THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Contents
1.Giải Phẫu.
1.1 Cột sống con người bao gồm có:
- 7 đốt sống cổ
- 12 đốt sống lưng
- 5 đốt sống thắt lưng ,
- 5 đốt sống cùng
- 3 đến 5 đốt sống cùng cụt dính chặt vào nhau gữa hai thân đốt sống được nối với nhau bằng một đĩa đệm và hệ thống dây chằng vững chắc.
Trong quá trình phát triển của cơ thể đến độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi cột sống bắt đầu thoái hóa mức độ nhẹ, nặng hoặc trầm trọng phụ thuộc vào chất lượng sống , nghề nhiệp, công việc, vận động và luyện tập thể thao của mỗi người.
1.2 Đĩa đệm được cấu tạo ba thành phần:
- Nhân nhầy
- Vòng sợi sụn
- Các bản trong suốt rất đặc biệt các vòng sụn rất dẻo và có độ chun giãn rất cao ôm lấy nhau rất nhiều lớp hình elip ở giữa có một nhân nhầy .
Do được cấu tạo đặc biệt như vậy nên khi có một lực nén ,xoắn , vặn tác động lên thân đốt sống đĩa đệm phân tán lực đều khắp mặt đĩa đệm và triệt tiêu nó. Cột sống có tính chịu lực cao, dẻo và vận động về mọi hướng. Mô của đĩa đệm luôn chịu trọng tải và nhiều lực lớn phức hợp tác động lên , nên đĩa đệm mau chống thoái hóa các vòng sụn dòn nứt, sau một vận động sai tư thế , một lực tác động, nhân nhầy theo đó thoát ra ngoài gọi là Thoát vị nhân nhây đĩa đệm.
2. Bệnh Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một dạng bệnh thường gặp ở cột sống, nguyên nhân thường do các đĩa đệm bị thoái hóa ở tuổi trung niên ( 30 -50 tuổi ). Ngày nay thoát vị đĩa đệm còn xảy ra ở tuổi còn rất trẻ do sinh hoạt lao động, chơi thể thao, sai tư thế khi làm việc, do tai nạn … tạo thuận lợi cho đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép thần kinh và tủy sống. Vị trí thường gặp thoát vị đĩa đệm là cột sống cổ và thắt lưng.
– Thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ : thường gây mỏi cơ vùng vai, tê và đau một tay hoặc hai tay chạy dọc từ vùng cột sống cổ xuống mặt ngoài bàn tay.
– Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng : gây mỏi cơ, tê và đau một chân hoặc hai chân tùy theo đĩa đệm bị chèn ép một hoặc hai bên chạy dọc từ vùng thắt lưng xuống bờ ngoài bàn chân.
Chẩn đoán chính xác dựa vào chụp cộng hưởng từ ( MRI ) sẽ biết được mức độ chèn ép, từ đó có cách điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật và một phương pháp không thể thiếu là điều trị bằng vật lý trị liệu. Phẫu thuật ngoại khoa chỉ được chỉ định khi đĩa đệm thoát vị có mảnh vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm gây hội chứng chùm đuôi ngựa ( biểu hiện bí đại tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục ); có liệt chi; đau quá mức thuốc giảm đau không hiệu quả; sau quá trình điều trị nội khoa và vật lí trị liệu không có kết quả.
3. Điều trị vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
Đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị bảo tồn bằng phương pháp Vật lý trị liệu sẽ phục hồi từ 80- 90% sau 4 – 6 tuần trị liệu.
Sử dụng các phương pháp điều trị giảm đau, giảm co cứng như thấu nhiệt vi sóng, đèn hồng ngoại, dòng giao thoa, dòng TENS, siêu âm…
Sử dụng máy kéo dãn cột sống ngắt quãng hoặc liên tục tùy theo trọng lượng người bệnh và tình trạng cấp hoặc mạn tính của thoát vị đĩa đệm. Đây là phương pháp điều trị bệnh sinh Thoát vị đĩa đệm / Thoái hóa đĩa đệm / Thoái hóa cột sống căn bản nhất vì mục đích của phương pháp là tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén nhằm tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hưởng tâm trở về vị trị ban đầu, tăng cường các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm tải tạo tổ chức. Tùy theo mức độ bệnh tật, tuổi tác thầy thuốc chuyên khoa VLTL – PHCN sẽ quyết định kể hoạch , phương pháp trị liệu thích hợp.
4. Các động tác tập phục hồi cho người bị thoát vị đĩa đệm.
Đặc biệt người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập vận động kéo dãn cột sống để tạo thuận lợi cho đĩa đệm trở về vị trí cũ; các bài tập vận động làm mạnh cơ lưng, cơ bụng để giữ vững cột sống bao gồm các động tác sau :
– Động tác 1 : Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối một chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lập lại mỗi bên 15 lần.
– Động tác 2 : Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lập lại 15 lần.
– Động tác 3 : Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, ấn lưng xuống nệm, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lập lại 15 lần.
– Động tác 4 : Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, nâng mông cao khỏi nệm, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lập lại 15 lần.
– Động tác 5 : Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khủy tay chống xuống nệm, người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ lại lúc nào thấy hơi khó chịu thì nghỉ rồi lập lại 15 lần.
– Động tác 6 : Người bệnh nằm ngửa, hai chân đạp thành vòng tròn trên không như đạp xe đạp, lúc nào mỏi thì nghỉ rồi lập lại 15 lần.
– Động tác 7 : Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đặt trên hai đầu gối, hai chân cố gắng co lên, đồng thời hai tay đẩy xuống, gồng cơ giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lập lại 15 lần .
– Động tác 8 : Người bệnh quì gối và chống hai tay xuống nệm ( tư thế quì 4 điểm ), lưng cong lên như lưng con mèo,giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lập lại 15 lần.
– Động tác 9 : Người bệnh quì gối và chống hai tay xuống nệm ( tư thế quì 4 điểm ), hạ từ từ hai mông chạm gót chân rồi giữ lại, hai tay cố gắng bò thẳng về phía trước, lúc nào mỏi thì nâng mông lên rồi lập lại 15 lần.
– Động tác 10 : Người bệnh quì gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quì 4 điểm), tay bên phải giơ thẳng về phía trước kết hợp với chân bên trái duỗi ra sau, giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lập lại 15 lần.
Làm hết 10 động tác thì được tính một đợt, mỗi ngày người bệnh có thể làm từ 2 -3 đợt tùy theo tình trạng sức khỏe. Nếu động tác nào gây đau hay khó chịu thì ngưng động tác đó và báo cho chuyên viên vật lí trị liệu. Sau khi hết tê hay đau, người bệnh nên tiếp tục duy trì các bài tập để giúp cột sống vững chắc hơn.
Sau khi đĩa đệm trở về vị trí cũ, người bệnh sẽ không còn cảm giác tê, đau nhức hay khó chịu. Người bệnh có thể lao động nặng nhưng cần chú ý tránh các tư thế xấu, khi khiêng đồ vật nặng phải hạ hai chân( vị trí đứng tấn ); khi nhặt đồ rơi xuống đất cần bước một chân trước một chân sau rồi hạ thấp hai đầu gối dùng tay lấy đồ vật, cố gắng giữ lưng luôn ở vị thế thẳng. Khi chuyển từ vị thế nằm ngửa sang ngồi dậy phải chuyển qua nằm nghiêng rồi chống tay ngồi dậy và ngược lại; không xoay cột sống nhanh và mạnh một cách đột ngột.
Để việc điều trị trở nên có hiệu quả, xoa bóp – châm cứu – bấm huyệt cũng là một phương pháp hiệu quả để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tham khảo dịch vụ xoa bóp – châm cứu – bấm huyệt TẠI NHÀ của ứng dụng Bluecare để được các bác sĩ có tay nghề cao đến tận nhà khám chữa giúp bạn.
Có thể bạn muốn đọc thêm:
Làm gì khi đau mỏi xương khớp khi chuyển mùa
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare