Bệnh bại não bẩm sinh là một tổn thương não xảy ra ở khoảng 2/1.000 trẻ sinh ra, chiếm khoảng 30 – 40% tổng số trẻ em bị khuyết tật. Bại não ở trẻ sơ sinh thường gặp ở bé trai nhiều hơn so với bé gái, xảy ra vào giai đoạn trước khi sinh, trong khi sinh, sau khi sinh đến 5 tuổi. Bại não biểu hiện bằng các bất thường về vận động và tư thế thân mình.
1. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bại não ở trẻ sơ sinh
Trước khi tìm hiểu cách nhận biết bệnh bại não, chúng ta cần phân biệt trẻ thuộc nhóm trong 3 nhóm sau đây:
Trẻ có yếu tố nguy cơ trước sinh
Trẻ có yếu tố nguy cơ trong sinh
Trẻ có yếu tố nguy cơ sau sinh
1.1. Yếu tố nguy cơ trước sinh
Bệnh của mẹ: mẹ bị sảy thai trước đó, dị tật bẩm sinh, ngộ độc thai nghén, chậm phát triển trí tuệ, mẹ tiếp xúc hóa chất – thuốc trừ sâu, nhiễm virus trong 3 tháng đầu mang thai, bị chấn thương, dùng thuốc khi mang thai, mẹ bị bệnh tuyến giáp trạng, bị tiểu đường thai kỳ… có nguy cơ sinh con mắc bại não.
Bệnh của con: thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật não, vòng rau cuốn cổ, tư thế thai bất thường.
1.2. Yếu tố nguy cơ trong sinh
Đẻ non (dưới 37 tuần)
Cân nặng khi sinh thấp (dưới 2.500g)
Ngạt hoặc thiếu oxy não khi sinh: trẻ đẻ ra không khóc ngay, tím tái hoặc trắng bệch phải cấp cứu.
Can thiệp sản khoa: dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy.
Vàng da nhân não sơ sinh: trẻ bị vàng da sơ sinh ngay từ ngày thứ 2 sau sinh, vàng đậm không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể xuất hiện bỏ bú, tím tái và duỗi cứng chi (dấu hiệu tổn thương não).
1.3. Yếu tố nguy cơ sau sinh
Chảy máu não – màng não sơ sinh.
Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não, viêm màng não.
Thiếu oxy não do suy hô hấp nặng: suy hô hấp nặng phải thở oxy, thở máy.
Chấn thương sọ não: do ngã, tai nạn, đánh đập.
Các nguyên nhân khác gây tổn thương não: co giật do sốt cao đơn thuần, ỉa chảy mất nước nặng…
2. Chẩn đoán sớm bệnh bại não khi trẻ 6 tháng tuổi
Một trẻ bị bị bệnh bại não khi có một hoặc một vài yếu tố nguy cơ nói trên và khi được 6 tháng tuổi, trẻ có các dấu hiệu sau:
Bốn dấu hiệu chính của bệnh bại não bẩm sinh
Trẻ có cơn co cứng hoặc/và chân duỗi cứng khi đặt trẻ đứng.
Trẻ không kiểm soát đầu cổ hoặc/và không biết lẫy hoặc/và nằm sấp không thể ngẩng đầu lên được.
Hai tay của trẻ luôn nắm chặt lại.
Hai tay trẻ không biết với để cầm đồ vật.
Bốn dấu hiệu phụ
Trẻ không nhận ra khuôn mặt mẹ.
Trẻ ăn uống khó khăn.
Không đáp ứng khi gọi hỏi.
Khóc nhiều suốt ngày đêm sau sinh.
Một số dấu hiệu khác
Trẻ mềm nhẽo sau sinh.
Trẻ không nhìn theo đồ vật.
Không quay đầu theo tiếng động.
Trẻ bị co giật.
Khi trẻ có yếu tố nguy cơ kèm theo các dấu hiệu của bệnh bại não ở trẻ sơ sinh nêu trên, phụ huynh cần đưa con đến khám bác sĩ nhi, thần kinh, phục hồi chức năng ngay lập tức để chẩn đoán xác định bại não.
3. Các thể bệnh bại não
Trẻ bại não có thể thuộc 1 trong các thể lâm sàng sau đây: Bại não thể co cứng; Bại não thể múa vờn; Bại não thể thất điều; Bại não thể nhẽo; Bại não thể phối hợp.
Bệnh bại não là một bệnh lý phức tạp, do nhiều nguyên nhân gây nên, thể bệnh đa dạng, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh giúp chúng ta có các biện pháp phòng ngừa chủ động, đồng thời phát hiện sớm, can thiệp kịp thời.
🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG🙆♀️, Tập Phục hồi chức năng cho trẻ bại não tại nhà.
👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app
☎️ Hotline 0985768181
Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp điều trị bại não còn rất mới trên thế giới. Tế bào gốc được tách chiết từ máu ngoại vi trong môi trường vô trùng tuyệt đối. Sau đó, được chuyển vào cơ thể bệnh nhân qua tủy sống. Tế bào gốc sẽ theo tuần hoàn của dịch não tủy đi lên não bộ. Tại đây, tế bào gốc giúp tăng sinh mạch máu, hình thành các chất có chức năng kháng viêm, đồng thời kích thích nhưng tế bào gốc thần kinh tại khu vực biệt hóa, tăng sinh. Tế bào gốc được cấy ghép vào cơ thể còn có tác dụng dẫn truyền thần kinh tốt hơn. Từ đó phục hồi vùng não bị tổn thương.
GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gene – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là người trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thành công liệu pháp tế bào gốc trong việc điều trị bệnh bại não tại Việt Nam. Tùy thuộc vào thể bại não, 70 – 80% bệnh nhân sau ghép đã cải thiện về chức năng vận động, giảm đáng kể trương lực cơ, tăng cường sức mạnh cơ bắp, có sự phối hợp tốt hơn trong sinh hoạt, tăng cảm giác ngon miệng và tăng cân, cải thiện kỹ năng tập trung, ghi nhớ tốt hơn.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment