Nghệ thuật nói chuyện với con – Chìa khóa giáo dục sớm thành công, đừng để quá muộn rồi hối tiếc. Ba mẹ nhất định phải nắm vững!

Rất nhiều phụ huynh đều thấy rõ rằng, càng lớn, dường như con cái của họ càng trở nên ương ngạnh và khó bảo. Việc giao tiếp với con cũng vì thế cũng gặp nhiều trắc trở, tạo nên 1 khoảng cách vô hình giữa cha mẹ và con cái. Đôi khi, chúng ta bị rơi vào trạng thái cảm thấy con ngày càng rời xa bố mẹ chúng.

Thực ra, vấn đề chính là ở cách mà chúng ta giao tiếp với trẻ! Giao tiếp với trẻ là một nghệ thuật, đòi hòi cha mẹ phải thực sự chú tâm, và nỗ lực cải thiện mỗi ngày. Hãy cùng bàn luận về vấn đề này nhé!

Contents

1/ Các khía cạnh trong nghệ thuật nói chuyện với con

Quá trình giao tiếp với con bao gồm rất nhiều khía cạnh. Chẳng hạn như:

  • Giọng điệu chúng ta nói,
  • Ngôn ngữ chúng ta sử dụng,
  • Thái độ chúng ta bày tỏ
  • Mức độ, khả năng lắng nghe cũng như thấu hiểu con của chúng ta.

Việc chia ra các khía cạnh của giao tiếp, sẽ giúp cha mẹ dễ dàng hình dung chúng ta cần phải bắt đầu từ đâu và cải thiện những gì.

Giọng điệu của cha mẹ khi giao tiếp với con:

Hãy quan sát 1 người trưởng thành nói chuyện với một em bé mới sinh. Sự non nớt, thuần tịnh của các con khiến cho người lớn thực sự rung cảm. Họ dành thật nhiều lời yêu thương, giọng điệu ngọt ngào dành cho đứa trẻ.

Theo một nghiên cứu, em bé 5 tuổi có thể không hiểu hết những gì người lớn nói. Nhưng nó có thể phân biệt được người lớn đang dỗ dành hay trách mắng mình. Thông qua giọng điệu của người lớn, con có thể cảm nhận được đâu là lời nói tích cực, đâu là lời nói tiêu cực.

Như vậy, trước khi thực sự hiểu được ý nghĩa của lời nói, trẻ hoàn toàn có thể hiểu được và rất nhạy cảm với giọng điệu của những người xung quanh, đặc biệt là người chăm sóc. Cũng rất nhanh chóng, trẻ sẽ học và dần hình thành nên giọng điệu của bản thân thuận theo môi trường lớn lên của bé.

Ngôn ngữ cha mẹ sử dụng khi nói chuyện với con:

Cha mẹ càng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của con, càng giúp con dễ dàng hiểu và phát triển tư duy và vốn từ. Việc trò chuyện với con được các chuyên gia khuyến khích từ khi trẻ mới sinh, thậm chí ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Trẻ càng nhỏ, ngôn ngữ càng đơn giản càng tốt.

Thái độ của cha mẹ khi trò chuyện cùng con:

Trẻ con đang trong quá trình học và hoàn thiện dần. Từ lúc con bắt đầu học cho đến lúc hoàn thiện một kỹ năng, để giữ được một thái độ tốt đối đãi với con thật sự là một thách thức lớn cho cha mẹ. Mỗi một giai đoạn lại có một thử thách khác nhau. Chẳng hạn, con chưa thể tự chủ được việc vệ sinh cá nhân, lớn hơn chút nữa đi học chưa thể nhớ được những gì cô dạy, thường xuyên bỏ quên đồ vân vân.

Thái độ của cha mẹ khi giao tiếp với con ảnh hưởng to lớn đến cách con hình thành thế giới quan và tiếp nhận vấn đề. Con trẻ, nếu được sống trong môi trường cha mẹ có thái độ tốt, tường hòa. Con sẽ có một thế giới quan tích cực và lạc quan. Ngược lại, sống trong môi trường thái độ tiêu cực, con rất dễ hình thành nên tính cách bất mãn, đấu tranh, đổ lỗi hoặc đi về một thái cực khác là tự ti và sợ hãi.

Mức độ và khả năng thấu hiểu con.

Nghe có vẻ không liên quan, nhưng khả năng thấu hiểu con lại quyết định rất lớn đến việc cha mẹ có giao tiếp với con có hiệu quả hay không. Trẻ dù mới sinh cũng đã bắt đầu giao tiếp với cha mẹ chúng. Thông qua tiếng khóc, các phản xạ và hành vi, mà trẻ sơ sinh cũng cần được cha mẹ thấu hiểu.Nếu thực sự quan sát tỉ mỉ, bạn chắc chắn sẽ dần làm quen và học được “ngôn ngữ” mà con đang truyền tải.

Tất nhiên, ngày nay, bạn có thể tham khảo rất nhiều thông tin, kiến thức từ sách báo và internet. Đây là những nền tảng khá hữu ích trong việc hỗ trợ bạn quan sát và thấu hiểu con. Trẻ ở mỗi lứa tuổi đều có đặc điểm phát triển riêng, cha mẹ cần không ngừng cập nhật cũng như quan sát để kịp thời thích ứng với sự phát triển mau lẹ của con cái.

2/ Chìa khóa của nghệ thuật nói chuyện với trẻ

Ai cũng mong muốn con cái mình có một tương lai tốt đẹp. Khi có con, cha mẹ sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng, đứa trẻ là “bản sao” hành vi của mình. Trẻ con như tấm bọt biển, hấp thụ rất mạnh mẽ những gì xung quanh chúng. Không chỉ những điều tốt mà còn cả những điều xấu.

Có rất nhiều phụ huynh, bỏ ra một số tiền lớn để học các lớp kỹ năng “làm cha mẹ”. Có những người rất tâm huyết, bỏ ra một số tiền lớn nhưng cảm thấy bản thân không cải thiện. Vẫn nóng giận và quát mắng con. Kỹ năng cũng chỉ là kỹ năng. Nếu tâm thái của bản thân cha mẹ không thuần tịnh, cha mẹ khó có thể giữ được thái độ tốt khi giao tiếp với con. Khi các cảm xúc như mong muốn do kỳ vọng vào con thôi thúc, tức giận khi con làm sai, nôn nóng sốt ruột khi con chưa hoàn thiện v.v dẫn động. Cha mẹ khó có thể giữ được một thái độ sáng suốt, lý tính trong giao tiếp với con. Hệ lụy là giao tiếp thất bại, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng lớn.

Các cụ có câu: Con chui dạ, mạ đi tu. Quả đúng như vậy! Nếu cha mẹ có thể quay vào bên trong, tu dưỡng bản thân theo Chân – Thiện – Nhẫn, chắc chắn việc giáo dục con cái nói chung, và giao tiếp với con nói riêng sẽ thu được nhiều lợi ích.

3 giai đoạn “vàng” phát triển IQ cho trẻ, bỏ lỡ sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con

3/ Nghệ thuật nói chuyện với con thực hành

Học cách lắng nghe con:

Có một nhà giáo dục đã nói, đại ý rằng: Khi bỏ thời gian lắng nghe con, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy chúng biết rất nhiều! Lắng nghe ở cấp độ toàn tâm, toàn ý, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra sự thay đổi dù rất nhỏ trong nhận thức cũng như tâm trạng con.  Nhớ rằng, đối với việc lắng nghe con, chất lượng quan trọng hơn số lượng. Trẻ được thường xuyên giãi bày với bố mẹ, sự gắn kết càng lớn.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể:

Ngôn ngữ cơ thể là một công cụ bản năng mạnh mẽ của con người dùng để biểu đạt giao tiếp. Con cái luôn cảm thấy an toàn khi được cha mẹ yêu thương, vỗ về. Ôm con, thơm con, không chỉ yêu con bằng lời nói, sử dụng ngôn ngữ cử chỉ yêu thương cũng là một cách làm tăng hiệu quả giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.

Học cách động viên, khích lệ con.

Luôn tự nhủ rằng, để học được một điều gì đó, người lớn cũng cần một thời gian mới có thể lĩnh hội được. Trẻ con lại càng vậy. Bạn hãy tự nhắc nhở mình nên nhìn vào cả quá trình học tập của con, thay vì chỉ nhìn 1 giai đoạn ngắn hay quá mong chờ vào kết quả. Luôn động viên, khích lệ con sẽ cho trẻ sự tự tin và động lực để phát triển lành mạnh.

Thái độ lạc quan, vui vẻ và cởi mở.

Cha mẹ tường hòa, bình an, con sẽ tích cực, tự tin. Cha mẹ luôn là tấm gương và con cái là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ. Cách tốt nhất để có thể làm bạn đồng hành cùng con, giao tiếp hiệu quả với con là cha mẹ tu dưỡng chính mình. Sống theo nguyên lý tốt đẹp, chân thật, thiện tâm và nhẫn nại. Chắc chắn, bạn sẽ mang lại cuộc sống và tương lai tươi sáng cho con mình.

Hi vọng, bài viết đã giới thiệu cho bạn một cách nhìn nhận về nghệ thuật nói chuyện với con. Hãy chia sẻ cách của bạn nhé!

Chúc bạn thành công!

Theo bebot.vn

Xem thêm:

4 hành động ba mẹ luôn nghĩ là tốt cho con nhưng lại khiến trẻ ám ảnh đến khi trưởng thành

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*