Mẹo tiêu đờm tại nhà an toàn cho trẻ sơ sinh

Mẹo tiêu đờm tại nhà cho con yêu mà ba mẹ bỉm sữa nào cũng nên nằm lòng.

Đờm họng là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Căn bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bé, và nếu để lâu ngày có thể dẫn tới căn bệnh viêm phổi. Bluecare gửi tới ba mẹ một số mẹo tiêu sạch đờm tại nhà hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Contents

1. Bổ sung đủ lượng chất lỏng cho trẻ sơ sinh

Khi cơ thể bé được bổ sung đủ nước, đờm nhầy ở họng loãng đi. Và bé sẽ dễ dàng loại bỏ chúng ra ngoài thông qua phản xạ ho hoặc hắt xì.

Tuy nhiên nên lưu ý trẻ dưới 6 tháng KHÔNG được uống nước vì có thể gây ngộ độc. Mẹ nên bổ sung chất lỏng cho bé bằng cách tăng số cữ bú, thời gian bú mỗi cữ nhé. Đối với trẻ trên 6 tháng, mẹ có thể cho con uống một chút nước bên cạnh việc bú sữa.

2. Dùng máy tăng độ ẩm trong phòng

Tạo độ ẩm vừa phải trong phòng sẽ giúp đường hô hấp của bé được đủ ẩm. Các đờm nhầy sẽ bị loãng đi giúp bé dễ chịu hơn.

3. Vệ sinh môi trường xung quanh

Các bụi bẩn, nấm mốc, khói thuốc,… có thể khiến mũi của bé bị dị ứng và tắc nghẹt. Mẹ hãy luôn dọn dẹp chăn, ga, gối và đặc biệt là thảm trải sàn nhà – nơi có nhiều bụi bẩn, để đảm bảo hệ hô hấp của con không bị bụi bẩn, vi khuẩn tấn công nhé!

4. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối có tác dụng lành tính đối với trẻ sơ sinh. Không chỉ có tác dụng sát khuẩn mà còn làm đờm nhầy loãng đi, giúp bé dễ dàng tiêu sạch đờm.

Cách thực hiện:

Cách 1: Để bé nằm nghiêng, bơm nước muối vào một bên mũi và để nước muối chảy sang bên mũi còn lại. Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.

                                                     Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Cách 2: Nhỏ 2-3 giọt nước muối nhỏ vào mỗi bên mũi của bé. Bế con thẳng đứng để các dịch đờm chảy ra ngoài. Nếu bé lớn hơn mẹ có thể yêu cầu bé xì mũi nhẹ vào khăn mềm

Cách 3: Mẹ cần đến dụng cụ hút mũi (máy hút mũi, bóng hút cao su, ống hút mũi dây mềm). Sau khi nhỏ 2-3 giọt nước muối làm loãng dịch đờm, mẹ chờ 2-3 phút. Sau đó, nâng đầu bé cao lên một chút để tránh bị sặc và thực hiện hút mũi làm sạch đờm. Lưu ý, các dụng cụ thực hiện cần phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi hút mũi. Không nên dùng chung dụng cụ giữa các bé tránh lây chéo.

Nước muối sinh lý mẹ nên mua ở các hiệu thuốc nhé. Nước muối tự pha tại nhà sẽ KHÔNG đủ chất lượng để rửa mũi cho con.

5. Massage lòng bàn chân 

Massage lòng bàn chân cũng là một cách rất hiệu quả làm sạch đờm cho trẻ.

Mẹ dùng nước gừng ấm để massage huyệt dũng tuyền dưới lòng bàn chân của bé. Vị trí huyệt dũng tuyền nằm dưới ngón chân thứ 2, khi mẹ khum chân bé lại sẽ thấy vị trí đó lõm xuống. Thoa nước gừng ấm lên vị trí đó và day khoảng 30 lần, massage xong mẹ đi tất giữ ấm chân cho con.

                    Massage tại huyệt dũng tuyền có tác dụng giảm ho, tiêu đờm cho bé

Kiên trì làm trong 7 ngày, mỗi ngày 1 lần sẽ giúp bé sạch đờm và nâng cao sức đề kháng cho con.

6. Một số phương pháp khác

Dùng quất và đường phèn

Quất là loại quả chứa rất nhiều vitamin và có tác dụng kháng khuẩn tốt, nên quất có tác dụng trong việc tiêu sạch đờm và điều trị ho. Mẹ thực hiện chế biến quất theo cách sau đây:

Rửa sạch và cắt đôi 2-3 quả quất còn xanh vỏ, cho thêm đường phèn. Hấp cách thuỷ trong khoảng 15 phút.

Để nguội và cho bé dùng 3 lần một ngày và mỗi lần 1 thìa cà phê

Dùng lá húng chanh

Chất Cavaron trong lá húng chanh được chứng minh có tác dụng giảm khò khè, làm sạch đờm. Mẹ thực hiện theo cách sau đây:

  • Bước 1: Lấy một nắm lá húng chanh mang rửa sạch, để ráo và vò nát

  • Bước 2: Đổ 10ml nước sôi vào lá húng chanh đã vò nát và đợi để lá tiết ra tinh dầu. Mẹ cho bé dùng hỗn hợp này 2 lần một ngày là sẽ có hiệu quả nhé

Dùng nước ấm

Nước ấm có công dụng giảm đau rát họng và tiêu sạch đờm, mẹ chỉ cần thay nước uống hàng ngày thành nước ấm là được.

Cách này khá an toàn, hữu hiệu khi có một số bé nhạy cảm với các dược liệu hoặc mẹ cảm thấy không yên tâm với dược liệu tại nhà.

Cho trẻ ăn súp gà, canh gà

Trên thực tế việc kiêng thịt gà khi bị ho đờm là không đúng (chỉ kiêng da gà). Thịt gà giàu kẽm, sắt, protein… nên khi trẻ bị ốm, ho có đờm, mẹ cho bé ăn một bát súp/cháo gà sẽ giúp dưỡng ấm cổ họng, giảm đau rát và tiêu sạch đờm.

Lưu ý, khi nấu nên bỏ da gà vì da gà chứa nhiều mỡ khiến đờm có thể bị đặc hơn và khó khạc ra hơn

Cà rốt

Trong cà rốt có chứa nhiều hợp chất Falcarinol có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và hạn chế triệu chứng của các bệnh về hô hấp. Bổ sung cà rốt vào thực đơn của con sẽ giúp giảm bớt các cơn ho và làm sạch đờm.

Khi bị ho bé thường bị đau họng, cần những món ăn lỏng và mềm nên mẹ có thể nấu món cháo cà rốt thịt bò cho bé ăn. Cà rốt giúp bé bớt ho, tiêu đờm; thịt bò bổ sung sắt và đạm giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Hy vọng những mẹo được Bluecare chia sẻ trên đây sẽ giúp các bé yêu thuyên giảm các triệu chứng. Để an toàn nhất, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ kỹ lưỡng để có phác đồ điều trị. Và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng những mẹo tiêu đờm tại nhà nhé.

Chúc các mẹ và bé yêu luôn vui khoẻ!

Xem thêm:

Vỗ rung long đờm – Phương pháo ba mẹ luôn tìm kiếm

Review top thuốc long đờm cho trẻ được đánh giá tốt nhất hiện nay

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*