CÁCH LÀM GIẢM ĐAU ĐẦU KHI MANG THAI HIỆU QUẢ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Thị Yến – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Đau đầu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ. Cơn đau đầu kéo dài không chỉ khiến bà bầu khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn về chứng đau đầu khi mang thai và cách giảm đau hiệu quả.

Contents

1. Vì sao mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai?

Cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nồng độ hormone, dẫn đến nhiều triệu chứng trong đó có đau đầu. Đau đầu khi mang thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ là biểu hiện sự thay đổi cơ thể ở người phụ nữ. Trên thực tế hơn 80% mẹ bầu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai và trong số đó thì đến 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các biểu hiện dễ nhận biết như đau nhói đầu, đau một bên kèm theo buồn nôn và nôn.

Một số mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ sẽ thấy tăng cân nhanh chóng do trọng lượng của em bé tăng nhanh, đây là nguyên nhân gây cho quá trình lưu thông máu toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra đau đầu ở mẹ bầu khi mang thai.

Nhiều mẹ bầu có thói quen không tốt như lười uống nước, không ăn uống đúng bữa gây ra tình trạng hạ đường huyết gây đau đầu khi mang thai. Thường xuyên thức khuya, sử dụng các đồ uống có chất kích thích cũng gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ dẫn đến đau đầu.

Môi trường sống của mẹ bầu là một nguyên nhân đau đầu khi mang thai. Cụ thể mẹ bầu sống gần môi trường nhiều tiếng ồn dễ khiến tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, khó ngủ và cảm thấy đau đầu.

Một số phụ nữ chỉ xuất hiện duy nhất tình trạng đau đầu, không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác.Tuy nhiên, không vì thế mà chị em có thể lơ là hiện tượng này vì mẹ bầu ở tuần thứ 24-26 thường có triệu chứng của tiền sản giật là nguyên nhân trực tiếp gây nên các cơn đau đầu khi mang thai. Nếu thấy đau đầu kèm theo những triệu chứng như: sự bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác hay những vấn đề bất thường ở gan, thận thì thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.

Kết quả hình ảnh cho đau đầu khi mang thai
Đau đầu khi mang thai

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

2. Đau đầu khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Các cơn đau đầu nhẹ khi mang thai sẽ đến rồi nhanh chóng biến mất, đặc biệt là khi bà bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh xong. Mẹ bầu không cần quá lo lắng về tình trạng này.

Tuy nhiên nếu tình trạng đau đầu khi mang thai trở nên trầm trọng khiến các mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trong thai kỳ. Các mẹ cần theo dõi cơn đau đầu của mình để biết cách điều trị hiệu quả, cũng như chấm dứt cơn đau sớm nhất. Trong một số trường hợp mẹ bầu bị đau đầu dữ dội khi mang thai có thể là nguồn cơn của một số bệnh nguy hiểm như tiền sản giật ở thai phụ. Đặc biệt là đối với sản phụ ngoài 35 tuổi, cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai.

3. Cách làm giảm cơn đau đầu khi mang thai

  • Ngủ đủ giấc từ 7-10h/ ngày, bởi mẹ bầu cần được ngủ nhiều hơn, đặc biệt là khi bị đau đầu lúc mang thai, tuy nhiên ngủ trưa không nên quá 1 tiếng tránh mệt mỏi vào buổi chiều. Môi trường ngủ cần được yên tĩnh, không bị làm phiền bởi tiếng ồn, hoặc các thiết bị điện tử.
  • Đắp khăn mát khi nghỉ ngơi, ngủ để giảm cơn đau đầu khi mang thai một cách từ từ, hiệu quả.
  • Tắm nước ấm cũng là một cách giảm đau đầu khi mang thai nhanh chóng cho mẹ bầu. Tuy nhiên cần tránh tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.
  • Mẹ bầu cần bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Đây được xem là cách hiệu quả giúp mẹ bầu giảm nhanh chóng cơn đau đầu khi mang thai. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích ăn, mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh bị đói khi mang thai gây hạ đường huyết dẫn đến đau đầu.
  • Mẹ bầu nên uống đủ lượng nước hàng ngày, có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi…cần hạn chế các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai, thịt chế biến sẵn, socola,…
  • Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ giúp cho tinh thần mẹ được thoải mái, giảm tần suất gặp phải các cơn đau đầu trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu biết cách massage đúng cách vùng đầu bị đau, massage vùng vai gáy, gan bàn chân…sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn.
  • Hạn chế các chất kích thích để không căng thẳng thần.kinh và có giấc ngủ ngon hơn, giảm cơn đau đầu hiệu quả.
  • Bổ sung các loại thực phẩm như sữa tươi, anh đào, dậu trắng, khoai tây… giúp giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả hơn. Các thực phẩm giàu sắt như rau chân vịt, mía, bông cải xanh cũng rất tốt cho lưu thông máu lên não, giảm đau đầu.
  • Tập thể dục đều đặn để cơ thể được lưu thông, thoải mái, giảm bớt áp lực cho mẹ bầu khi bị đau đầu. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bộ môn như Yoga, đi bộ, bơi lội, ngồi thiền…cũng đều rất tốt cho sức khỏe.
  • Uống thuốc giảm đau dưới sự chỉ định, khám của bác sĩ sản khoa, bác sĩ chuyên khoa

    4. Khi nào đau đầu khi mang thai trở nên nguy hiểm?

    Khi triệu chứng đau đầu kết hợp với các biểu hiện sau, thì mẹ bầu cần đến bệnh viện để khám cụ thể và có hướng điều trị đúng đắn:

    • Nhức đầu, đau đầu thường xuyên, các cơn đau đầu khi mang thai đột ngột khi mẹ bầu đang ngủ và tình trạng đau đầu không có dấu hiệu thuyên giảm.
    • Sưng bàn chân, bàn tay, khuôn mặt.
    • Đau đầu kèm theo sốt cao, đau cứng cổ, rối loạn thị giác, buồn ngủ, cảm giác tê buốt
    • Đau đầu kèm đau vùng bụng trên, đau vùng dưới xương sườn.
    • Đột ngột tăng cân.
    • Đau cổ, nghẹt mũi, đau răng, mắt mỏi.

    Tóm lại: Khi thấy xuất hiện hiện tượng đau đầu khi mang thai, chị em phụ nữ tuyệt đối không nên chủ quan, cần theo dõi và cải thiện sức khỏe bằng các cách trên. Nếu tình trạng đau đầu diễn ra quá nghiêm trọng, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến gặp bác sỹ ngay để có được hướng điều trị tốt nhất.

    bluecare
    Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare