Nghe tiếng ho đoán bệnh cho con

Là bác sĩ nhi khoa khám bệnh mỗi ngày thì phân nữa là viêm hô hấp trên, mà khi khám bệnh có rất nhiều mẹ khai là khò khè lúc đang ngủ. Nói như vậy để thấy tỷ lệ và tần suất trẻ mắc các bệnh về hô hấp trên là rất cao, và để phần nào hỗ trợ các mom trong qua trình chăm sóc con Bluecare chúng mình xin chia sẻ bài viết “Nghe tiếng ho đoán bệnh cho con” các mom cung tham khảo nhé.

Contents

Ho là gì?

Ho là một biểu hiện mà bệnh nhân tự nhận biết và thường tự điều trị ở nhà mà không đỡ hoặc điều trị trong một thời gian dài mà không hết ho. Vậy làm thế nào để biết được nguyên nhân ho và xử lý như thế nào. Bài viết sau đây của Bs sẽ cung cấp cho các Bố mẹ những hiểu biết đơn giản nhất về ho nhé.

Đầu tiên Bố mẹ phải hiểu Ho là gì?

Ho là một phản xạ bảo vệ đường thở khi có những kích thích tác động vào vùng họng – thanh quản. Ho là phản xạ phản xạ có lợi bảo vệ phổi và của cơ thể. Chúng ta cần tìm nguyên nhân ho để chữa (chữa gốc) chứ không chỉ dùng thuốc cắt cơn ho, trừ những trường hợp ho từng cơn ảnh hưởng tới sinh hoạt và hoạt động hàng ngày.

Nghe tiếng ho đoán bệnh cho con

Đoán bệnh qua tiếng ho của con.

  • Ho do viêm đường hô hấp trên bao gồm viêm mũi xoang: Ho do viêm mũi xoang người bệnh sẽ kèm theo đau đầu, đau tức vùng mặt, chảy dịch mũi xuống họng, hắt hơi, chảy nước mũi.
  • Ho do viêm họng – Amydal / VA: Ho có đau rát họng, khô họng, cay họng, nuốt vướng.Ho thường kèm sốt
  • Ho trong bệnh Ho gà: Ho ban đầu giống ho trong viêm mũi xoang, sau đó tăng dần lên, ho rũ rượi, thành cơn có thể kèm tiếng rít và khó thở, kéo dài 6-10 tuần
  • Ho do bệnh lý dạ dày thực quản bên cạnh ho sẽ có biểu hiện ợ hơi, đầy bụng, đau rát họng hoặc/ và đau rát dọc theo xương ức
  • Ho trong 1 số bệnh liên quan đến dị ứng như: Viêm mũi dị ứng (Chảy nước mũi trong, ho, hắt hơi thành tràng dài), Hen phế quản (cơn ho có thể đi kèm ngứa cổ họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban
  • Ho do viêm đường hô hấp dưới: Viêm phổi, Viêm phế quản: Người bệnh có những biểu hiện như khó thở, thở rít thì thở ra, tiếng ho nặng kèm đờm …
  • Ho do kích thích: Do khói thuốc (các bố mà hút thuốc thì con hay bị ho do nguyên nhân này nè), do dịch dạ dày trong trào ngược, do nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh (các con hay bị ho khi thay đổi mùa hoặc thay ho về đêm hoặc sang sớm).

Tiện thể kể luôn ở người lớn thì có thể thêm 1 số nguyên nhân Ho như:

  • Ho do ung thư thanh quản thường xuất hiện ở nam giới ho kéo dài kèm theo khàn tiếng
  • Ho mà kèm khạc máu (lao phổi, U phổi, K phế quản…)
  • Ho do nguyên nhân từ lồng ngực: Phình động mạch, u trung thất, hen do tim…
  • Ngứa họng kéo dài kèm theo ho cơn, không có đờm, niêm mạc họng bẩn… có thể nghĩ đến viêm họng do dị ứng hoặc nấm họng.
  • Ngoài ra 1 số thuốc có tác dụng phụ gây ho như thuốc tim mạch, nhóm ức chế men chuyển.

Khi nào cần cho trẻ nhập viện?

Nhịp thở:

Mẹ có thể đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ. Trước tiên, hãy vén áo trẻ lên cho phần bụng và phần ngực được nhìn rõ. Nhìn vào bụng hoặc ngực của trẻ để đếm. Sau đó đếm nhịp thở trong vòng 1 phút, mỗi lần hít vào và thở ra một nhịp. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, thở nhanh theo phân loại của WHO là:

  • Trẻ < 2 tháng: nhịp thở ≥ 60 lần/phút
  • Trẻ 2-12 tháng: nhịp thở ≥ 50lần/phút
  • Trẻ 1-5 tuổi: nhịp thở ≥ 40lần/phút

Ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non, có thể có những cơn ngừng thở ngắn 3-5s, sau đó thở nhanh bù lại. Đây là bình thường. Bố mẹ cứ đếm đủ số nhịp thở trong 1 phút.(Bố mẹ xem video tham khảo nhé)2.

Lồng ngực:

Mẹ cần vén áo con lên, quan sát phần dưới lồng ngực, chỗ tiếp giáp giữa xương sườn và bụng, bình thường khi trẻ hít vào, lồng ngực sẽ nở ra. Tuy nhiên, nếu khi trẻ hít vào, 1/3 dưới lồng ngực lại lõm vào => RÚT LÕM LỒNG NGỰC => NGUY HIỂM.

Chú ý:

Ở trẻ < 2 tháng, bình thường cũng có thể có hiện tượng rút lõm lồng ngực nhẹ. Điều này là do sụn sườn của trẻ còn mềm, đây cũng là bình thường. Vậy nên phải rút lõm nặng mới có ý nghĩa – Cái này nhiều khi khó phải Bs mới đánh giá chính xác được. Ngoài ra với trẻ <2 tháng tuổi thường diễn biến nhanh nên mẹ cần để ý kỹ, cho con đi khám sớm nếu thấy ho/rút lõm tăng lên nhé.

Tiếng thở:

Cần đánh giá khi trẻ nằm yên. Tiếng rít lúc trẻ hít vào hay thở ra?
Thở rít lúc nào cũng là dấu hiệu có thể nguy hiểm. Việc bố mẹ xác định thở rít lúc hít vào hay thở ra giúp Bs định hướng được nguyên nhân nhât là trong giai đoạn dịch Covid như thế này.

Cánh mũi và Đầu

Trong thì hít vào, khi không khí lưu thông qua mũi mà gặp khó khăn để đên phổi cánh mũi sẽ nở ra theo nhịp hít vào, và trở về bình thường khi thở ra, cũng tương tự như vậy khi có dấu hiệu đầu bé gật gù theo nhịp thở tức là bé đang có dấu hiệu khó thở, bố mẹ cần đưa con đi khám ngay nhé.

Tổng kết lại:

Ho có thể chỉ là phản ứng của cơ thể. Có thể rất đơn giản, bố mẹ có thể không muốn đưa con đi khám tuy nhiên nếu kèm theo các triệu chứng khác như thở nhanh, rút lõm lòng ngực, phập phồng cánh mũi, gật gù đầu theo nhịp thở, sốt, li bì, nhiều đờm thì bố mẹ cần cho con đi khám ngày nhé. NGUY HIỂM ĐÓ. Đừng chủ quan.

Virus RSV (Respiratory Syncytial Virus) hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ em dưới hai tuổi. Đây là loại virus đặc biệt nguy hiểm khi trẻ có các biểu hiện về viêm phổi, viêm phế quản ba mẹ nên cho bé đi khám hoặc dùng bộ kit xét nghiệm nhanh RSV tại nhà để chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời tránh các biến chứng tăng nặng.

Xem thêm:

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhi viêm phổi

CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP CHO TRẺ BẰNG CÁCH NGHE NHỊP THỞ

Phân biệt viêm phổi ho thường với ho gà ở trẻ

Nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị viêm phổi

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm phế quản phổi

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị, phân biệt với viêm phổi, ho gà

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*