Những vấn đề ở mẹ sau sinh thường – cách xử lý

Chúc mừng mon đã vượt cạn thành công chắc hẳn mom và gia đình đang chàn ngập niềm vui và hạnh phúc khi chào đón một thiên thần đáng yêu đến với gia đình. Tuy nhiên là người mẹ sau sinh mom vẫn còn phải đối diện với rất nhiều vấn đề phức tạp, để giúp các mẹ vượt qua những khó khăn này Bluecare đã liệt kê những vấn đề ở mẹ sau sinh thường và cách xử lý, các mom cùng tham khảo nhé.

Contents

Sản dịch sẽ kéo dài trong bao lâu?

Trong 2-3 ngày đầu sau sinh, sản dịch có màu đỏ tươi, ra nhiều như trong chu kì kinh nguyệt. Từ ngày 3-4, sản dịch trở nên loãng hơn với màu hồng nhạt. Từ ngày 8 – 10, máu sẽ có màu vàng nhạt hoặc trắng. Nếu như lượng sản dịch của bạn đã giảm đi nhưng lại có màu đỏ tươi và chảy nhiều trở lại, bạn cần nghỉ ngơi và theo dõi xem lượng máu chảy có giảm không. Nếu kéo dài quá tuần đầu mà sản dịch vẫn có màu đỏ tươi, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Xem chi tiết:

Mẹ bầu có biết sau sinh bao lâu thì hết sản dịch hoàn toàn

Mẹ bầu có biết sau sinh bao lâu thì hết sản dịch hoàn toàn
Sản dịch sẽ kéo dài bao lâu sau sinh

Cục máu đông có phải là dấu hiệu bình thường?

Những cục máu đông nhỏ, cỡ khoảng 1 đồng xu, màu đỏ sậm, dạng nhầy xuất hiện với tần suất thưa là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu sau khi xuất hiện cục máu đông, lượng sản dịch chảy ra nhiều, có thể chảy tràn một miếng băng vệ sinh dạng lớn trong vòng một giờ, bạn nên tiến hành thăm khám ngay.

Làm sao để chăm sóc vết khâu tốt?

Để không bị nhiễm trùng vết khâu, mẹ bầu cần chú ý giữ sạch vết khâu. Bạn có thể tự vệ sinh vết khâu tầng sinh môn bằng cách dùng bình phun xịt nước ấm để rửa sạch âm đạo sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, bạn cũng nên uống đủ nước để nước tiểu loãng hơn, giảm cảm giác nhức ở vết khâu mỗi khi đi tiểu.

Nếu phần dưới của bạn bị sưng, hãy thử chườm lạnh bằng đá trong 24 giờ đầu.

Bạn cũng nên ngâm vết khâu trong bồn tắm có nước ấm khoảng 2-3 lần mỗi ngày để giữ sạch vết khâu và giúp máu lưu thông đến vùng này tốt hơn, đẩy nhanh quá trình lành sẹo.

Thông thường, vết khâu sẽ lành và tự biến mất sau 3 tuần. Để vết khâu tầng sinh môn được chăm sóc tốt hơn và rút ngắn thời gian phục hồi mom có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ tắm bé tại nhà do các điều dưỡng viên chuyên nghiệp thực hiện họ sẽ giúp mom chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng chuẩn y khoa. Nếu bạn bị lỏng chỉ, bác sĩ cũng sẽ không khâu lại phần đó. Vì thế, điều bạn cần làm là tiếp tục giữ vết khâu sạch sẽ và thông thoáng để nhanh lành.

Xem chi tiết:

Hướng dẫn chăm sóc vết mổ/vết khâu tầng sinh môn tại nhà

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh
Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Làm gì để giảm đau?

Có 3 loại cơn đau thường gặp sau khi sinh thường: đau vết rạch tầng sinh môn, đau co tử cung và đau do bệnh trĩ.

Đau vết rạch tầng sinh môn:

Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để giảm đau hoặc sử dụng thuốc giảm đau.

Đau co tử cung:

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, uống đều đặn để đối phó lại cơn đau này nhưng phải được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. 

Đau trĩ:

Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm, bôi thuốc mỡ, sử dụng các loại thuốc bôi giảm ma sát hoặc dùng thuốc uống để giảm cơn đau, đồng thời kết hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. 

Vết khâu có bị rách khi đi vệ sinh không?

Dùng miếng gạc sạch, đặt nhẹ lên vết khâu tầng sinh môn khi bạn đẩy chất thải ra ngoài sẽ giúp bạn không gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh và tránh được nỗi lo ảnh hưởng đến vết khâu.

Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cũng nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ để đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Xem thêm:

Dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn

Vết khâu tầng sinh môn bị rách
Rách vết khâu tầng sinh môn

Khi nào sữa về?

Ngay sau khi sinh, bạn đã có sữa rồi. Sữa trong 3 ngày đầu là sữa non, có màu vàng nhạt, với lượng khá ít, chứa nhiều kháng thể và dưỡng chất quan trọng cho bé. Sau khoảng 3 ngày, bạn đã bắt đầu có sữa bình thường, sữa chuyển dần sang trắng và về nhiều hơn.

Xem thêm:

Sữa mẹ – các vấn đề và cách xử lý

Tôi có cần chế độ ăn uống đặc biệt khi cho con bú không?

Chế độ ăn uống lành mạnh là điều duy nhất bạn cần chú ý trong thời kì cho con bú. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý nếu thấy bé có phản ứng dị ứng với đồ ăn bạn đã ăn trong ngày để điều chỉnh phù hợp.

Vì sao tôi trở nên đa cảm hơn?

Sinh con là một sự kiện lớn trong đời. Vì thế, bạn không thể tránh khỏi những bối rối, xáo trộn về cảm xúc, căng thẳng, buồn vui bất chợt. Bạn nên mở lòng chia sẻ với người thân và bạn bè để giải tỏa những căng thẳng và cảm xúc tiêu cực.

xem thêm:

Giật mình những câu chuyện trầm cảm sau sinh

Làm sao để nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng?

Khi bị nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn, bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn dù vẫn dùng lượng thuốc giảm đau tương đương. Da xung quanh vết khâu tấy đỏ hoặc có rỉ nước màu vàng hoặc xanh. Nhiễm trùng tử cung được nhận biết qua mùi hôi từ âm đạo. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt mùi hôi nhiễm trùng và mùi hôi bình thường của kinh nguyệt. 

Vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng
Dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Khi bạn có cảm giác tiểu buốt hoặc tiểu dắt, rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng bàng quang. Ngoài ra, nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh bạn bị sốt, hãy báo ngay cho bác sĩ vì có thể bạn đã bị nhiễm trùng và cần được điều trị ngay.

Xem thêm:

Dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Khi nào tôi có thể quan hệ tình dục trở lại?

 Sau khi sinh khoảng 6 tuần, bạn có thể bắt đầu quan hệ tình dục trở lại do tử cung và vết khâu của bạn cần thời gian hồi phục. 

Xem chi tiết:

QUAN HỆ TÌNH DỤC TRỞ LẠI SAU THAI KỲ – KHI NÀO?

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*