau sinh nếu bị rách hay hở thì sẽ chia làm 4 loại: rách độ 1 (chỉ rách phần da); rách độ 2 (rách cả phần da và phần cơ của âm đạo); rách độ 3 (rách đến sát gần trực tràng và gây ảnh hưởng đến các mô âm đạo, da và các cơ tầng sinh môn); rách độ 4 ( lúc này vết khâu sau sinh bị rách và cắt vào đến các cơ của cơ vòng hậu môn) – tuy nhiên trường hợp này ít gặp.
Cũng giống như các vết thương ở các vị trí khác trên cơ thể, vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách sẽ cần một khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày để lành lại và sản phụ sẽ phải chấp nhận chịu đau trong một vài tuần.
Nguyên nhân khiến vết khâu sau sinh bị hở, rách
Nếu như chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cẩn thận và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì sẽ có ít nguy cơ gặp phải các biến chứng sau sinh. Vết khâu sẽ tự lành lại trong vòng 2 đến 3 tuần và ổn định, phục hồi cảm giác sau khoảng 1 tháng. Hiện nay, để thuận tiện cho sản phụ sau sinh và không phải cắt chỉ thì các bác sĩ thường sử dụng các loại chỉ tự tiêu để khâu tầng sinh môn.
Trên thực tế, không phải sản phụ sinh thường nào cũng thuận lợi trong quá trình vết khâu sau sinh lành lại. Nhiều trường hợp sẽ bị rách, bị hở và nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:
- Quá trình vệ sinh vùng kín, tầng sinh môn chưa đảm bảo khiến cho vết thương khó phục hồi;
- Các mô mới tại tầng sinh môn bị yếu sau khi khâu lại nên dễ bị tổn thương và khiến cho chỉ khâu bị lỏng lẻo, đứt rời;
- Thói quen sinh hoạt của sản phụ (thường ngồi lệch sang một bên, bế con sai tư thế, phải đi lại nhiều…).
4. Dấu hiệu cảnh báo vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách
Sản phụ sẽ thấy xuất hiện một số dấu hiệu sau khi vết khâu tầng sinh môn bị hở hay rách:
- Đau và nóng rát tại vùng khâu tầng sinh môn, đặc biệt khi đi tiểu;
- Vết khâu sau sinh bị nhiễm trùng, chảy mủ, ngứa ngáy, khó chịu;
- Chảy máu nhiều hoặc ra cục máu đông;
- Sốt hay ớn lạnh;
- Đau vùng bụng dưới;
- Không thể kiểm soát trung tiện.
Vết khâu sau sinh bị hở có đáng ngại?
Vết khâu sau sinh nếu bị hở hay rách mà sản phụ không phát hiện sớm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục sức khỏe, gây đau đớn và để lại sẹo rất mất thẩm mỹ. Do đó, ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường, sản phụ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Với các sản phụ gặp vấn đề vết khâu sau sinh bị hở sẽ được các bác sĩ tiến hành kiểm tra tầng sinh môn và tùy vào từng trường hợp để chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
Để tránh vết khâu sau sinh bị hở thì sản phụ nên chú ý trong cách sinh hoạt, vận động và vệ sinh hàng ngày, luôn giữ vùng kín khô ráo, thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng.
Cách xử lý vết khâu tầng sinh môn bị hở
Thì trước tiên bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế khám bởi khi vết khâu bị hở rất dễ bị nhiễm trùng. Đến khám các bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng bệnh cũng như mức độ tổn thương vùng khâu như thế nào và từ đó sẽ cho bạn những phương pháp xử lý một cách kịp thời và hiệu quả.
Thứ hai là bạn có thể được bác sĩ hướng dẫn cách massage cho vết sẹo mềm mại.
Hoặc chỉ định thực hiện phẫu thuật khâu lại tầng sinh môn. Nên lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm và cơ sở y tế tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Xem thêm:
Dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
Dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn
Vết khâu tầng sinh môn sau sinh bị sưng đau chớ nên chủ quan
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment